1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật lý cho người mới bắt đầu - Quang học

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi RandomWalker, 11/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Vật lý cho người mới bắt đầu - Quang học

    Tớ dự định làm một loạt topic về vật lý, những cái đơn giản thôi, các bác đừng đưa cái cao siêu vào làm gì.

    1. Đố bác nào giải thích được mầu của nền trời lúc hoàng hôn và bình minh.

    ( cho người mới bắt đầu mà, bác nào siêu đừng vào chê nhé )
  2. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ là thế này này ...
    Vào hoàng hôn cũng như bình minh, các tia sáng từ mặt trời đến Trái Đất với một góc rất nghiêng, cho nên phải đi qua một bề dày khí quyển lớn hơn lúc ban ngày. Chúng ta đều biết rằng ánh sáng có 7 màu. Như vậy, sau khi qua một lớp khí quyển dày, chỉ còn lại 3 màu: đỏ, vàng và cam, các màu khác đã bị các hạt trong bầu khí quyển hấp thụ dần.
    3 màu đó còn lại do có những bước sóng lớn nhất nên ít va chạm với các hạt trong không khí (ôxi, nitơ ..) hơn.
    Không biết giải thích vậy nghe hợp lý không ạ ?
  3. nguyenanh1906

    nguyenanh1906 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Cái này cũng kiểu kiểu như cái sau phải không?
    Nếu nhìn một cách tổng thể thì nước biển có màu xanh, nguyên nhân là do cấu trúc phân tử nước ngăn các bước sóng dài và chỉ cho các bước sóng ngắn đi qua // nói chung là vậy. Các ánh sáng xanh thì có bước sóng ngắn nên dễ dàng đi qua được còn các ánh sáng đỏ, vàng, thì có bước sóng dài nên khi ánh nắng mặt trời chiếu xuống biển thì ta nhìn thấy nước biển có màu xanh. Cái này hoàn toàn có thể làm thí nghiệm, nếu ai lấy 1 ống thuỷ tinh dài, trong và đổ nước vào trong đó và nhìn một đầu trong đó chiếu ánh sáng đầu kia thì sẽ thấy toàn là màu xanh.
    Hiện tượng trên không thể nhầm với nước ở biển đỏ, tại nước ở đây có lẫn 1 loại chất tiết ra từ 1 loại cỏ gần đó nên chất này làm cho nước biển có màu đỏ.
  4. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Mình thì thích giải thích hiện tượng màu trời buổi chiều và hoàng hôn theo kiểu cái lăng kính ( hiện tượng tán sắc ánh sáng ) hơn. Nếu có điều kiện, bạn lên độ cao khoảng 8000 feet ( khoảng 3km ) sẽ thấy có cả màu tím
    Đố các bác biết, tại sao buổi trưa mặt trời trông nhỏ hơn là vào lúc hoàng hôn và bình minh ?
  5. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Hi hi muốn leo lên tới độ cao đó phải lên rặng Himalaya cơ, chả còn nơi nào khác trên Trái Đất.
    Về chuyện kích thước mặt trời khác nhau vào bình minh và ban ngày, nhiều người vẫn lầm tưởng rằng đó là do hiện tượng khúc xạ. Thực ra, khúc xạ làm cho mặt trời trông nhỏ hơn vào bình minh và hoàng hôn chứ, do phần dưới mặt trời chịu nhiều khúc xạ hơn phần trên (khác nhau về độ cao).
    Thực ra đó chỉ là một ảo giác. Chúng ta thấy những vật nằm ngay trên đỉnh đầu như gần hơn những vật nằm ở đường chân trời (vậy mặt trời ban trưa gần hơn mặt trời sắp lặn). Bộ óc con người tự động gán cho thứ ở xa một kích thước lớn hơn, cho nên mặt trời sắp lặn tự dưng to ra.
    Nếu các bác không tin cứ thử làm như sau: lần kế tiếp các bác thấy mặt trời lặn, hãy quay lưng lại và cúi đầu xuống để nhìn mặt trời giữa 2 chân. Các bác sẽ thấy mặt trời nhỏ hơn lúc ban trưa.
  6. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Câu đó chỉ đúng cách đây hơn 100 năm, khi con người chưa có dùng máy bay bao giờ thui bác.
    Tớ cho bác xem pic này nhé:
    còn mặt trời buổi chiều và hoàng hôn to hơn bình thường, tớ lại thích dùng nguyên lý huy-ghen để giải thích hơn. ( dĩ nhiên không phải do hiện tượng tâm lý, vì ảnh chụp cũng thấy rõ điều này )
  7. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Tớ đố tiếp nhé
    Tại sao máy bay lại sử dụng ba mầu đèn hiệu xanh da trời, đỏ, và trắng mà không dùng các mầu đèn hiệu khác
  8. nguyenanh1906

    nguyenanh1906 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Có phải là 3 màu ấy khi phát ra thì trong điều kiện thời tiết nào cũng nhìn được 1 trong 3 cái màu đấy phải không --> phát tín hiệu SOS thế nào cũng thấy // he he
  9. vinh_dk

    vinh_dk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    ba màu này dùng để địng vị vị trí 2 máy bay với nhau trên bầu trời
    được phân bố 1 cách có qui luật để cho các máy bay khác nhau có thể biết được vị trì tương đương của máy bay mình đang lái so với máy bay kia.
  10. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Theo ảnh của RandomWalker thì hóa ra tia tím khúc xạ yếu hơn tia đỏ à? Hiện tượng màu trời lúc hoàng hôn và bình minh phải giải thích bằng hiện tượng tán xạ,

Chia sẻ trang này