1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật lý cơ học của VN đi trước thời đại ???

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi NITARID, 17/02/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Các bạn BOX Vậy lý cho lời bình nhé !!!

    http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Vat-ly-co-hoc-cua-ta-di-truoc-thoi-dai/1735216593/189/
    "Có những sai sót trong sách vật lý cơ học. Lý thuyết dạy một đằng nhưng trên thực nghiệm ra kết quả một nẻo". Suốt 46 năm, anh công nhân Nguyễn Văn Thường đã đi qua nhiều viện nghiên cứu, trung tâm khoa học để bảo vệ lý thuyết mới của mình. Cuối cùng, lý thuyết này cũng đã được in vào sách Vật lý 10 dạy riêng cho học sinh giỏi Việt Nam.

    http://www.youtube.com/watch?v=DYx8PoGp_5o&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=n2MW7RrywgE&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=lSkdL8rSeqk&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=RqAkK9ikM0g&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=txlc2W_QgLo&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=LQ7Ke9mLi1U&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=qMRhc0O-fS4&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=Dn_8YMLAFco&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=y2krx_Df1yE&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=w86F6GdmVDs&feature=related
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Cái 'tam giác' mà Bác Thường nghiên cứu, nếu tất cả đều là khớp, trong 'cơ học kết cấu' người ta gọi đó là 'bộ đôi' (nhất là khi tính hệ giàn ta thường thấy nó).
    Nếu là một bộ đôi (tức là tất cả đều là khớp) giáo trình hiện nay không hề sai.

    Bác gì đấy không nghiên cứu có đầu có đũa dễ dẫn tới ngộ nhận khoa học lắm.

    Còn nếu liên kết nối đất là ngàm thì là hệ siêu tĩnh. Tính toán phức tạp hơn. Trong thanh sẽ xuất hiện lực uốn, nén - kéo, cắt.

    Nếu lẫn lộn giữa hai trường hợp sẽ dẫn đến ngộ nhận. Chưa xem rõ vị trí Bác ấy đặt cảm biến đo ứng suất là ở thớ nào của thanh. Đối với thanh chịu uốn, thớ trên và thớ dưới sẽ có 2 kết quả ngược nhau. Nếu thanh chịu uốn thuần tuý, hai thớ ấy có ứng suất bằng nhau và ngược dấu.

    Vi deo nghe không rõ tiếng. Vấn đề Bác Thường đưa ra tôi cũng không hiểu được rõ ràng và tường minh.

    Nhưng nhìn cách trình diễn thí nghiệm của Bác, tôi thấy Bác có vẻ nôn nóng và không tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình của một thí nghiệm. Dễ nhìn thấy các 'vấn đề' trong thí nghiệm của Bác.

    Còn về học lý thuyết. Mọi người yên tâm về cơ học cổ điển. Không còn gì mắc mớ nữa đâu.
  3. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Mình mới xem hết thí nghiệm thứ nhất.
    Trước hết là chưa giáo trình cơ kết cấu nào bảo nối khớp và nối cứng là tương tự nhau cả. Chỉ ở kết cấu dàn, khi các thanh liên kết với nhau ở nút mà nút đó chính là giao điểm của các trục thanh, lúc đó nội lực chủ yếu trong thanh (không kể do trọng lượng bản thân) là lực dọc trục, khi đó nối khớp và nối cứng là gần như nhau (về nội lực của các thanh).

    Thứ 2 mình muốn nói về cái thí nghiệm của bác kia:
    - Về nguyên tắc làm thí nghiệm bác chưa đúng. Không thể đo lực giảm hay tăng ngay trong quá trình hóa cứng khớp cả, vì lúc đó hệ phải chịu tác dụng của ngoại lực, chính là lực tác dụng để hóa cứng khớp ở đỉnh. Đúng phương pháp phải là sau khi đo lực ở trường hợp nối khớp, tháo quả nặng ra cho đồng hồ về 0, hóa cứng khớp, sau đó treo lại quả nặng để đo lực.
    - Cho dù kết quả thế nào, cũng cần phải có chứng minh là các thanh sau khi hóa cứng khớp, được liên kết với nhau sao cho trọng tâm liên kết trùng với đường trục thanh, lúc đó mới có thể có kết quả để so sánh nội lực trong thanh giữa hai trường hợp được.

    Về cơ kết cấu thì mình học từ phổ thông cho đến đại học chưa có thấy một mâu thuẫn nào. Lực trong tay biên vẫn là P/cos@ từ trước tới giờ chưa đổi. Cầu thì cũng làm được cả ba bốn chục cái, chưa thấy cái nào đổ (may mà không làm cầu Cần Thơ :D). Cần phải nói thêm là các bác trên viện cơ với viện vật lý nhà ta thâm lắm, chắc nghiên cứu nhiều cần giải trí nên mới giới thiệu cho bác này chạy mấy vòng đi diễn hài, anh em ai cũng có điều kiện mà giải trí cũng nên :D

    Bác NITAIRID lâu lắm mới thấy xuất hiện, mang cho anh em món ăn tinh thần bổ dưỡng quá :)
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Hài quá, hài quá! :))
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Danggiaothong thử tìm xem sai lầm của Bác Thường trong kết luận: F = P.cos@ xem? [:D]
    Tinh ý sẽ thấy.
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Trong thiết kế hệ giàn, thiết kế theo sơ đồ giàn (khớp và là hệ tĩnh định) thì gọi là thiên về an toàn. Các thanh giàn lúc này sẽ hao tốn nhiều vật liệu hơn, nhưng việc thiết kế sẽ đơn giản hơn.
    Hệ siêu tĩnh, tính toán chọn thanh thì phức tạp hơn nhưng bù lại là tiết kiệm hơn.

    Do vậy khi tính toán giàn với sơ đồ khớp (tĩnh định) nhưng khi thi công, các nút lại được gia công dạng nút cứng (nhiều hàng bu lông hoặc được hàn) sẽ tăng cường thêm khả năng chịu lực và an toàn của công trình (hơn là chế tạo nó theo đúng tính toán - các khớp- vừa phức tạp lại không tận dụng hết khả năng làm việc của vật liệu).
  6. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    =))
    Ai bảo chế tạo dạng khớp là không tận dụng được khả năng chịu lực của vật liệu thế?
    Với các thanh trong hệ khớp, trong thanh chỉ có lực dọc trục, nên tất cả mọi điểm trên mặt cắt ngang đều đạt tới cường độ một cách đồng thời. Còn ở thanh chịu lực phức tạp (uốn + kéo nén, xoắn) thì ứng suất các điểm trên mặt cắt ngang là khác nhau. Do đó thanh bị phá hoại không đồng thời trên mặt cắt ngang.
    Ý bạn bảo khó chế tạo thì tôi công nhận.
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Khóa cứng các khớp sẽ tăng khả năng chịu lực lên đấy.
    Thứ nhất, chiều dài (có lợi cho ổn định của thanh) sẽ giảm còn 1/2.
  8. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Ơ, thế thanh chịu kéo có bị mất ổn định không thế?
    Mà bài toán về ổn định chỉ phải xét đến nếu độ mảnh của thanh (nôm na là tỷ lệ của kích thước mặt cắt ngang với chiều dài) lớn đến một mức độ nhất định thôi nhé!
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Nhất định là bao nhiêu? Nó liên quan tới cả P. Rõ ràng về mặt ổn định kết cấu, khi cứng hóa nút, tăng lên là hoàn toàn đúng đắn.

    Thứ 2: Về độ bền: ứng suất = N/F+(-) M/W Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} s(cho phép)
    Cho tiết diện thanh chịu một mo men nào đó mà giảm được N đáng kể thì có phải là hay không?

    Ví dụ trong bài toán của Bác Thường. Tại sao khi @ -> 0 mà Fn và Fk của Bác ấy =0?
    Vì khi khóa cứng, tác dụng của P lên hệ chỉ gây ra mo men max (ở gối) = P.L mà không có lực dọc trong thanh.

  10. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Bậy tuyệt đối!
    Nếu chưa học bài toán về ổn định thì về học đi, rồi lên đây bàn nhé! Đây chỉ nhắc lại kiến thức cho những người đã biết, chứ không có thời gian đi dạy cho những kẻ chưa biết nhưng ra vẻ biết rồi.
    Thanh không có lực dọc thế khi xét cân bằng nút, lực nào cân bằng với ngoại lực hả chuyên gia về kết cấu??? Viết ra được những câu sai lầm sơ đẳng thế thì chưa nên nêu công thức làm gì. Công thức có thể copy được khắp nơi trên mạng. Nhưng hiểu về kết cấu thì không phải chỉ copy công thức với vài câu diễn giải là hiểu đâu, vĩ nhân ạ!
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Đang nói về độ bền, bắt đầu quay sang ổn định, giờ không biết quay sang gì nữa đây. haizzz

Chia sẻ trang này