1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật lý cơ học của VN đi trước thời đại ???

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi NITARID, 17/02/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SSX100

    SSX100 Guest

    Vừa xem video 1.

    Thực ra vấn đền này rất đơn giản, cái bác gàn tên T này sai rất cơ bản. Đầu tiên bác ta đẩy thanh dưới lên cho anfa nhỏ đi, lực tăng theo đúng lý thuyết. Rồi bác ra vặn ốc xiết khớp quay thì lực kéo nén thanh (đoán thế) qua kim trên 2 đồng hồ giảm, nới lỏng nó tăng, ở khoảng 3:05; Điều này tự nhiên như 1+1 = 2 mà không hiểu sao bác trình bày lắm thế???

    Bác T này sai ở mô hình thí nghiệm và cả phương pháp thí nghiệm chứ lý thuyết nào sai. Thực ra cái sai cơ bản là khớp nối quay hay cứng. Cái cục gạch của bác T này chẳng đáng gọi là mô hình thí nghiệm. Tức là vẫn cái bài của bác từ hồi xửa hồi xưa.

    Vấn đề là lại vấn đề rất đơn giản mà lại đăng trên các tạp chí chuyên nghành uy tín với lại đưa vào giảng dạy cho học sinh giỏi có chết không. Không hiểu sự nghiệp giáo dục nước nhà sẽ đi đến đâu?^:)^^:)^^:)^

    Rồi một việc khác gây ầm ĩ năm ngoái: Luồng ánh sáng lạ xuất hiện, rồi "Thuyết năng lượng" rồi các "nhà khoa học" bó tay!!!=))=))=))

    Nó là cái tơ nhện chứ cái gì mà năng lượng với khoa học (cái vệt sáng dài ấy). Bó tay luôn. Chấm com chấm cả vi en.=))=))=))

    [​IMG]

    http://vtc.vn/2-267644/xa-hoi/xuat-hien-anh-sang-la-o-hn-3-nha-khoa-hoc-vao-cuoc.htm
    http://vtc.vn/308-267321/xa-hoi/doi-song/thuyet-nang-luong-bo-tay-truoc-quang-sang-bi-an-o-hn.htm
  2. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.567
    Đã được thích:
    4.548
    Mới đăng trên báo mạng thôi, mà báo mạng thì miễn bàn rồi. Vụ sách học sinh giỏi là bác í nhận vơ thôi, tác giả là người khác, mà theo bạn fairy tìm hiểu trên kia thì nội dung trong sách cũng chả ăn nhậu gì với đại kiệt tác của bác nì.
  3. SSX100

    SSX100 Guest

  4. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.567
    Đã được thích:
    4.548
    Cho cái này vô đây làm gì nhẩy? 6 điểm là tối đa rồi còn muốn quá 6 chỉ có nước đi du học nhé ;)). Mà đấy là thang điểm bậc (giống kiểu Nga) chứ không phải điểm scale, làm gì có vụ tính trung bình các môn.

    Năm 1896 thì 6 điểm là cao nhất, còn bây giờ 1 điểm là cao nhất nhé [:P]:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Academic_grading_in_Germany
  5. SSX100

    SSX100 Guest

    Hề, nhầm Hà Lan mới dùng hệ 10. Xóa đi nhé.
  6. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Bạn này có sở thích đi bôi nhọ Einstein nhỉ? Coi chừng ít hôm lại mang cái bảng điểm của Edison ra xem thì còn bi đát hơn nhiều :))
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Mà lạc đề nó vừa vừa thôi chứ? Đã có hẳn một topic cho bạn thích nói nhăng nói cuội gì cũng được rồi mà? Hay là Einstein cũng là nhà vật lý Việt Nam vậy???
  7. SSX100

    SSX100 Guest

    Vẫn "bác học" Nguyễn Văn Thường, giờ lại hội thảo/tọa đàm vấn đề cũ. Không rõ đây là hội thứ mấy?

    Liên hiệp Các hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam cùng Báo Khoa học và Đời sống đứng tên. Chết thật, vấn đề vĩ mô tầm cỡ vũ trụ học nên cái tên cũng phải rõ lớn: Người “đi trước thời đại”, “Vật lý cơ học của Việt Nam có đi trước thế giới?”, “Vật lý cơ học của Việt Nam có đi trước thời đại”, không có dấu hỏi đăng ở trang của cái hội giời ơi trên và nhiều nơi khác!

    Tuy nhiên, thành thực mà nói vấn đền này là của các nhà vật lý thì hơi oan, cơ học kết cấu và sức bền vật liệu thì chính xác hơn.

    [​IMG]

    Cái "mô hình thí nghiệm" trên trông quen quen.

    Vấn đề cũ từ năm 1968:
    Theo ông Thường, ngay cả trong xây dựng nhà cửa, cầu cống, khi góc anpha giảm tới 0, lực kéo nén các thanh sẽ tiến tới 0, bù lại lực uốn tiến đến cực đại bằng P, trong khi giáo trình lại dạy rằng lực kéo nén tiến đến vô cùng và không có uốn. “Đây là một trong những nguyên nhân chính gây đến sập đổ cầu cống, nhà cửa mà không tìm ra nguyên nhân” – ông Thường khẳng định.

    Các nhà vật lý giúp dứt điểm cái vấn đề cũ rích này cái nhỉ, nhất là các bạn trẻ như werty!!!=))

    Nếu thấy khó quá thì có gợi ý nho nhỏ: thế nào là 1 khớp quay của thanh!!! (chỉ có lực dọc thanh kéo/nén). Mô hình của bác T có đúng là khớp quay không? hay đã thành hệ siêu tĩnh? Không một nhà vĩ đại nào chịu hạ mình vẽ lấy 1 cái hình đơn giản!!!=))

    Còn vấn đề to qui mô vũ trụ dành cho các trưởng lão: sẽ có một cuộc cách mạng trong cơ học cổ điển và nhiều nguyên lý cơ học mang tên Việt Nam? vật lý nước nhà đi trước thời đại? (xin đặt thêm dấu hỏi vào cái hội cuồng ở trên).

    http://husta.org.vn/Husta.aspx?Module=News&Id=309
    http://www.khoahoc.com.vn/sukien/su-kien/31638_Vat-ly-co-hoc-cua-ta-di-truoc-thoi-dai.aspx
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Nếu nhận định của các GS Việt Nam về công trình của bác Thường như trong bài báo này thì tớ và nhiều bác trong topic này phải xem lại mình nhé.
    Chả hiểu thế là thế nào nữa
    ----------------------------
    Việt Nam có sáng kiến Vật lý đi trước thế giới?
    (Dân trí) - Một phát minh mới của ông Nguyễn Văn Thường (Hội Vật lý Việt Nam) cho biết lý thuyết cơ học đang dạy cho học sinh phổ thông, sinh viên ĐH, CĐ có những điểm chưa chuẩn xác, là nguyên nhân đưa ra những tính toán sai lầm, làm sập đổ nhà cửa, cầu cống…
    Ngày 31/3, tại Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, báo Khoa học & đời sống đã tổ chức cuộc tọa đàm “Vật lý cơ học của Việt Nam có đi trước thế giới?”. Đây là cuộc tọa đàm nhằm làm rõ những phát hiện của ông Nguyễn Văn Thường (Hội Vật lý Việt Nam) xung quanh lý thuyết cơ học.

    Sáng kiến vĩ đại của anh công nhân
    Ông Nguyễn Văn Thường trước kia là một công nhân Nhà máy Dệt len Mùa Đông (Hà Nội). Năm 1965, ông được cử đi học ĐH Bách khoa với mục đích sau này trở về theo dõi phần kỹ thuật của nhà máy.
    Sẵn niềm đam mê nghiên cứu khoa học và được đào tạo nghiên cứu chuyên sâu ở bậc đại học, ông Thường nhận thấy giữa hoạt động thực tế của máy móc tại đơn vị mình với lý thuyết cơ học được dạy ở trường trái ngược nhau nên quyết khám phá.
    Say mê khám phá về khoa học Vật lý, sau 46 năm nghiên cứu, ông Nguyễn Văn Thường đã phát hiện ra các lực chỉ độc lập với nhau khi chúng vuông góc với nhau. Từ phát hiện này ông nâng lên thành Nguyên lý độc lập VN được in vào sách Cơ học 1 (Bộ GD-ĐT) dạy cho học sinh trung học phổ thông từ năm 2009.
    Ông Thường giải thích: “Cách giải mới theo nguyên lý độc lập mà GS Tô Giang biên soạn sẽ làm hàng vạn bài toán phải được giảng giải lại với kết quả ngược nhau 180 độ. Chẳng hạn, với bài toán “biên maniven”, lực dọc biên F = P.cos (anpha), trong khi nếu giải theo sách phổ thông và ĐH hiện nay thì F = P/cos (anpha) nhưng công thức P.cos (anpha) lại được thực nghiệm chứng minh là đúng”.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Văn Thường đang trình bày sáng kiến của mình trước các nhà khoa học.
    Ông Nguyễn Văn Thường khẳng định: “Trong khi các giáo trình của ta đang dạy rằng, lực kéo nén tiến đến vô cùng và không có uốn thì thực tế, theo nghiên cứu của tôi, lực uốn vẫn xảy ra. Các vụ sập đổ nhà cửa, cầu cống, lật cần cẩu mà tôi quan sát đều do lực uốn gây ra. Rất nhiều công trình khi xảy ra tai nạn người ta không rõ nguyên nhân vì đã tính toán rất chuẩn theo lý thuyết nhưng dựa vào lý thuyết của tôi thì lý giải được ngay: đó là do lực uốn chúng ta đã bỏ qua, không tính đến. Ngược lại, những công trình còn đứng vững là do ta áp dụng hệ số an toàn cao (bằng 2,5 - có nghĩa đáng xây một cây cầu thì đã thành xây 2 cầu nên không sụp đổ nhưng lại tốn kém).
    Nếu áp dụng lý thuyết của tôi thì cầu cống vừa an toàn, vừa tiết kiệm tới 20% nguyên vật liệu. Tôi rất mừng là mới đây sách THPT đã đưa những phát hiện này vào giảng dạy nhưng ở bậc đại học và cao học thì chưa. Tôi chỉ có mong muốn duy nhất là nghiên cứu này nếu đúng phải được công nhận, được áp dụng để giảm các tai nạn thương tâm - ông Thường cho hay.
    Các nhà khoa học Việt Nam công nhận sáng kiến của “anh công nhân”
    Tại buổi tọa đàm, GS. Vũ Quang - chuyên viên Viện Khoa học giáo dục, Bộ GD-ĐT kể: “Tôi gặp ông Nguyễn Văn Thường vào năm 1988 rất tình cờ. Năm đó ông Thường có phát hiện ra những sai sót trong sách giáo khoa và đã lên gặp lãnh đạo của Bộ Giáo dục (lúc này Bộ Đại học và Bộ Giáo dục chưa hợp nhất). Lãnh đạo Bộ có gửi công văn nhận định cho Viện KHGD, rồi viện lại chuyển cho bộ môn Vật lý, chúng tôi xem thực nghiệm của ông Thường thì đồng ý ngay. Đích thân tôi đã dẫn ông Thường đến nhà cụ ****** Như Kon Tum, nguyên hiệu trưởng trường ĐHTH, cụ nói: "Hay quá!” và đích thân cụ đạp xe đến chỗ GS.VS Nguyễn Văn Hiệu, Viện trưởng Viện KHVN để giới thiệu. Ngay lập tức ông Hiệu tổ chức luôn 2 cuộc hội thảo để đánh giá hiệu quả kinh tế của đề tài. Về ý kiến của riêng tôi, thí nghiệm của ông Thường có tính chất thuyết phục, phù hợp điều chúng tôi suy nghĩ trước đó. Đúng là liên kết cứng và động hoàn toàn khác nhau. Về các công thức tính của ông Thường nên để các nhà cơ học phát biểu thêm".

    [​IMG]
    PGS.TS Phạm Bích San: “Nếu nghiên cứu của ông Thường được khẳng định sẽ mang lại lợi ích cực kỳ lớn”.
    Theo ông Tô Giang- chuyên viên Viện Khoa học VN, Bộ GD-ĐT: Sách giáo khoa vật lý của ta cách đây hơn 20 năm dựa trên sách giáo khoa của Liên Xô (cũ) là chủ yếu. Về phần cơ học lớp 10 có một vài điểm sai, ví như phép phân tích lực là phép làm ngược lại của tổng hợp lực hay quan niệm liên kết chặt không khác gì liên kết bằng bản lề trong các kết cấu gồm các thanh cứng. Ông Thường phát hiện ra những sai sót này đã đến tận nhà tôi làm thí nghiệm và tôi cũng công nhận đúng. Khi làm sách giáo khoa lớp 10 năm 1990 và tài liệu giáo khoa thí điểm ban khoa học kỹ thuật năm 1994 tôi đã tham khảo thêm được một số sách của Pháp, Mỹ nên tôi đã loại bỏ ví dụ về liên kết chặt. Theo tôi thì thế giới đã biết vấn đề này mặc dù họ không có phát hiện như ông Thường nhưng họ đã tránh các lỗi sai bằng phép chiếu lực lên hai trục dọc tọa độ. Nói gì thì nói, tôi phục ông Thường ở chỗ, ông đã làm thực nghiệm để tìm ra cái sai trong quan niệm cũ về liên kết và phân tích lực, điều đó rất đáng ghi nhận”.
    PGS.TS Phạm Bích San - giám đốc văn phòng tư vấn phản biện các vấn đề xã hội- Hội Liên hiệp Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho biết: “Đây là vấn đề khoa học được Liên hiệp các hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam rất quan tâm song chúng tôi chưa đủ chuyên môn thẩm định nên chưa khẳng định được. Chúng tôi mong muốn nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí uy tín trên thế giới. Muốn vậy tác giả nên viết thành công trình khoa học, đăng trên tạp chí uy tín thế giới, có hội đồng thẩm định độc lập. Nếu nghiên cứu của ông Thường được khẳng định tôi nghĩ rằng nó sẽ mang lại lợi ích cực kỳ lớn, đặc biệt là tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trong xây dựng cũng như đảm bảo an toàn cho hàng loạt công trình”.

    http://dantri.com.vn/c25/s25-469601/viet-nam-co-sang-kien-vat-ly-di-truoc-the-gioi.htm

    ------------------------



    Tớ tốt nghiệp phổ thông từ 1999, tớ tưởng cái này là phải biết chứ. Hóa ra là tớ còn đi trước thời đại đến 10 năm vì giờ học sinh PT mới chính thức được dạy !!!

  9. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.567
    Đã được thích:
    4.548
    Vẫn là kiểu chê tế nhị: "giỏi thì đi đăng báo quốc tế đi rồi về đây tớ mới tiếp", như kiểu phản biện bác Bùi Minh Trí ngày xưa ấy mà. Những hội nghị vô bổ kiểu này thường là do các sáng tác gia lobby được một cụ nào đấy, từ đó mới đề xuất sang các viện/hội bắt phải tổ chức. Các viện/hội làm mấy cái này cũng khó xử phải biết, khen thì bị thiên hạ chửi, mà chê thì bị các cụ đì, dĩ hoà vi quý là tốt nhất: "kiến thức quá tầm hội nghị, đề nghị gửi đăng báo nước ngoài" ^:)^
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đây là thái độ tớ cực kì ghét, kiểu như không đáng cho ông phải phản biện. Nó tạo các hiệu ứng không tốt: với dân chúng thì ảo tưởng về khoa học việt nam (hay là các bác đang muốn vậy), với những người hiểu được thì thấy bực mình, vì các bác nhận lương nhà nước để làm cái gì khi bàng quang với sự đúng sai của khoa học (ví dụ như tớ).

    Không hiểu rõ báo có bỏ đi các ý kiến phản bác mà chỉ đăng các ý kiến kiểu xã giao nói cho qua chuyện như trên hay không.

Chia sẻ trang này