1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VẬT LÝ ỨNG DỤNG, NHỮNG MẸO NHỎ TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY....

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi moilentinh, 16/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. moilentinh

    moilentinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    VẬT LÝ ỨNG DỤNG, NHỮNG MẸO NHỎ TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY....

    Vào Box Vât lý thấy có nhiều bác có nội công thâm hậu, em thấy trong lòng ngưỡng mộ. Nhân đây em mong các bác chung sức cùng em xây dựng topic này thật rôm rả. Vật lý có những ứng dụng rất thực tiễn trong cuộc sống, có nhiều người đã áp dụng nhưng không hiểu vì sao, có người thì chưa biết. Hy vọng topic này mang lại một cái gì đó cho các bạn:

    Luộc trứng

    Một ví dụ hết sức kinh điển, luộc trứng ở những nơi cao trứng không chín được vì nhiệt độ sôi không phải là 100oC (còn vì sao không phải là 100 thì em...quên rôi, cũng đã lâu không sờ đến vật lý, bác nào chỉ lại hộ cái, hình như liên quan đến áp suất thì phải...).

    Ứng dụng: ta cho thêm ít muối vào làm tăng d nuoc luoc trung len, tang nhiet do soi lên (có được không các bác, đây là em nghĩ ra chứ chẳng qua sách báo nào cả, thêm nữa em cũng chưa hiểu vì sao nhiệt độ sôi lai tăng lên, quên rồi, hình như lại áp suất thì phải ). Suy rộng ra, nếu muốn luộc kỹ bất kỳ món ăn gì cứ cho thêm tẹo muối.

    Có những thứ em cũng chưa hiểu hết, hoặc hiểu sai, hoặc ứng dụng sai. Có gì các bác cứ góp ý. Mong đợi những ứng dụng nho nhỏ của các bác giúp cho cuộc sống chúng ta vật lý hơn.
  2. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Bạn đã có ý tưởng rất hay. Tôi xin tham gia một chút.
    Bình thường trên bề mặt chất lỏng liên tục xảy ra hiện tượng hóa hơi dù ở nhiệt độ nào. Phân tử chất lỏng trên bề mặt nhận năng lượng từ môi trường xung quanh và bứt phá khỏi khối chất lỏng, bay lên. Ngưng tụ là quá trình ngược lại. Trong trường hợp áp suất khí trên bề mặt bằng với trị số áp suất hơi bão hòa thì quá trình bốc hơi và ngưng tụ cân bằng nhau ( hiện tượng trời nồm là một ví dụ ). Khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi bão hòa cũng tăng và ngược lại.
    Quay trở lại hiên tượng sôi. Sôi là hiện tượng hóa hơi trong lòng khối chất lỏng. Mỗi một chất lỏng có một điểm sôi tương ứng với một áp suất nhất định. Áp suất càng cao thì nhiệt độ sôi càng cao. Điều này giống như khi trói bạn không chặt với một sợi dây thì bạn dễ dàng vùng thoát nhưng nếu trói chặt hơn thì bạn phải tốn nhiều sức lực hơn để thoát. Nhiệt độ sôi còn phụ thuộc vào bản thân chất lỏng ( là nước hay là dầu vv...). Hiện tượng giảm áp trong tàu vũ trụ là một ví dụ kinh điển. Bình thường dưới áp suất khí quyển, điểm sôi của máu lớn hơn 100 độ C. Tuy nhiên nếu sự cố rò rỉ xảy ra, áp suất trong tàu sẽ giảm đến một mức mà ở 37 độ C máu bắt đầu sôi, các bong bóng khí xuất hiện trong mạch máu gây tắc mạch dẫn đến tử vong cho phi hành gia.
    Nếu tôi nhớ không nhầm ngày xưa hồi bé học về độ C thì người ta lấy mốc 0 độ C là nhiệt độ bắt đầu đóng băng của nước nguyên chất tại áp suất 1 at. 100 độ C là nhiệt độ xảy ra hiện tượng sôi của nước nguyên chất. Lên núi cao, áp suất giảm nên khi đun nước chưa đến 100 độ C nước đã sôi, trứng không chín, có đun mãi cũng chỉ tốn nước mà thôi.
    Còn việc bạn cho muối vào nước thì khá hay . Đấy là tính chất tăng nhiệt độ sôi và giảm nhiệt độ đông đặc của dung dịch so với dung môi ( hình như là kiến thức hóa học lớp 10 thì phải ). Bây giờ tôi mới biết cái mẹo ấy đấy. Có nghĩa là lần sau nếu lên núi du lịch tôi có thể vứt cái nồi áp suất nặng nề kồng kềnh ở nhà mà chỉ cần mang một gói muối theo thôi nhỉ. Nhất cử lưỡng tiện. Luộc trứng xong lại có muối để chấm nữa chứ.
  3. moilentinh

    moilentinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Thanks bác Gia nhiều lắm, không chỉ hiểu 1 vấn đề nhỏ mà bác đã tổng quát được một khoảng rat khai quát. Tuy nhiên, cho em gợi ý nho nhỏ, khi giải thích em rất mong đợi việc đưa ra những công thức hoặc hình minh hoạ, dễ hiểu hơn và có khả năng truyền đạt cao hơn. Bác đồng ý nhé.
    Anh em nào có ứng dụng nào hay thì vào đây chia sẻ đi, chẳng cần cao siêu gì đâu, chỉ cần những ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày xung quanh ta thôi mà. Mà bạn nào có thời gian thì cũng có thể post bài từ các quyển sách vật lý vui, hoặc vật lý ứng dụng lên cũng được, miễn là phải đơn giản và dễ hiểu. Thanks nhiều
  4. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Đúng là lên cao thì áp suất giảm và dẫn tới nhiệt độ sôi của nước cũng giảm thật, nhưng có bác nào đã luộc trứng không chín khi ở trên núi của VN chưa? Kể cả "nóc nhà Đông dương" (đỉnh Phan xi păng) cũng ok mà!
    Thêm ý nữa, nếu bạn định cho tý muối vào món luộc (thịt luộc chẳng hạn) để cho chín kỹ thì chắc cũng phải xem xét lại! Nếu chỉ 1 nhúm nhỏ muối thì nhiệt độ sôi của nước thay đổi không đáng kể (coi bằng 0). Muốn thay đổi đủ để "luộc kỹ" thì có lẽ nó sẽ là món "thịt luộc -kho" đấy!
    Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của lượng muối (ăn) đến nhiệt độ sôi của nước rất đơn giản - các bạn có thể tự kiểm chứng!
    WJT.
    Được wjt sửa chữa / chuyển vào 18:20 ngày 19/04/2006

Chia sẻ trang này