1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật lý và quân sự

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi falke_c, 05/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. falke_c

    falke_c Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    bác không quên chuyện chân không, nhưng chẳng liên quan gì đến bảo toàn Drehimpuls cả, nếu thích thì tra lại Experimentalphysik đi!!! tớ chẳng hiểu RW học ngành gì, nhưng phát biểu hơi bừa bãi. Tớ không khẳng định cái gì cũng biết, nhất là về chuyện súng đạn, chuyện này tớ đã nói ngay từ đầu!!! Nhưng cãi nhau về kỹ thuật không thể theo cảm tính được(ít ra là cố gắng như thế).
    Chuyện dùng ANSYS tính Eigenfrequenz chẳng có gì ghê gớm, tớ cũng tinh cho các loại Sénsor của tớ, kết quả cũng thường thôi, cái trang Web RW đưa ra chưa là cái gì phải làm tớ phải phục cả.
  2. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    to bác falke_c : em không nói bác hoàn toàn sai, em chỉ lưu ý bác rằng bác không thể chỉ xét hệ cánh quạt - trực thăng được, với lý do rằng cánh quạt - trực thăng hoàn toàn không phải hệ kín.
    Em chứng minh: giả thiết đặt trực thăng trong môi trường không có không khí, lúc này cánh quạt đuôi sẽ vô tác dụng. Đồng thời, trực thăng không nâng được lên khỏi mặt đất- Giữa càng trực thăng và mặt đất xuất hiện lực ma sát trượt. Lực này tỷ lệ với khối lượng của trực thăng và ngược chiều lại với chuyển động quay quanh khối tâm của trực thăng.
    Như vậy trong hệ xuất hiện một yếu tố mới, và bác ko thể không xét đến yếu tố mới này.
  3. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Ma sát trượt chỉ xuất hiện khi trực thăng bị quay đi. Còn trong trường hợp trực thăng vẫn đứng yên, gọi là ma sát nghỉ.
    Vẫn chưa hiểu "yếu tố mới" mà RW định nói là yếu tố gì? Và RW vẫn chưa công nhận định luật bảo tòan động lượng là hệ quả của 3 định luật Newton???
  4. falke_c

    falke_c Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    chứng minh của RW đúng thôi, không phản đối !!!
    Nhưng như thế là ông nói gà, bà nói vịt, hoặc là hiểu không đúng về hệ kín!!!
    thứ nhất: khi RW đưa ra ví dụ trực thăng và quạt điện (trang 16 thì phải) thì tớ mới nói rằng trực thăng trên không là 1 hệ kín !!! để phân biệt với cái quạt trên bàn (lúc ấy tớ không nghĩ đến cái quạt trần). Trong ví dụ về bánh xe đạp tớ cũng nói là ngồi lên cái ghế quay được, chứ không phải ghế nào cũng ngồi. Nó có lý do về Entkopplung cả đấy.
    thứ 2: thế nào là hệ kín??? 1 hệ không chịu tác động của bên ngoài (môi trường xung quanh nó) được coi là hệ kín!!! Nhưng 1 hệ như thế khó kiếm và không cần thiết, nên trong thực tế người ta giới hạn định nghĩa hệ kín vào cái đại lượng cần quan tâm mà thôi, ví dụ Moment động lượng (Drehimpuls), nôm na như cái rá vo gạo kín với gạo, nhưng không kín với nước. Với Moment động lượng thì người ta phát biểu thế này: đối với Moment động lượng 1 hệ được coi là kín nếu không có Drehmoment (moment quay) từ bên ngoài tác động vào nó. Xét như thế thì trực thăng trên không được coi là 1 hệ kín.
    1 viên đạn rời khỏi nòng súng có phải là 1 hệ kín không??? gió thổi ngang có thể làm nó bay lệch với trục ban đầu (lúc rời nòng) nhưng có làm nó quay nhanh lên hay chậm đi được không???
  5. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Hệ kín là hệ không tương tác với môi trường bên ngoài, chứ không phải chỉ không chịu tác động của bên ngoài.Hệ luôn có sự trao đổi nhiệt với bên ngoài - dẫn đến trao đổi năng lượng, mà năng lượng thì trong hệ tự chuyển hoá lẫn nhau.
    Dễ thấy : sự tự quay của trực thăng ( khi đã có cánh quạt đuôi ) trên không khí vẫn xảy ra, khi trực thăng đi vào vùng không khí loãng, hoặc không khí không ổn định - nguyên nhân chính làm rơi trực thăng.
    Một cái dễ thấy hơn nữa: khối lượng trực thăng luôn giảm bởi lượng nhiên liệu tiêu thụ, chuyển hoá thành công hữu ích làm quay cánh quạt, thành nhiệt làm trực thăng nóng lên, và thành khí thải. Một hệ đã không "kín" về khối lượng thì ứ kín về cái gì nữa, bác nhỉ ?
  6. falke_c

    falke_c Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    đúng đấy chuyên gia RW ạ, nhưng nên đọc lại cái định nghĩa giới hạn đi, trực thăng cứ việc trao đổi nhiệt và các thứ linh tinh... nhưng Drehimpuls của nó bị ảnh hưởng như thế nào??? vả lại người ta nói rằng "coi là" nhé, nếu không thì phải đọc lại vật lý thôi, kín tổng quát và kín từng phần nhé!!!
    Đồng ý với RW từ 3 công thức vật lý để ra được 1 sản phẩm cần rất nhiều điều kiện biên, nhưng không có 3 công thức đơn giản làm khung thì điều kiện biên chẳng để làm gì. Bây giờ đi có việc, chiều về tán phét tiếp để xem định luật 3 của Newton có bảo toàn hay không.
  7. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Vật lý và quân sự

    Tạm thời em chưa nghĩ ra tên nào, đặt tạm tên này, trước là để move hết bài ko liên quan bên Súng và đạn của em sang bên này, sau là để phát triển thêm các vấn đề thuộc về nguyên lý.
  8. falke_c

    falke_c Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Nào thôi, tán phét nốt đợt cuối với chuyên gia RW. Nếu chuyên gia RW dùng định nghĩa hệ kín lý tưởng (hay là tổng quát) như trên, thì chuyên gia chẳng cần phải chứng minh cái đếch gì cả, chỉ cần cái định nghĩa là đủ, bởi vì khi cánh quạt quay, cánh quạt đập vào không khí, thế là tương tác rồi, thế là không kín rồi, không việc gì phải dẫn chân không, khối lượng ...v...v...mà cũng chẳng có đếch gì là kín kể cả trên vũ trụ (hoặc là bị tia cực tím, radio chiếu vào...)
    giờ chuyển sang vấn đề 3 định luật của Newton, đây mới nguyên nhân dẫn đến cãi nhau nào tương tác, nào bảo toàn động lượng, nào trực thăng, xe đạp, mèo ...
    ai cũng biết :lực F=m.a (1) định luật 2 của newton thì phải.
    Đây là trường hợp đặc biệt, m không đổi thì mới viết như thế. 1 cái trực thăng, máy bay phản lực, tên lửa khi bay thì m giảm theo thời gian nên không dùng m trong công thức mà dùng dm.
    phương trình của động lượng P thì viết: P=m.v (2)
    gia tốc a thì viết : a=dv/dt (3)
    thay (3) vào (1):F=m.dv/dt=dp/dt (4)
    như vậy lực F là đạo hàm bậc nhất của động lượng (impuls) theo thời gian.
    Định luật 3 của Newton: lực = phản lực (hay là actio=reactio gì gì đấy), gọi lực là F1, phản lực là F2, viết thành phương trình: F1 = -F2
    chuyển vế : F1 + F2 = 0 (5)
    thay (4) vào (5) : dp1/dt + dp2/dt = d(p1+p2)/dt = 0
    đạo hàm bậc nhất của (p1+p2)=0 thì (p1+p2) = không đổi, không đổi có là bảo toàn hay không, xin mời các chuyên gia phán
    Lạ cái các chuyên gia cãi nhau, người bảo phải dùng bảo toàn động lượng, người bảo tương tác lời qua tiếng lại mà chẳng ai hạ cố viết vài dòng cho thiên hạ tham khảo.
    Tự nhiên tách ra khỏi súng đạn mất hết cả mạch
  9. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Em dương một cãi bẫy nhỏ, bác falke động vào, thế là bẫy sập. Giờ em đi lượm mồi
    Định nghĩa như trên không phải em nghĩ ra. Nhà bác có gần bibo nào không, em ghi cho bác tên sách, số trang, bác vào bibo tìm rồi tự đọc
    Báo cáo bác, trong trường hợp này, ta phải xét một khoảng thời gian đủ nhỏ dt nào đó, và coi rằng trong khoảng thời gian này, vật là không đổi về khối lượng, hoặc có thể coi trong khoảng thời gian này, hệ là kín ( coi thôi nhé bác ), sau đó thì ....
    Nếu xét hệ dọc theo thời gian cũng không dùng dm mà phải dùng M - dm(t,... ) , trong đó M là khối lượng ban đầu của hệ, dm là khối lượng giảm của hệ , thay đổi theo thời gian, có thể coi là một hàm với biến số thời gian. Ngoài biến thời gian, hệ còn phụ thuộc một số bậc tự do nữa nhưng ta tạm thời chưa viết ở đây , viết ra thì dài lắm.
  10. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Khi đã coi hệ là kín, bác có thể viết được như thế này, nhưng tuyệt đối không thể nói " theo định luật 3 newton ", và phủ nhận mọi định luật bảo toàn. Khi đã nói " theo định luật a, b,c ... " thì nghĩa là phải đúng cái định luật ấy áp dụng ngay vào, chứ ko phải chứng minh thêm mấy dòng nữa ...v..v... Chính vì bác ấy nói mập mờ như vậy, và thậm chí còn chốt hạ " không có bảo toàn gì hết " nên em mới cho rằng, bác ý không hiểu gì. Trong cơ học cổ điển, trưng định luật newton ra không sai, nhưng cái sai là cái nào cũng trưng định luật newton.
    Chẳng hạn toán cấp 2, nếu theo tư duy của bác kien, thì bài nào cũng có thể chứng minh đơn giản : theo tiên đề .. ( gì nhỉ ? Ơ clit à ? ) ta có ... .
    Nghĩa là có một số cái nó là nguyên lý, và từ cái nguyên lý đó người ta xây dựng ra một hệ thống lý thuyết để mình dùng. Khi dùng, mình ko thể nói ra cái nguyên lý, mà phải nói qua các luận điểm trong lý thuyết thì người nghe mới hiểu ý mình nói đến gì.
    Nếu chỉ phát biểu theo nguyên lý cơ bản thì khoa học quả là đơn giản, các bác có thể biên soạn " tự học vật lý trong 21 giờ " hoặc " cơ lượng tử cho người bắt đầu " , bán kiếm tiền. Nhỉ.

Chia sẻ trang này