1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật lý và Võ thuật

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi aikijujitsuhcmc, 17/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. aikijujitsuhcmc

    aikijujitsuhcmc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Vật lý và Võ thuật

    Nhân dịp mod M. đưa loạt bài viết về âm nhạc và võ thuật, tôi cũng xin mở 1 topic mới - theo tôi cũng không kém phần thú vị - Vật lý và võ thuật.
    http://ffden-2.phys.uaf.edu/102spring2004_Web_projects/craig_lewis/index.htm
    Đây là link của 1 bài viết hay nói về bản chất vật lý của các môn võ.
    Nói chung tất cả cũng chỉ nằm trong 3 định luật vật lý của Newton và 1 số nguyên tắc: cánh tay đòn của đòn bẩy, lực ly tâm, quán tính v.v.v.
    Theo tôi, nếu loại bỏ các yếu tố hoang đường về nội công, khí công v.v.v. thì mục đích cuối cùng của các phương pháp tập luyện là làm cho cơ thể chúng ta đạt được sự vận hành tối ưu theo các định luật vật lý trên.
    Hiện nay 1 số trường phái lớn ở Nga đi theo hướng vật lý - sinh lý này. Họ không chú trọng vào việc tập các chiêu thức mà là phương pháp tiếp cận vấn đề để người luyện tập có thể phát huy tối đa hiệu quả trong chiến đấu trên cơ sở vận dụng các kiến thức vật lý nói trên.
    Tôi nghĩ đây cũng là một chủ đề hay đáng để thảo luận. Hy vọng các bạn cùng hưởng ứng.

  2. GiaReBatNgo

    GiaReBatNgo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/03/2007
    Bài viết:
    1.609
    Đã được thích:
    0
    Trang của bác đưa toàn tiếng Anh không à hehe bác đưa ra ý kiến cụ thể bằng tiếng Việt đi.
  3. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Để hiểu rõ hơn, tôi có đường link sau:
    http://www.youtube.com/watch?v=Uuq50cDfrTs
    Trong đoạn phim ngắn vừa rồi, các bạn có thể thấy nguyên tắc vật lý "MƯỢN LỰC" được quán triệt sử dụng. Nói cách khác, mọi đòn đánh của đối thủ sẽ dược "dẫn dắt" theo hướng của chuyển động, ứng với câu BỎ MÌNH THEO NGƯỜI để rồi khi đã dẫn hết đoạn đường thì đột ngột thay đổi. Đó chính là sự khác biệt lớn nhất giữa Cương và Nhu.
    http://www.youtube.com/watch?v=I5V29RB1LHg&NR=1
    http://www.youtube.com/watch?v=L__UQkPeICI&mode=related&search=
    Nguyên tắc ĐÒN BẨY được áp dụng nhiều trong các môn vật, cầm nã,...
    Nguyên tắc QUÁN TÍNH và LỰC LY TÂM được áp dụng trong các môn võ Nhật như các hệ phái Jiujitsu.
    Còn nhiều nữa, mời mọi người tiếp tục.
  4. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Đặc biệt NGUYÊN TẮC VẬT LÝ hoàn toàn bị phá vỡ trong đoạn phim sau:
    http://www.youtube.com/watch?v=W9QHxMfYGEs&NR=1
    Đây là thước phim ghi lại về năng lực cách không (khác với các nguyên tắc vật lý), tham gia thử nghiệm có Thái Cực Trần Gia với các võ sĩ và những người tình nguyện thử nghiệm.
    Mọi người thử nói xem, trong thước phim này thì NGUYÊN TẮC VẬT LÝ ở đâu ?
  5. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    ặc ặc ...10 người post comment hết 9 người đã nói đây là trò lừa đảo ..he...he...đó cũng là ý kiến của tui.
  6. emmaulamroi1

    emmaulamroi1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2007
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    có vài thắc mắc muốn hỏi bác :
    1.Tại sao khi cùng đá vào 1 thân cây chẳng hạn,thì có người đau nhiều,người đau ít?
    2.Doping là gì?Tại sao trong thi đấu thể thao,người ta cấm sử dụng doping?
    Lý-Hoá-Sinh mới đầy đủ
  7. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Hè hè! Vật lý chỉ phù hợp với môn... vật lộn thôi.
    Được madeinviet sửa chữa / chuyển vào 16:58 ngày 18/08/2007
  8. aikijujitsuhcmc

    aikijujitsuhcmc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    @ emmaulamroi1 Tôi cũng vừa định viết về định luật 3 Newton thì đọc bài bạn post :)
    Theo định luật 3 Newton nếu ta tác động lực F lên 1 vật thì vật sẽ tác động lại ta lực F1 = F.
    Vậy ứng dụng điều này vào võ thuật thế nào?
    1) Có thể tìm cơ chế tối ưu cho sức mạnh đòn đánh nhờ định luật 3 Newton không?
    Theo tôi có - chúng ta biết chân mạnh hơn tay nhiều - vậy có thể lợi dụng điều này như sau: khi chân tác động lực F xuống mặt đất thì cơ thể sẽ nhận phản lực F1=F. Nếu cơ thể relax giống như vật dẫn lực và có độ xoay quanh trục hợp lý thì hoàn toàn có thể truyền lực này ra tay F2 <F1. Vấn đề F2 bằng bao nhiêu % F1 phụ thuộc vào phương pháp luyện tập.
    Cơ chế: chân-đất-thân người - tay.
    Theo tôi các môn nội gia của Trung Quốc, aikido và nhiều môn võ khác lợi dụng rất tốt cơ chế này. Trong đó độ relax của cơ thể - giống như "kênh" truyền rất quan trọng.
    2) bạn viết về đánh vào cây thì người đau ít người đau nhiều. Đây chính là hệ quả của định luật 3 Newton.
    Phần lớn chúng ta để ý vào đòn đánh tới - nhưng đòn về cũng quan trọng không kém.
    Nếu tìm được tỷ lệ hợp lý lực tới - lực về thì sẽ có được đòn đánh "tối ưu".
    Về yếu tố hóa học tôi cũng có 1 số thông tin thú vị.Nhưng hẹn bạn lần sau.
    Được aikijujitsuhcmc sửa chữa / chuyển vào 16:31 ngày 18/08/2007
    Được aikijujitsuhcmc sửa chữa / chuyển vào 16:32 ngày 18/08/2007
  9. vietnamanhhung

    vietnamanhhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    1. Tại sao khi cùng đá vào 1 thân cây chẳng hạn,thì có người đau nhiều,người đau ít?
    Xin góp ý: Sức chịu đựng mỗi người một khác vì thân thể con người chúng ta mỗi người có thể trạng, mức độ sức khoẻ, tin thần, sự tập luyện chịu đòn khi va chạm không ai giống ai hết nên kẻ đau ít, kẻ đau nhiều.
    Tuy nhiên cũng có thể thằng nào miệng rộng thằng ấy la to nên nó cho bác cảm tưởng là nó đau hơn thằng kia, dù đau như nhau.
    2.Doping là gì?Tại sao trong thi đấu thể thao,người ta cấm sử dụng doping?
    Xin góp ý: Doping là tên gọi chung của các chất kích thích bị cấm trong thi đấu thể thao. Các loại chất này nhìn chung đều có tác dụng đẩy nhanh tốc độ tuần hoàn máu, tăng cường khối lượng máu chảy về tim, làm tăng thể lực cùng sự tập trung cho các vận động viên. Điều này làm mất đi tính công bằng trong thi đấu thể thao, nhưng quan trọng hơn nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của vận động viên bởi các tác dụng phụ.
    Doping có 3 dạng thông dụng là : Doping máu ( tăng cường vận chuyển oxy qua hồng cầu): Như ESP( Erythropoetin), NESP( Darbapoetin)... NESP mạnh gấp 10 lần ESP và có tác dụng trong 10 ngày. Doping cơ (tăng cường sức mạnh của cơ do tăng ường sản sinh hormone). Thường dùng cho các vận động viên điền kinh, xe đạp, cử tạ, vật, Đẩy tạ, bóng đá... Doping thần kinh( ngăn chặn điều khiển và phản hồi cơ bắp tới hệ thần kinh). cơ thể không bắt buộc phải nghỉ khi mệt như quyền anh, võ thuật.
    Thân.
  10. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    Chú mày mới học vật lý... chửa học vật lộn... mà dám mở topic mới... kính văn nể

Chia sẻ trang này