1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật lý và Võ thuật

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi aikijujitsuhcmc, 17/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ DONGBAI !
    Giờ DB nhắc tới mấy dzụ này... Khừa.. khừa.. Để lão M kể mọi người vài chuyệng nghe chơi !... ặc !(?)!...
    Thời học sinh cấp III, lão M và 2 thằng bạn thân thường làm đủ các trò mèo để châm trêu thiên hạ... Trong đó có thằng Điệp là hay làm những trò độc xẹt nhứt ( Tên họ đầy đủ là: Bùi Ngọc Điệp, sinh năm 1968).
    Cho bà con xem chân dung Bùi Ngọc Điệp - Hình mới chụp hôm 12 / 05 / 2007 (Họp lớp sau 20 năm gặp lại):
    [​IMG]
    Các trò của nó thường là:
    1./ Dùng hàm răng cán cái bàn nâng lên - đi qua đi lại vài vòng rồi đem về chỗ cũ đặt xuống... Lúc đầu nó còn e dè lựa bàn để cắn . Nhưng độ chừng hai tháng sau, thì nó đã siêu đến độ cắn được luôn cả chiếc bàn dài học sinh của trường Ngô Quyền - (Biên Hoà ). Loại bàn "DESK", tức là loại bàn có băng ghế ngồi và chiếc bàn được đóng thành "toàn khối"...
    Hôm lớp tổ chức chia tay ra trường, trước mặt thầy Hiệu trưởng và một số các thầy cô của lớp... Nó biểu diễn cắn chiếc bàn "Desk" trên mặt bàn được đặt thêm 3 chiếc cốc thuỷ tinh đổ gần đầy nước... Nó biểu diễn ngon ơ - đi tới đi lui... đi chán đem về chỗ cũ đặt xuống mà cả 3 chiếc ly trên mặt bàn không bị đổ chút nước nào ra bên ngoài.( Khừa.. khừa.. Nể nó thiệt !... ặc !(?)!... )
    2./ Trò chặt gạch treo - 3 thằng lấy dây xỏ qua gạch đinh 2 lỗ, đem treo hàng loạt lên dây phơi đồ ngoài sân cho nó chơi... Nó cứ thế mà dùng cạnh tay "chém" ngang từng viên - từng viên một ngọt sớt...
    3./ Trò vỗ dít chai thì quá nhàm - nó vỗ đủ kiểu - đến độ cả 3 thằng đều phát ngấy cái trò này.
    Khi nó và lão M lên sài thành, trong giai đoạn từ năm 1988 - 1990. Nó học bên trường Tài Chính Kế Toán 4 (góc đường Tôn Đức Thắng - đối diện với cao ốc 36 tầng bây giờ)... Cuối tuần đám sinh viên ký túc xá thường nhậu với nhau, thì nó lại chơi trò vỗ tụt đít chai bia của người ta, làm cả bọn phải thường bỏ thêm tiền bồi thường vỏ chai cho người ta. Tui bực nó quá, nên yêu cầu nó không được làm tụt đít chai bia như thế nữa..v..v...
    Ai dè sau đó nó "biến cách" sang trò vỗ hết cả két bia, nhưng đít chai vẫn còn nguyên... Khừa.. khừa.. Nhưng nếu đem mấy cái vỏ chai đó soi ra ánh sáng, sẽ thấy xuất hiện vết nứt khoanh tròn cả cái "đít" ---> Khi đổ nước vào chai, cầm lên thì nó mới tụt... ặc !(?)!...
    Thưa bà con - chẳng có khí khọt hay công phu gì ở đây sất !... Cái thằng Điệp là chuyêng gia xung phong, đứng ra "thân chứng" theo các bài "vẽ đường cho hươu chạy" của cả 3 thằng chơi thân với nhau thời đó ...
    V..v....
    Chúc mọi người một ngày vui !...
  2. aikijujitsuhcmc

    aikijujitsuhcmc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Độ xuyên phá của đòn đánh hoàn toàn có thể giải thích bằng các định luật sau: định luật bảo toàn xung lượng - định luật bảo toàn năng lượng - và 1 chút về sức bền vật liệu.
    Các vấn đề mấu chốt ở đây là
    1) thời gian tiếp xúc của tay/chân người đánh và vật chịu đòn (vấn đề đòn tới - đòn về)
    2) điểm đặt lực
    3) độ cứng của phần tiếp xúc trên tay chân người đánh (S càng nhỏ thì P càng lớn) - nhưng nếu người tập chưa đủ công phu thì sẽ tự hại mình.
    Mọi vấn đề ở diễn đàn này tôi xin phép chỉ nói dạng gợi mở - vì có 1 số nguyên nhân khách quan và chủ quan - trong đó có lời hứa với mod M.
    @thieulamvietnam: nếu anh quan tâm đến vấn đề này anh em mình có thể trao đổi riêng qua PM hoặc email la_xuan_thang@mail.ru.
    Đợi tin anh
  3. aikijujitsuhcmc

    aikijujitsuhcmc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Xin được có thêm vài lời -tôi lập ra topic này chỉ với 1 mục đích là góp phần nhỏ bé làm sáng tỏ 1 phần bản chất về vật lý - sinh lý của võ thuật.
    Từ đấy hy vọng chúng ta cùng tìm được phương pháp luyện tập phù hợp với thể chất đồng thời đạt được hiệu quả cao. Mong mọi người tích cực hưởng ứng và chỉ bảo - vì tôi còn rất nhiều khúc mắc trong cách tập luyện. Xin cám ơn
  4. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    ÚP
    Khi nhà vật lý nhập cuộc , chắc chắn sẽ có nhiều điều sáng tỏ .
  5. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Hihi, topic này vui nhỉ.
    Nhà em có mấy ông đàn anh ở viện vật lý VN, làm ra người nộm với độ dãn nở, đàn hồi bề mặt như lực trương cơ của người bình thường với các cảm biến đo các loại như: lực( phương , chiều, cường độ), thời gian delay trên bề mặt của bộ phận ra đòn ... và cũng gắn trên người VĐV các cảm biến đo xung điện não, tim, huyết áp, cảm biến đo thời gian khởi vận động của các bộ phận trên thân thể khi VĐV ra đòn, trường độ, và độ nhạy gân cơ triệt phản lực ... Đội này đã tiến hành đo cho 1 số VĐV các môn VT thi đấu lấy huy chương nhằm giúp BHL định ra chương trình huấn luyện phù hợp với thể thức thi đấu, cách tính điểm, và hình thể VĐV.
    Nói chung cái gì chứ lục hợp, kình củng có thể lượng hóa được phần nào. Nếu ai muốn đo bản thân có thể liên hệ với em. ( Kiếm tí phế)
    P/S: các bác hay đá chân thường tự hào, 1 đòn chân = 3 đòn tay cũng có chỗ nên ... suy nghĩ lại. Từ kết quả đo được thì hiệu quả về mức độ sát thương, công phá của 1 đòn đá vòng cầu trong 2 môn Ka và Te cũng chỉ tương đương với 1 cú đấm thẳng của Ka. ( Nhưng cú đá vòng cầu của Muay Thai thì ... khác thật)quyển
  6. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ VXDTA !...
    Chỗ bôi vàng trên / Các nhà ở viện chỗ thân quen của DTA kết luận sai bét roài !..
    1./ Đại khái sai ở chỗ... chẳng hạn như là: Hình nhân Polymer được gắn các bộ phận cảm biến đó - Nó là một vật vô tri vô giác, thiếu những món "phụ tùng" tối quan trọng như: Tim, gan, phèo, phổi...v..v... của con người thật.
    Thử cho người thật ra làm "nộm" đeo cảm biến và ăn đòn thiệt... Thì kết luận của người thật và cảm biến (cũng thật) lúc ấy sẽ khác hẳn đấy DTA ah !...
    2./ V..v...
    @ Aikijijitsucmc !
    Khừa.. khừa.. Tới giờ đọc bài của cậu lão M vẫn chưa thấy đã một chút nào ! Chẹp... ặc !(?)!...
    1./ Một là cậu khiêm tốn không chịu nói ra ngô ra khoai trên diễn đàn...
    2./ Hai là cậu đang trình bày theo lối chừa lại phần... dùng đánh đố người đọc...
    3./ Ba là cậu đang thật sự thiếu sót khi đưa ra các cách "giải quyết các vấn đề " của mình...
    ( Ví dụ gởi mở: Cậu giải quyết các sơ đồ bằng "Hệ qui chiếu 2D" là hỏng roài !... Làm cách này thì cậu sẽ không làm rõ được tối đa 10 - 15 % các ngóc ngách muốn soi tỏ..v..v... ----> Sức thuyết phục của các luận cứ Khoa học sẽ rất thấp )
    Chúc mọi người một ngày vui !...
  7. aikijujitsuhcmc

    aikijujitsuhcmc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    @M: Cám ơn anh M. đã góp ý. Về ý kiến 1 và 2 em sẽ cố gắng trình bày mạch lạc hơn.
    Còn ý kiến thứ 3 thì thật sự hơi khó - do trình độ em còn có hạn.
    Tiện thể hỏi luôn anh: anh có thể nói sơ qua về chiều không gian thứ 3 trong hệ qui chiếu của anh?
    Trong các phần em viết trước chưa nói đến yếu tố con người - (ngưỡng phản xạ - độ bền của hệ cơ xương - góc xoay của khớp v.v.v.) phải chăng đây là chiều không gian thứ 3 mà anh nói đến?
    Được aikijujitsuhcmc sửa chữa / chuyển vào 01:36 ngày 21/08/2007
  8. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Hi,
    Bạn định giải thích cho tôi ?.....
    Kiến thức về vật lý không phải lúc nào cũng định lượng hoá được mọi vấn đề. Tỷ dụ như sức mạnh của cơ bắp thì đo được, còn sức mạnh về tinh thần thì không đo được. Nó cũng giống như việc David Corperphiel làm ảo thuật biến mất cả 1 toa tàu ngay trước mắt các nhà khoa học. Hay sức mạnh tiềm ẩn của các nhà Yoga khi thể hiện những công năng đặc dị sau một thời gian tập luyện lâu dài và đạt đến 1 ngưỡng nào đó.....
    Tóm lại khi muốn giải thích thì chỉ có chính những con người đó, đã trải qua tập luyện có căn cơ, mới giải thích được. Nó cũng giống như việc bạn định giải thích kỹ thuật vật lý về Công phá và xuyên phá cho tôi, trong khi đó chính là những bài tập thường ngày từ bao năm nay của tôi.
    Chẳng khác nào bạn đang kể 1 câu chuyện hài cho chính tác giả của câu chuyện đó.
    Theo tôi bạn nên khoanh vùng chủ đề, khoanh vùng hiện tượng và chỉ giải thích trong tầm hiểu biết của mình thì sẽ đỡ bị bắt bẻ hơn nhiều.
  9. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    nhờ bạn phân tích giùm về yếu tố có sự biến thiên về tốc độ trong đòn đánh >>>gia tốc .
    nhờ bạn phân tích về lực F=F'' ,tạo nên xung lực cho đòn đánh .
  10. 0di0trolai

    0di0trolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2007
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Topics rất hấp dẫn,
    Theo tớ thì cơ học cổ điển của Newton chưa đủ để giải thích phần vật lý của võ thuật. Theo hiểu biết hạn chế của tớ thì vận tốc của lực (phương, chiều, độ lớn, điểm đặt) và natural frequency của đối tượng bị đặt lực tham gia vào việc lựa chọn lý thuyết nghiên cứu tương ứng (bạn đọc thêm về impact & contact engineering nếu vận tốc thay đổi của lực quá lớn).
    Rất mong được nghe thêm về kết quả nghiên cứu của bạn.

Chia sẻ trang này