1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật lý và Võ thuật

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi aikijujitsuhcmc, 17/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ Aikijujitsuhcmc !
    Lão M ám chỉ đến cái chung thoai - Những cái Cơ bản & Thường thức ----> Để cùng thảo luận ..v..v...
    Sơ đồ khảo sát hình học của cậu mới chỉ biểu đạt đơn thuần bằng cách qui về Hệ toạ độ Renés Descartes - Là hệ toạ độ trên mặt phẳng 2 chiều (2D) chỉ cho thấy mối tương quan "Tối giản" của sự vận động trong các trục (OX, OY)...
    Do đó, theo thiển nghĩ cá nhân - Lão M mong muốn cậu nên trình bày dưới các sơ đồ minh hoạ bằng 3D ---> Lúc đó may ra mới thấy rõ ràng các mối tương quan "đẳng hướng" hấp dẫn của sự vận động ( x''Ox, y''Oy, z''Oz )..v..v...
    Chúc cậu một ngày vui !...
  2. aikijujitsuhcmc

    aikijujitsuhcmc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    @thieulamvietnam: Xin được trả lời anh như sau:
    thứ nhất: em không có ý định giải thích gì cho ai ở đây cả.
    thứ hai: em chỉ phân tích yếu tố vật lý của những cái em ĐÃ VÀ ĐANG TẬP. Xin nói thêm em cũng không phải newbie như anh nghĩ.
    Giữa chuyện nhắm mắt nhắm mũi tập theo 1 động tác và việc hiểu rõ các yếu tố vật lý và sinh học để tăng hiệu quả của động tác là 2 cái khác hẳn nhau.Ví dụ ai đấy đã nghĩ sao Boxing đấm mạnh thế - và khi đấm lại nhún nhảy?Nếu chỉ nhìn và bắt chước họ thì thời gian tập sẽ lâu hơn người hiểu rõ bản chất vật lý của cú đấm boxing và bắt chước 1 cách có ý thức.
    Anh nói là bắt bẻ em - thế thì anh bắt bẻ em ở đâu? Em không phru nhận yếu tố tinh thần - công phu tập luyện - mà vấn đề em nêu ở đây là hiểu rõ bản chất vật lý để nâng cao hiệu quả. Và em cũng rất mong mọi người bắt bẻ trên tinh thần xây dựng để cùng có cái nhìn hoàn thiện hơn. Theo em bản chất vật lý không phải là toàn bộ vấn đề mà chỉ là 1 trong các yếu tố cấu thành võ thuật.
    Chuyện trao đổi qua email vì em nghĩ anh cũng là 1 đàn anh có thâm niên trong forum và trong nghề võ nên muốn tham khảo thêm ý kiến của anh về 1 số vấn đề.
    Không ngờ phản ứng của anh mạnh quá. Cảm giác của em giống như 2 trường phái duy tâm và duy vật đang đấu tranh
    Chúc anh một ngày vui (thái dụng của bác zimaleta)
  3. dailucquyen

    dailucquyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2007
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    bạn cứ tiếp tục trình bày những suy nghĩ của bạn ..rất hứng thú ,hi vọng có ngày gặp bạn để
    bạn có thể thêm các phương pháp tập của chính bạn dựa trên những gì bạn đưa ra để cải thiện kỹ năng chiến đấu không?
  4. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    Bạn cứ phân tích vật lý đi .
    Bác Quyền tàu Thiếu Lâm Việt Nam ơi : anh bạn này đưa hướng tiếp cận vật lý thực ra không phải là cái gì quá mới , nhưng chắc chắn các kết quả đưa ra sẽ không phải không thú vị đâu bác ơi .
    Bạn phân tích vật lý thân mến : nghe nói bạn tập Quyền tàu Vĩnh xuân và một số môn quyền Nhật khác , bạn có thể bắt đầu bằng các bài phân tích vận động cơ học của các môn phái mà bạn đã có rất nhiều kinh nghiệm rồi không ?
  5. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1

    --------
    @Aikijujitsuhcmc:
    Tròng tĂm cơ thĂ? ngươ?i ơ? 'Ău ? dìch chuyĂ?n tròng tĂm à?nh hươ?ng thẮ nà?o 'Ắn vẶn 'Ặng Vòf thuẶt ?
  6. aikijujitsuhcmc

    aikijujitsuhcmc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Xung lực và lực đánh:
    1) Định luật bảo toàn xung lực trong hệ kín có 2 vật m1.v1+m2.v2=m1.u1+m2.u2
    u1,u2:vận tốc của vật 1 và 2 trước khi va chạm
    v1,v2: vận tốc sau khi va chạm.
    v1,v2,u1,u2: dạng vector
    ==> p1=p2 với p1=m1.v1-m1.u1
    p2=m2.u2-m2.v2
    (tất cả các đại lượng trên dạng vector)
    2) giả sử 2 vật va chạm với nhau trong thời gian t.
    lực F tác động lên vật chịu đòn (vật 2) sẽ là F=p2/t = p1/t
    Nếu v1 đủ lớn, u1>=v1
    và thời gian va chạm t rất nhỏ thì F sẽ rất lớn.
    Đây cũng là nguyên tắc chế tạo đệm khí an toàn của xe hơi.
    Hoặc có thể liên tưởng đến cái roi mây - trông rất nhỏ - nhưng đánh rất đau - vì u1=v1 và thời gian chạm vào da rất ngắn
    Hy vọng nhận địnhcủa tôi làm thỏa mãn anh DONGBAI?
    Được aikijujitsuhcmc sửa chữa / chuyển vào 19:18 ngày 21/08/2007
  7. aikijujitsuhcmc

    aikijujitsuhcmc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    @lyhl: cám ơn vì câu hỏi rất hay của bạn. Nhưng nói thật câu hỏi bạn rộng quá - nhất là vế thứ 2. Tôi chỉ xin nêu ý kiến của mình về vế thứ nhất và 1 phần vế thứ 2 trong khả năng có hạn của tôi.
    Cơ thể con người có thể xem như hệ nối với nhau bằng các khớp động - như hình vẽ sau (xin lỗi vì tôi không biết 1 số từ chuyên môn bằng tiếng VN - xin diễn giải nôm na vậy)
    [​IMG]
    Có 2 khái niêm trong vật lý - tạm gọi là khối tâm và trọng tâm.
    Quay lại hệ khớp nối ở trên - mỗi đoạn nối có khối tâm riêng và momen quán tính riêng.
    Trọng tâm của cả hệ (trong trường hợp này là trọng tâm cơ thể người) được xác định trên cơ sở cả hệ - tức là trên cơ sở của tất cả các đoạn cấu thành (vị trí, vận tốc, khối lượng v.v..v.)
    Khi người đứng thẳng - tay buông xuôi - 2 chân gần nhau thì trọng tâm ở khoảng giữa thân người (giao điểm của trục thẳng đứng và đường nằm ngang cắt ngang gần rốn) - (có thể đây là vị trí đan điền?)
    theo lý thuyết trên bất kỳ chuyển động nào của các đốt nối trong hệ cũng làm thay đổi vị trí trọng tâm cơ thể - có 1 số động tác làm trọng tâm dịch chuyển ra ngoài cơ thể - ví dụ động tác cúi về phía trước.
    Nhưng điều kiện để cơ thể giữ được thăng bằng là hình chiếu vuông góc trọng tâm phải nằm trên mặt chân đế.
    Ứng dụng của trọng tâm vào võ thuật là đề tài rất sâu và rộng. Tùy thuộc vào môn phái mà có cách ứng dụng khác nhau.
    Do khả năng hạn chế tôi chỉ xin phép được nêu 1 số nhận định:
    - làm mất thăng bằng đối thủ - điều này thấy rất rõ trong hầu như tất cả các môn. trong clip sau cho thấy việclàm mất trọng tâm của đôi thủ
    http://www.youtube.com/watch?v=Rv9mcWeBqaE
    - tăng diện tích của mặt chân đế để tăng độ vững chắc cho bản thân
    - lợi dụng trọng lực và sự relax để tăng độ "cảm" bản thân - có thể cái này liên quan đến trang công chăng? tôi không dám chắc
    - Xác định quĩ đạo của đòn đánh - quĩ đạo 1 vật rắn chính là quí đạo chuyển động của trọng tâm.
    -v.v.v.
    Vì đây là vấn đề lớn và nghiêm túc nên không khỏi có nhiều thiếu sót - mong anh và các bạn đóng góp ý kiến.
  8. emmaulamroi1

    emmaulamroi1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2007
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Bình thường phản xạ di chuyển chân để giữ thăng bằng cho cơ thể là "phản xạ tốt".Nhưng trong tình huống bác nêu nó trở thành "phản xạ xấu".Đối với 1 võ sinh nhiều kinh nghiệm,anh ta phải ức chế được phản xạ "giữ thăng bằng" này.Thay vì di chuyển chân,anh ta có thể thả lỏng cho người ngã tự do,đồng thời tung chân đá vào đối thủ.....
    Việc vđv phải ức chế các "phản xạ xấu" ta có thể bắt gặp ở rất nhiều môn thể thao,không chỉ riêng võ thuật.
    Quay trở lại vật lý,bác nhắc đến xung lực làm em nhớ đến phần lý thuyết va chạm trong cơ học(cái món này em quên sạch òi,vì không phải chuyên ngành em đang làm việc ).Em chỉ còn nhớ mang máng định nghĩa xung lực là các lực có cường độ tỷ lệ nghịch với thời gian va chạm.
    Ngày trước có bài toán "quai búa" : tìm chiều dài cán búa sao cho khi đập vào đe,xung lượng phản lực vào chuôi(cổ tay) bằng không.>>>cổ tay không bị đau(hoặc ít đau nhất) khi quai búa.>>>phương pháp xác định chiều dài côn theo người dùng có vẻ không ổn???
  9. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ emmaulamroi1 !
    Bạn liên hệ / qui nạp vấn đề đang đơn thuần làVật lý hiện tượng sang vấn đề liên quan đến Cơ thể học là trật đường rày roài !
    Khừa.. khừa.. Lão M nói có trúng hem ?!?... ặc !(?)!
    Chúc bạn một ngày vui !...
  10. emmaulamroi1

    emmaulamroi1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2007
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Con người là đối tượng của võ thuật,nên mọi nghiên cứu/ tìm hiểu đều phải gắn với cơ thể chứ bác?
    @ bác chủ topic : còn có 1 "hiện tượng" nữa mà em không bít trong vật lý gọi tênlà gì :
    1.Dùng 1 que tăm ấn vuông góc vào 1 tấm bìa mỏng.Qua tăm gãy.
    2.Dùng que tăm khác chọc nhanh vào tấm bìa,thì tấm bìa thủng,tăm không bị gãy.

Chia sẻ trang này