1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật lý và Võ thuật

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi aikijujitsuhcmc, 17/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    khặc..khặc ..ặc ặc..bó tay với bạn lun ...bạn đốt đuốc tìm xem có cha nào chơi nổi cái trò dùng tay đâm lủng trái dừa không ?Gãy tay đấy .
    Trái dừa có 3 cái lỗ mộng ,tui dùng cục kẹo dừa đâm lủng cũng được ,yêu cầu trai dua đã bóc võ ..he..he..
    họ chỉ dùng sức nhấn và dùi của ngón tay + 1 chút công fu + móng tay để đục lủng trái dừa ,hoàn toàn không phải lấy đà và tốc độ đâm lủng trái dừa ...
  2. 7072007

    7072007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2007
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Cái này là trò giả vờ http://www.youtube.com/watch?v=UmEOR6a68OE&NR=1
  3. 0di0trolai

    0di0trolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2007
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    @aikijujitsuhcmc
    Trong ngành XD khi thiết kế nhà cao tầng người ta còn có một khái niệm nữa gọi là tâm cứng, thể hiện tương quan độ cứng của các cấu kiện tham gia chịu lực
    Khi giải quyết bài toán vật nổi, người ta có khái niệm "tâm nổi" (cái này tớ gọi đại như vậy không biết tiếng Việt là gì, nôm na là tâm của thể tích chất lỏng bị chiếm)
    Tâm cứng và tâm nổi đều có thể không trùng trọng tâm của vật thể vì vậy nó ảnh hưởng đến đánh giá cấu trúc chịu lực rất nhiều FYI.
    Không biết thông tin có giúp gì được bạn trong việc bạn đang nghiên cứu hay không.
  4. 0di0trolai

    0di0trolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2007
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    không biết chủ topics trả lời chưa, ngứa ngáy vào thử một phát
    TH1: que tăm gãy là do mảnh quá, cái gì mảnh cũng dễ bị cong dẫn đến gãy dưới tác dụng của lực nén. Lực nén (đủ làm mất ổn định tăm) chưa đủ vượt qua sức bền của giấy nên giấy không thủng. TN rõ hơn nếu bạn xài thanh thép thật mảnh.
    TH2: giấy thủng do xung lực truyền từ vật liệu cứng hơn đến. Bài toán này tương tự việc thiết kế đầu đạn bằng vật liệu đủ cứng để bắn thủng xe tăng bằng thép dày ... mm sau đó đầu đạn mới nổ. Nếu làm đạn bằng cà chua thì ... chưa biết :)
    >>giải bài toán phụ thuộc vào tốc độ thay đổi lực
  5. aikijujitsuhcmc

    aikijujitsuhcmc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    @all:
    Cám ơn các bạn rất nhiệt tình tham gia topic
    - Đây là thí nghiệm về công phá - với 1 số thông số về vận tốc, động năng, nguyên tắc công phá v.v.v. - các bạn có thể tham khảo.
    Nguyên tắc chung là: vận tốc tại điểm chạm lớn nhất - điểm đặt lực gần khối tâm - lợi dụng trọng lực để tăng thêm lực công phá ...
    http://www.kungfuscience.org/access_04_breakingblocks.asp
    http://www.kungfuscience.org/access_10_calculations.asp
    [​IMG]
    Được aikijujitsuhcmc sửa chữa / chuyển vào 14:12 ngày 23/08/2007
  6. anhquanjp

    anhquanjp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    1
    Thực ra thế giới từ lâu đã ( ở một mức độ nào đó thôi) nghiên cứu các hệ thống vận động trong thể thao nói chung cũng như võ thuật nói riêng dựa trên các kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại.Đúng như bạn haio đã phát biểu rất chính xác,mặc dù không thể đơn độc giải quyết được vấn đề nhưng việc áp dụng kiến thức vật lí như phân tích lực,động học là bước rất (cực ) quan trọng trong quá trình nghiên cứu.Công việc nghiên cứu thường có các bước sau :
    1.Xây dựng mô hình vận động dựa trên các kiến thức cơ học ,toán học,vật lí ,lí thuyết điều khiển vân vân.
    2.Mô phỏng mô hình bằng các phần mềm chuyên dụng (tôi đang có vài chục phần mềm lậu không chuyên dụng trong tay )
    3.Thực nghiệm trên mô hình đểu ( ví dụ gắn sensor ,các đồng hồ đo vân vân như các dũng sĩ chuyên xài tiền dự án ở Viện Vật lí nào đó đã thực hiện).
    4.Đánh giá kết quả thực nghiệm ,so sánh với mô hình vận động ở bước 1 bằng các lí thuyết đã biết.
    5.Đăng trên một tạp chí khoa học có tên tuổi (các nghiên cứu sinh làm Doctor thường cần từ 3 bài báo )
    6.Vác bài báo được in đi khoe khắp nơi.Tôi rất hay và rất thích làm công đoạn này.
    Quay trở lại vấn đề Vật lí với Võ, xin gửi đến haio và các bạn quan tâm tập bài viết nghiên cứu theo tôi đánh giá là khá thú vị về phân tích Vật lí trong vận động Võ thuật,có thể download theo đường link sau :
    http://www.phys.ttu.edu/~cmyles/Phys5306/Papers/2004/Physics%20of%20Martial%20Arts.doc
    ( Nếu đường link hỏng không mang về được thì tôi sẽ tải lên theo yêu cầu)
    Xin phép được show chút hàng trước để các bạn còn nhiệt tình download về :
    [​IMG]
    Ngoài ra có một số cái Vật lí vui hi vọng giúp các bạn thư giãn vào dịp cuối tuần :
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được anhquanjp sửa chữa / chuyển vào 14:45 ngày 23/08/2007
  7. AKmigo

    AKmigo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2007
    Bài viết:
    921
    Đã được thích:
    0
    -Về việc gắn sensor vào người và mô hình để thực nghiệm thì trên kênh "National Geographic" họ cũng đã làm.
    Đây là trailer chỉ có hơn 3 ph, mời các bác xem thử.
    http://www.youtube.com/watch?v=__sNgnYEEXA.
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Ví dụ môn Vật ai cũng phải biết về trọng tâm, thế nhưng lý luận
    về trọng tâm có thể học vài giờ, hay nếu chậm hiểu như con vẹt
    thì 100 giờ cũng trả lời được các câu hỏi bài kiểm tra.
    Tuy vậy, nếu không ra xới, thì chẳng biết khi 4 cánh tay bắt vào
    nhau thì nên để trọng tâm mình ở đâu, khi bị đối thủ giở miếng
    thì xoay xở trọng tâm thế nào để gỡ và vật lại nó .
    Văn ôn võ luyện . Lấy văn để luyện võ thì là kiểu tìm bí kíp để
    giật giải vô địch thế giới vậy .
  9. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Trong topic này có 2 câu hỏi chưa có ai trả lời, thôi thì em mắm môi lôi mớ kiến thức vật lý lớp 12 ra trả lời đại đi, có bác nào thạo vật lý hơn ghé qua đây bổ sung thêm:
    Q1: tại sao võ Tàu (chắc là VX) dùng quả đấm đứng, võ Nhật(chắc là Ka) dùng quả đấm ngang.
    A1: VX thì hướng của quả đấm hướng về phía trục trung tâm của cơ thể(là đường thẳng nối giữa mũi và trym) nói cách khác là góc tạo bởi cánh tay và mặt phẳng thân người đấm là góc nhọn, khi đó nếu ta để nắm đấm nằm ngang, điểm tiếp xúc sẽ là đốt cuối ngón út. Nếu giở sách giải phẫu ra sẽ thấy xương bàn tay nối với ngón út là xương nhỏ nhất và có góc lệch ra ngoài so với xương cổ tay là lớn nhất. Khi ta đấm đối phương, theo ĐL 3 Newton đối phương "đấm" lại ta với 1 lực có cường độ tương đương, điểm đặt lực lúc này là đốt cuối ngón tay út, phương của lực song song với cẳng tay ta. Lực này sẽ phân làm 2 lực thành phần, 1 thành phần nén dọc xương bàn ngón út, 1 thành phần có xu hướng xoay vặn xương bàn ngón út. với 1 xương nhỏ như xương này, việc bị gẫy là hay xảy ra. Khi ta xoay thành nắm đấm đứng thì điểm tiếp xúc với đối phương là 2 đốt áp út trước rồi mới đến đốt ngón út, lực được phân tán rất nhiều.
    Còn cú đấm thẳng Ka thì lại đấm với góc tạo giữa cánh tay và mặt phẳng thân người đấm là gần 90 độ, khi đó điểm tiếp chạm là 2 đốt cuối ngón trỏ và giữa, có 2 xương bàn lớn nhất bàn tay và nằm gọn trong mặt phẳng do 2 xương cẳng tay tạo ra, vì thế sẽ chịu thuần tuý lực nén, ít gãy, trừ khi đấm khoẻ quá thì nát khớp.
    Q2: tại sao đá vào cây người đau người không.
    A2 :bỏ qua chuyện khả năng chịu đau của từng người, nếu cùng 1 người đá với 2 cách khác nhau
    a- khi bàn chân chạm cây, xương đùi và xương cẳng chân nằm trên 1 đường thẳng.
    b- khi bàn chân chạm cây, xương đùi và xương cẳng chân tạo ra 1 góc tù gần 180 độ.
    Tôi tin trường hợp b sẽ ít bị đau hơn, cũng theo ĐL 3 thôi.
    -------------
    Sang chuyện đo lực đá bằng hình nộm, rất mong các bác down 93 trang bàn về cú đá vòng cầu ở link sau:
    http://www.itfnz.org.nz/ref/essays/Study_of_Turning%20Kick.pdf
    Em xin dịch mồi 1 đoạn liên quan đến độ chính xác khi đo lực đá(tr.22):
    "Lực là 1 biến số khó lường hơn nhiều so với vận tốc; nó phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp xác định. Pieter đã đo lực của đá ngang, đá vòng cầu, đá xoay sau và cú đấm đảo sơn khi đánh vào 1 quả bóng đầy nước có cảm biến đo lực nhét ở trong.Lực của cú đá vòng cầu là 620 N và xen ra liên quan đến khối lượng cơ thể và vận tốc cực đại của cú đá. Anh Conkel lại dùng 1 tấm phim áp điện(biến đổi áp lực thành điện) và gắn vào 1 bao nặng để đo lực xung của cú đá trước, ngang, hậu và vòng cầu. Lực đo được đối với vòng cầu là 470 N. Ngược lại, Sidthilaw ghi lại lực cực đại của cú đá vòng cầu Muay thai là...14000 N. Lực này đo được bằng cách dùng 3 gia tốc kế nhét vào 1 quả bóng bowling rồi nhét vào 1 tấm khiên tập đá. Khối lwưọng cơ thể và vân tốc tuyến tính của mắt cá có liên quan tích cực với lực cực đại và xung lực của cú đá. Shibayama và Fukashiro đo xung lực của cú đấm Ka dùng 1 đĩa đo lực có mặt cứng để thẳng đứng, lực xung ghi được là từ 9-18 N.s"
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi không biết võ Tàu võ Nhật, nhưng võ Mỹ thì có nhiều kiểu
    đấm, trong đó kiểu đấm thẳng, nắm đấm ngang là kiểu khá
    phổ biến, được tính điểm, và nhiều lần hạ đo ván giành toàn
    thắng trận đấu. Lúc đấm kiểu này, lực tập trung vào cuối khớp
    xương ngón trỏ, tức là giữa nắm đấm. Đương nhiên, chuyện
    giập gẫy vỡ đốt xương các ngón là chuyện có xảy ra, mà ngón
    út thì ít bị hơn các ngón giữa. Đó là vì khi tập luyện, người ta
    đã thành thói quen đấm vào bao cát thế rồi. Có những trận đấu
    kết thúc bằng trái đấm này, chỉ mấy giây của hiệp đầu. Vì vậy,
    hai tay co đỡ đầu và mặt là rất quan trọng phòng chống trái đấm
    này.
    Kiểu đấm ngang như bạn nói, có áp dụng những lúc không có
    điều kiện đấm thẳng . Đấm ngang chỉ lợi dụng được đà của
    nắm đấm và một chút đà (momentum) của cẳng tay, trong khi
    đấm dọc thẳng lợi dụng được đà của cả cánh tay và của toàn
    thân, nên mạnh hơn rất nhiều. Momentum thì bằng tích số của
    khối lượng nhân với tốc độ. Trong môn tự do, khi đối thủ bị ta
    đè xuống đất, và ta ngồi trên bụng đối thủ, thì ta không thể lợi
    dụng momentum của thân thể, mà chỉ đập nắm đấm xuống đầu
    đối thủ mà thôi . Để phá cú đấm của ta, đối thủ giơ găng tay vào
    cánh tay của ta, nên ta phải đấm ngang, như phủi bụi, khiến cho
    đối thủ bị cả chục quả đấm vào mặt cũng còn sức vùng dậy
    được . Để tránh khỏi bị đấm liên tục, không đỡ kịp, sẽ bị đấm
    thắng hơn (thật ra là vòng cung, chỉ thẳng được năm đấm và
    cẳng tay thôi, có thể được cả cánh tay), đối thủ quặp sườn ta
    bằng 2 cẳng chân, không cho ta ngồi lên bụng, rồi đạp ta ra,
    hoặc đối thủ lật sấp người lại, vân vân.
    Kiểu đá thi cũng như kiểu đấm, có khác là đá ngang, tuy chỉ có
    momentum của cẳng chân trở xuống, cũng thừa hạ đo ván đối
    thủ . Võ Tàu ngày xưa truyền trong dân ta, khi đá thì co đùi cao,
    đầu gối chĩa vào trong che chim, rồi đá từ trong ra . Kiểu này
    thì kín đòn, nhưng chậm và yếu . Kiểu đá tự do của Mỹ thì không
    an toàn mấy, nhưng luật thi đấu cấm chơi chim, nên cứ mở
    cửa ***g chim mà đá thoải mái . Chỉ trúng 1/3 đòn chân là đối
    thủ đo ván ngay, không cần xông vào đánh thêm nữa .

Chia sẻ trang này