1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật lý và Võ thuật

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi aikijujitsuhcmc, 17/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 0di0trolai

    0di0trolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2007
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Vụ đấm thẳng đấm ngang đó "có thể" còn phụ thuộc vào khoảng cách từ vai người đấm tới điểm nhận đòn nữa
    @fade_away: khi tốc độ lực lớn như bài toán tính vật liệu chịu đạn chẳng hạn thì đúng như bạn nói rất khó khảo sát lực, vậy nên người ta quan tâm nhiều đến vận tốc vật tạo xung, khối lượng vật này, tương quan độ cứng hai vật liệu va chạm, và quan trọng hơn cả là mức độ phá hoại do vật tạo xung gây ra là nhưng thứ dễ đo lường hơn.
    Trường hợp bạn phát kình có tốc độ cao, bạn tạo năng lượng ở dạng động năng. Khi xuyên vào người đối phương thì động năng bị chuyển thành thế năng biến dạng "có thể phục hồi" nếu đối phương là cao thủ có nội công thâm hậu, hoặc chuyển thành thế năng biến dạng "không hồi phục được" (hay chấn thương). Vì vậy khi đối phương nhận cú đấm mà không bay đi vài mét (TH một phần động năng của cú đấm chuyển thành động năng của người bị đấm) mà chỉ đứng khựng lại thì khả năng bị chấn thương nặng nhiều hơn do toàn bộ động năng cú đấm đã chuyển thành thế năng biến dạng không khôi phục.
  2. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Hehe, tại hạ ko có kiến thức vật lý nhưng có chút ít kiến thức về ... VX.
    fade_away mô tả cú " nhật tự xung quyền" của VX như vậy hơi ... sai chút ít:
    1. Điểm chạm chính của cú đấm đó là đầu xương đốt bàn tay ngón ... áp út và 1 phần đốt xương bàn tay ngón giữa. Hai xương này to nhất trong 4 xương đốt bàn tay ( trừ ngón cái) và nếu tay để dọc tự nhiên thì 2 xương này thằng góc với xương trụ và xương quay của cánh tay.
    Điểm thứ 2 và thứ 3 dưới đây là " bí mật bổn môn" :
    2. tại điểm xuất phát đúng là góc của cẳng tay với thân là góc nhọn, song từ cẳng tay tới điểm tiếp xúc của cú đấm này còn ... 1 khớp cổ tay nữa. Trong cú đấm của VX khớp này ko " chết" vì thế cú đấm ko có cách gì ... găm ngón út vô.
    3. về lực ( cái này cho thấy tại sao VX là nội gia) : cú đấm của Ka va chạm vào người như ném 1 viên gạch vô tường; còn VX như ném cục đất sét vô tường.
  3. banabinhdinh

    banabinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Đâm ,đấm , thôi ,chọt những từ trên điều là đường thẳng đi tới điểm , chỉ khác nhau từ điểm phát xuất và tiếp xúc
    căn bản những điểm đưới đây có thể trùng với những dòng võ không riêng gì Viêt Nam ,ai muốn nói của tàu thì bana là thầy của chúng vì bana dùng được gân cơ từ ngón chân tới điểm tiếp xúc theo luật âm dương , từ ngữ bình dân bớt bàn cải ,
    bàn luận căn bản ở ngọn trước ,hứng mới bàn từ ngón chân đi lên
    - đâm bàn tay ngữa (âm) phát xuất từ vai , khoản cách tới điểm quả đấm xoáy cổ tay vào trong thành (dương) tạo ra đường cung nhỏ tới điểm tiêp xúc ở đốt xương gón giửa và đeo nhẩn ,ảnh hưỡng tới nhóm cơ gân vòng ngoài của cán tay và vai (nếu cổ tay đủ gân cơ chúc xuống 1 tí điểm tiêp xuc ở gón đeo nhẩn và giửa).
    -Đâm bàn tay sấp (dương) phát xuất từ chỏ trên đường đi xoay ra thành (âm) điểm tiếp xúc ngón trỏ và ngón cái , xoè bàn tay điểm tiếp xúc ở ức bàn tay ,tác động tới nhóm gâm cầu vai ngực.
    - Đấm quả đấm vụt ra 1 đường thảng điểm phát xuất từ quả đấm điểm tiếp xúc chu vi phía dưới ngón tay út , (gân cơ đủ chúc cổ tay xuông 1 tí điểm tiếp xúc ngón trỏ và giửa ) = nện ,gân cơ chính ở cùi chỏ ,
    - Thoi dùng ở cự ly gần và thấp tay cong toàn lực ở vai điểm tiếp xúc quả đấm đứng
    - Chọt là sự biến dạng của bàn tay khi tới đích ,ngón tay là điểm tiếp xúc ,ngòn nào tiếp xúc khu vực nao trên cơ thể , thiên tai,thiên tai
  4. aikijujitsuhcmc

    aikijujitsuhcmc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Xin được bàn tiếp về cách hoá giải 1 đòn khóa trên cơ sở kiến thức vật lý. Cách hóa giải này được lấy trong môn Systema Nga. Đây là 1 trong các trường phái của Nga - trong đó nền tảng của các đòn thế dựa trên sự phân tích và ứng dụng các định luật vật lý - sinh học.
    Thế khóa:
    [​IMG]
    Trong trường hợp này cánh tay người bị khóa giống đòn bẩy - như trong hình vẽ sau (phần trên)
    [​IMG]
    Điểm tựa O - khuỷu tay.
    Điểm đặt lực A - đầu B đòn bẩy bị cố định. Do đó khi tác động lực vào điểm A thì O có góc quay tới hạn (ngưỡng đau).
    Cách phá giải của Systema:
    Tạo "độ nới" nhỏ tại điểm B - để đòn bẩy có thể quay quanh trục dọc.
    Trong trường hợp cánh tay người - khi quay quanh trục dọc khủyu tay sẽ hướng lên trên và đòn khóa mất tác dụng
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hệ người khóa - người bị khóa có thể xem như 1 hệ khớp nối - do vậy khi 1 thành phần của hệ thay đổi vị trí thì trọng tâm của hệ dịch chuyển theo. Trong trường hợp này - người bị khóa phản đòn - lùi về phía sau. Trọng tâm người khóa rơi ra ngoài mặt chân đế -> ngã về phía sau
    [​IMG]
    Để tạo được "độ nới" và xoay quanh trục cánh tay - người bị khóa cần phải relax cánh tay
    Được aikijujitsuhcmc sửa chữa / chuyển vào 03:04 ngày 26/08/2007
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Khi 2 người vật lộn đều nằm dưới đất, thì không phá khoá như
    bạn kể được .
    Để phá miếng khoá, ta phải làm trước khi cái khoá được hoàn
    thành . Khi đã bị khoá, và bị đè xuống đất, thì trên đài bị coi là
    đo ván . Thông thường, người bị khóa phải đập bàn tay kia
    xuống sàn để tỏ ý đầu hàng, vì trọng tài không thể biết ta có chịu
    thua hay còn đang có thể phá được miếng khoá . Nếu ta không
    chịu đầu hàng, thì sẽ rất đau đớn, có thể bị què tay .
    Khi bị đối thủ nắm tay đang cố khoá tay ta (submission) thì ta
    phải gồng lại rồi tìm cách xoay ngược cánh tay xuống để có thể
    co tay lại, trong khi gắng phản công để đè đối thủ xuống .
    Đây là khoá cổ, tuy bị đè mà thắng trận:
    http://www.youtube.com/watch?v=y0xRXKq_kwk&mode=related&search=
    http://www.youtube.com/watch?v=lx6vPoyaXv0
  6. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    1- Vâng xin bác đọc lại post trên của em " 2 đốt áp út" tức là 2 đốt kề ngón út đấy ạ, còn khi đấm vào người, vào bao cát đốt ngón út có tiếp xúc với vật thể chịu đòn không thì ta cứ thử lấy phấn mỡ (loại của mấy bác trông xe) bôi kín 3 khớp đó rồi đấm liên tục hơn chục quả vào bao cát thì rõ ngay.
    2 và 3, bí mật bản môn thì em chịu rồi, em không thạo VX, nhưng qua cách tả của bác em có 1 liên tưởng đến quả đạn chống tăng loại AP được giới thiệu như sau:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Shell_%28projectile%29#Armor-piercing_.28AP.29
    "đạn chống tăng để xuyên giáp được lắp thêm một miếng đệm bằng kim loại mềm ở trên cái lõi cứng của viên đạn, lớp đệm mềm này sẽ dập tắt phản chấn khi bắt đầu tiếp chạm(có thể làm vỡ lõi cứng)"
    hề hề rõ ràng quả đấm của ta thì không có lớp đệm mềm nhưng nếu làm cho lớp thịt ở chỗ tiếp chạm có vận tốc gần bằng vận tốc quả đấm rồi ta thu nhỏ diện tích tiếp xúc đồng thời tạo thêm gia tốc cho quả đấm sao cho sóng chấn động được cộng hưởng thì khi đó chẵc xung động của quả đâmsẽ đi sâu hơn vào cơ thể.
    Ấy, giả thuyết thì thế nhưng để thành được công thức mô tả, thực nghiệm chứng minh thì phải cỡ tiến sĩ. Còn bác VX nhân nào đấm được thế thì có thể tự hào quả đấm của mình có độ khó cấp...tiến sĩ.
  7. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn Aki đã giải thích cặn kẽ về cú đấm .
    Cho hỏi tập cái gì để có tốc độ nhanh trong quãng đường ngắn cho cú đấm của mình .
    Thân.
  8. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Cách giải thích của fade_away mới được 1/2 thôi: Khi cú đấm chạm vào đối thủ thì lúc đó mới là lúc bắt đầu, khi cú đấm chưa đến mục tiêu thì nó mới đang ở trạng thái "khởi động". Để rõ hơn bạn hãy thử đấm vào săm xe hơi thì sẽ hiểu, nếu dùng kiểu đấm như của Karate, các khớp vai và khớp tay bạn coi như ...."hỏng".
  9. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Nếu tạo được độ lỏng của khớp + mượn lực người thực hiện thì các miếng khoá sẽ trở nên vô dụng.
  10. Koone

    Koone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    0
    Thế khoá trên không an toàn. Người khoá không thấy được
    người bị khoá nên khó có thể phản ứng kịp với những chống
    của đối phương.

Chia sẻ trang này