1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VẬt Lý vs Võ Thuật

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi kapapoo, 10/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kapapoo

    kapapoo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    VẬt Lý vs Võ Thuật

    Ý em hong phải vs theo kiểu Streer Fighter đâu ạ.
    Bởi vì em thấy Vật lý là môn ứng dụng vào đời sống nhiều nhất, nên em muốn tìm hiểu ứng dụng vô Võ Thuật nó ra làm sao.
    Nếu ta coi cơ thể con người là 1 cỗ máy, thì việc áp dụng vật lý vô rõ ràng có lợi vô cùng, không phải chỉ trong VT nói riêng mà còn trong sự vận động nói chung của con người nữa(vận động này hong phải theo triết học đâu nha, chỉ là vận động cơ học thôi).
    Mong các bác gíúp đỡ ạ.



    Được farmer sửa chữa / chuyển vào 23:33 ngày 25/06/2003
  2. kien2005

    kien2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2003
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Bạn biết đặc điểm của các nguyên tắc: Khắc, Chế, Hóa, Giải trong võ thuật không? Vật lý ứng dụng ở đó!!!
  3. kapapoo

    kapapoo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    Hic, thì VT chỉ có bấy nhiêu thôi, bác nói thế thì em biết đâu mà lần.
    Ý em là trong trường hợp nào thì ta dùng công thức Vật Lý nào cho có hiệu quả cao nhất ấy ạ.
    luôn luôn lắng nghe, hong biết có hiểu hay không thôi?
    (3-5-7)
  4. kien2005

    kien2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2003
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Ví dụ một đòn rồi cùng phân tích, chứ võ học mênh mông, vật lý cũng mông mênh nốt, nói như bạn biết đâu mà lần.
    Thử nhé: quả thôi sơn vào mặt. Điểm mạnh của quả này chính là động năng của quả đấm. Khi va chạm, chạm chỗ càng cứng thì quãng đường dừng lại càng ngắn -> gia tốc hãm lớn, mà lực va chạm sinh ra gia tốc hãm -> lực chạm đòn càng lớn.
    Có 2 khả năng:
    1/ Đòn khắc: Phải dùng biện pháp nào để làm lực chạm đòn gây chấn thương quyền của đối thủ (vì lực chạm là bằng nhau với hai phía của va chạm). Như lý luận trên, dùng cái gì càng cứng càng tốt để cản đòn, nhưng với điều kiện triệt được đòn địch thì ta phải thiệt hại ít hơn ->không đưa đầu ra chặn đòn, mà nên đưa cùi chỏ hoặc quyền ra để đối kháng. Tốt nhất là nhặt 1 hòn gạch chặn quyền của đối thủ
    2/ Đòn hóa: Do quyền đi thẳng vào ta, phải dùng cách nào đó để đòn đi không đúng ý định đối thủ. Cách tốt nhất là xoay người (thay đổi vị trí tương đối) -> đòn đang đánh vuông góc với mặt trở thành đòn đánh song song với mặt -> thóat (cách này trở thành đòn hóa giải luôn)
    Cứ thế mà phân tích bạn ạ
  5. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Tôi biết một ví dụ trong Judo, các đòn vật, ném, người ra đòn luôn đặt điểm tựa vào trọng tâm thân người của đối thủ, võ sĩ càng khéo léo, đặt điểm tựa càng chính xác thì quăng, vật càng nhẹ. Ta có thể miêu tả điều này qua công thức toán học sau:
    M - P * d = I*a
    M là moment do võ sĩ ra đòn tác dụng, bằng lực tác dụng nhân với cánh tay đòn từ nơi tác dụng lực (thường là ve áo võ phục )đến điểm tựa (khoảng ở hông đối phương)
    P là trọng lượng đối thủ
    d là khoảng cách từ trọng tâm đối thủ đến điểm tựa
    I là moment quán tính của đối thủ tính tại điểm tựa, tính theo công thức Steiner: I = IG + m*d2 => I >= IG
    a là gia tốc góc
    Khi điểm tực tại trọng tâm: d = 0 => M = IG*a
    với cùng một giá trị a (hiệu quả ném như nhau) thì trong trường hợp này M là thấp nhất
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  6. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Ặc ..Pái phục... Ngày mai em về xin mẹ cho đi học võ .. Phen này cả thày giáo cũng phải đi học Lý cho mà xem hì hì hì
    Ngoclong80
  7. kapapoo

    kapapoo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    hihi, ý em chính là như vậy đó, có công thức cụ thể dễ nói hơn.
    bây giờ tiếp tục: thông thường khi tung 1 cú đấm người ta hay quan tâm tới công thức: W=1/2 m v^2 , tức là cần 1 vận tốc đầu lớn, muốn có vận tốc lớn người ta thường cần có 1 quãng đường gọi là lấy trớn, thế nhưng Lý Tiểu Long lại chỉ cần 1 khoảng cách 3 cm, điều này chứng tỏ sự tăng vận tốc (gia tốc ) là cực lớn, mà F=m a, a lớn thì cần 1 lực F của tay rất lớn, ở đây lại có 1 vấn đề nữa: làm sao 1 người không phải LTL (chẳng hạn mấy anh thư sinh trói gà khong chặt) cũng có thể làm được??? liệu có cần thêm gì không ngoài cánh tay???
    luôn luôn lắng nghe, hong biết có hiểu hay không thôi?
    (3-5-7)
  8. trviphg

    trviphg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Bác này nói gì khó hiểu quá ,làm sao mấy ông sinh viên như bác nói lại có thể làm được như LTL nhỉ???
    I 'm the greatest Warrior
  9. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    theo lý thuyết động lực học thì chuyển động và tương tác của các vật thể phụ thuộc rất lớn vào vận tốc ban đầu.. do đó muốn được như LTL thì phải luyện tập sao cho ra đòn thật nhanh vào...


    . : : WELCOME TO : : .
    . : Box CNN && Box Vật lí : .​
  10. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Phải, tôi cũng chẳng hiểu làm sao một người bình thường lại trở nên giống LTL được. Nếu mà có "bí kíp" như vậy tôi sẽ tập rồi lên cho bọn du côn trên Linh Trung hay ăn hiếp sinh viên trường Tự Nhiên một trận.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn

Chia sẻ trang này