1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật Lý Vui ( Êu ré ka ) vào đây

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi khongcoviecgikho, 26/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Đáp án + Barem điểm đây:
    Bài toán:
    Một học sinh bảo : P= UI = RI^2 vậy R càng lớn P càng lớn
    Một học sinh khác bảo : P = UI = U^2/ R vậy R càng lớn P càng nhỏ .
    Đứa nào đúng ???
    Lời giải:

    A. Ai đúng ?

    Học sinh 1 đúng trong trường hợp nguồn dòng (nguồn cấp I không đổi). (2 điểm)
    Học sinh 2 đúng trong trường hợp nguồn áp ( Nguồn cấp điện áp không đổi) (2 điểm)
    B. Ví dụ:
    1. Trường hợp I không đổi (nguồn dòng): P= U.I = I^2.R = A.R => R tăng => P tăng (3 điểm).
    2. Trường hợp U không đổi (nguồn áp): P =U.I = U^2/R = A/R => R tăng => P giảm ( 3 điểm)
  2. thogiao

    thogiao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0

    Nếu đề bài cho là 2 bài tóan khác nhau thì cả đứa A lẫn đứa B đều đúng. Nếu đề bài cho chỉ nói về 1 bài thì thằng Eurika đúng. Và hầu như ai cũng nói giống hệt thằng Eurika. Dangiaothong chửi thằng eurika ngu sao dangiaothong lại nói giống eurika quá vậy, cả Nitarid nữa?
    Được thogiao sửa chữa / chuyển vào 19:31 ngày 10/04/2007
  3. baoson1969

    baoson1969 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    574
    Đã được thích:
    0
    Đây là cách hiểu máy móc theo toán học mà không quan tâm đến bản chất vật lý học của định luật Ohm
    Cái đáp án của cậu :
    2. Trường hợp U không đổi (nguồn áp): P =U.I = U^2/R = A/R => R tăng => P giảm ( 3 điểm)
    Sẽ giải thích ra sao với nguồn áp U nhưng nếu R đường dây tăng thì công suất tỏa nhiệt P trên đường dây sẽ tăng chứ ko hề giảm !
    Các nhà truyền tải vẫn phải giảm R đến mức có thể để hạn chế thất thoát công suất .
    Ngoài ra tớ chả thấy khái niệm nào gọi là nguồn dòng ở đây cả .
    1- Công thức biểu diễn định luật Ohm đúng cả vật lý học lẫn toán học thì chỉ có duy nhất một biểu thức
    I=U/ R
    Nghĩa là I phụ thuộc vào U và R
    2- Còn các công thức sau chỉ biểu diễn về mặt toán mà thôi
    U=RI
    thì về mặt vật lý tuyệt đối không được hiểu U phụ thuộc vào I và R , cho dù R tăng thì U không tăng , nó không tỉ lệ thuận với R , bản chất vật lý của U là áp U vào 2 đầu vật dẫn thì sinh ra dòng điện I chạy qua , U cũng chẵng phụ thuộc vào I .
    3- Công thức còn lại R= U/I cũng chỉ biểu diễn về mặt toán học mà không biểu diễn về mặt vật lý .
    Nó cho phép tính giá trị R khi biết U và I , về mặt vật lý công thức này không được hiểu là nó biểu diễn sự phụ thuộc của R vào U và I , Điện trở vật dẫn đặc trưng cho vật dẫn đó , có giá trị xác định từ trước , nó không phụ thuộc vào U và I .
    Từ đó thấy khi khảo sát các công thức liên quan đến công suất phải cẩn thận. Cần biện luận theo bản chất vật lý chứ không phải máy móc theo các công thức tỉ lệ toán học đơn giản . ( Toán chỉ là công cụ thôi , bản chất vật lý mới là chính )

  4. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Trước hết phẩi nói đây là một bài toán khó đối với học sinh PTTH. Việc vận dụng ĐL Ôm cho đoạn mạch ở đấy phải rất linh hoạt và sang tạo một chút:
    Vàng 1: Rất nhiều thiết bị kỹ thuật người ta phải duy trì dòng không đổi (ví dụ thiết bị mạ, điện phân ....)
    Vàng 2: Thực tế điện trở của nhiều vật đẫn phụ thuộc vào U,I . Ví dụ trong quá trình mạ điện, dung dịch nóng lên do dòng điện đi qua làm điện trở tăng lên => để duy tri dòng không đổi người ta phải tăng điện áp, hoặc pha thêm dung dịch mới đẻ giảm R, hoặc làm nguội bằng hệ thống làm mát...
    Còn nhiều ví dụ trong kỹ thuật, các bạn có thể tìm hiểu dần.....
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Thế này mà cũng "đòi" VLV trả lời
  6. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Tôi có mấy ý kiến cùng bạn baoson như sau (không liên quan tới tính đúng đắn của bài toán vì đã nói trước đó).
    1. Trong trường hợp truyền tải điện, có thể hiểu đây chính là nguồn dòng (còn có tồn tại nguồn dòng ko sẽ đề cập sau). Tại sao? Bởi vì nơi tiêu thụ điện cần có một điện áp ổn định và dòng coi như không đổi (vì công suất của hộ tiêu thụ coi như cố định). Như vậy dây dẫn tải điện luôn chịu một dòng I ko đổi đi qua, rõ ràng tổn hao công suất sẽ tỉ lệ thuận với R dây, đối với dây tải điện thì đây là 1 nguồn dòng. Mạch này có thể tương ứng với một mạch lắp nối tiếp nhiều điện trở, trong đó có các điện trở có trị số lớn hơn nhiều những cái còn lại. Khi đó đối với một điện trở có trị số nhỏ thì công suất tiêu hao trên nó tỉ lệ với giá trị R của chính nó.
    2. Đúng là bản chất của U là áp U vào 2 đầu vật dẫn thì sinh ra dòng điện. Nhưng tỷ lệ các điện áp hợp phần Ui trên đó lại phụ thuộc vào các điện trở hợp phần Ri, do đó ta phải áp dụng công thức Ui=IRi đối với điện trở thứ i trong một mạch mắc nối tiếp nhiều điện trở. Khi đó nếu bạn muốn xác định Ui rơi trên Ri mà phát biểu U không phụ thuộc vào I thì làm sao đo?
    3. Tôi thấy R=U/I cũng có ý nghĩa vật lý của nó. Cũng trong mạch nối tiếp, bạn không thể đo trực tiếp đuợc R (mạch sống) mà bạn biết I, lúc đó phải đo Ui của riêng con trở đó mới xác định đuợc R bằng cách áp dụng công thức trên. Và đây cũng là nguyên tắc làm việc của ôm kế.
    Còn về nguồn dòng và nguồn áp, không biết còn loại nào khác không, nhưng ví dụ bộ potensiostat của hãng Solatron có 2 chế độ dòng và áp. Trong khoảng đo cho phép, nếu ở chế độ I thì chắc chắn I = constant cho dù R ngoài có thay đổi (tất nhiên trong khoảng đo), và ở chế độ U cũng tương tự.
  7. baoson1969

    baoson1969 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    574
    Đã được thích:
    0
    1 Truyền tải điện là nguồn áp , dòng vào từng hộ là thay đổi và khác nhau từng hộ , dòng I này không bao giờ là hằng số vì các thiết bị được bật tắt thường xuyên , nhưng U luôn không đổi là 220 V
    P = U^2/R = RI^2 bạn sẽ thấy mâu thuẫn khó giải quyết
    2. U không phụ thuộc vào I mà ngược lại I phụ thuộc U cậu ạ
    áp 2 đầu U= 220 V vào cái R=10 Ohm thì I = 22A
    Nếu tăng R = một cái R2= 20 Ohm thì I2= 11A ....R, I biến thiên nhưng U vẫn là 220 V không đổi .
    3. Thì rõ ràng cái thí nghiệm của bạn cho thấy R đâu phụ thuộc U , trong trường hợp này là Ui , R có một giá trị xác định từ trước rồi , còn khi khảo sát R nóng là ta đã đụng đến vi phân của hiện tượng .
    Với Ri ( ở nhiệt độ C ) thì ta cũng xem như Ri là một giá trị cố định trước của R ở thời điểm t , nó không phụ thuộc vào U hay I , bạn có áp U =10 V hay 20 V , 30 V , 100 V thì R vẫn là R ( trừ truong hop phá hủy R khỏi quan hệ I = U/ R bằng điện thế cao , khi đó không còn là hiện tượng của định luật Ohm nữa mà là các quan hệ hóa lý khác và phải khảo sát bằng các định luật hóa lý khác )
    TRong cuốn cơ sở vật lý - điện học cũng nói rõ chỉ I= U/R mới nêu bản chất vật lý lẫn toán học của định luật Ohm còn các công thức còn lại chỉ nêu về mặt toán thôi, cần có giới hạn vật lý để hiểu cái giới hạn toán học của công thức .
    Tớ nghĩ bài toán này các cậu đừng coi thường, không phải ai cũng hiểu và giải thích hợp lý được đâu , hồi sáng tớ hỏi thằng sinh viên bách khoa còn ngắc ngứ luôn! Còn hôm trước hỏi thì ông kỹ sư nhà đèn bí rị , giải thích luẩn quẩn rồi thôi . Muốn nhờ cậy mấy anh Ranarok , Werty ,dangiaothong thì các anh biến mất (!) Chủ xị là anh KCVGK thì hình như bị box nào đó khóa nick nên chắc treo mồm rồi.
    Đố cậu VLV thì làm sao mà cu cậu đủ trình độ giải được, chỉ nói phét thôi chứ làm được gì.
    [​IMG]

    Được baoson1969 sửa chữa / chuyển vào 23:58 ngày 10/04/2007
  8. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
  9. baoson1969

    baoson1969 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    574
    Đã được thích:
    0
    bàn từng cái cho ra ngọn ngành
    câu dien vào bất cứ cái máy nào bạn cũng phải cắm vào ổ ( lấy thí dụ U = 220 V ) thì sao lại gọi là nguồn dòng nhể ?
    máy xay , máy bơm hay TV tủ lạnh ....ổ nào cũng 220 V
    Nhưng tắt một máy thì I biến động ngay nhưng U mỗi ổ vẫn là 220 V
    Cậu giải thích thêm đi.
  10. baoson1969

    baoson1969 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    574
    Đã được thích:
    0
    hê hê , tớ đếch phải giáo viên giáo viếc gì hết.Tớ đi làm anh long tong thôi bạn ạ . Nhưng tớ thấy bài toán hay thì nhào vào.
    Kiến thức f thông tớ bay gần hết nhưng cái gì tớ viết là tớ lấy sách thằng em tớ đang học năm nhất đại học ra gạo lại.
    Nói chung là chưa ai giải đáp ra hồn cái mâu thuẫn bài toán. Cứ lạc đề rồi. Vậy quay lại bài toán đi haidef nhể.
    thôi mai bàn tiếp , tớ đi xem chelsea đá valencia đây

Chia sẻ trang này