1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật Lý Vui ( Êu ré ka ) vào đây

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi khongcoviecgikho, 26/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Nào xem chúng ta tranh luận đến đâu hay là đã đi lạc đề. Hóa ra là bạn vẫn lăn tăn về cái nguồn dòng. Bạn nói không có nguồn dòng. Để tôi giải thích cho bạn rõ thêm là nó có cái nguồn dòng.
    Tất cả các nguồn 220AC trên tường đều không phải nguồn dòng, đó là một khẳng định. Đó là các nguồn áp, và đương nhiên bóng đèn 100W phải có R nhỏ hơn bóng 60W. Đó là vì P tỷ lệ nghịch với R. Nếu bạn tranh luận với tôi là các ổ điện trên tường ko có nguồn dòng, OK , tôi thua.
    Muốn có nguồn dòng theo tôi có thể có nhiều cách, tôi tạm cho bạn 2 cách. Cách thứ nhất bạn phải lắp một mạch ổn dòng. Tôi có thể vẽ cho bạn làm ví dụ như trên đã nói, hoặc như thiết bị potensiostat. Với thiết bị này, bạn đặt nó chạy ở chế độ luôn giữ I = constant trong khoảng đo là bạn đã có một nguồn dòng (chỉ có điều là nó rất đắt).
    Cách thứ 2 đó chính là mạch nối tiếp các Ri với nhau trong đó có một số có giá trị rất lớn hơn các cái còn lại. Khi đó mạch điện đối với các R có trị số nhỏ cũng như 1 nguồn dòng (bạn tự chứng minh nhé).
    Bạn đưa ra trang sách về định luật Ohm để làm tài liệu khẳng định. Điều này chứng tỏ có thể bạn là một giáo viên phổ thông dạy môn lý. Dạy hs phổ thông thì chỉ cần giải thích đơn giản vậy là được rồi, tụi nó đâu cần biết sụt áp, hay phân bố điện áp làm gì. Điện áp đâu chỉ có là cái nguồn 220V ở trên tường, nếu vậy thì mọi cái quá đơn giản. Điện áp cũng có thể là hiệu điện thế của 2 điểm nào đó trong 1 mạch điện, trong không gian, trong một thiết bị điện tử nào đó, hay là điện thế bước mà tôi đã lấy ví dụ ở trên. Rõ ràng trong các trường hợp trên nó có thể không bằng 220VAC như cái ổ điện ở nhà.
    Chúc bạn dạy tốt hơn .
  2. thogiao

    thogiao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Để tôi bắt trước VLV phân tích:
    Đề bài:
    Một học sinh bảo : P= UI = RI^2 vậy R càng lớn P càng lớn
    Một học sinh khác bảo : P = UI = U^2/ R vậy R càng lớn P càng nhỏ .
    Đứa nào đúng ?

    - Eurika ban đầu trả lời: 1 thằng là U 1 thằng là I (người nhạy bén sẽ tự hiểu)
    - Eurika lại giải thích : Không đứa nào đúng và không đứa nào sai...!!!! Đúng của đứa này là sai của đứa kia..... Và có khả năng chứng minh cả 2 trường hợp.. vừa đúng vừa sai (dành cho người giỏi)
    - Eurika dùng công thức:
    U = I x R
    Khi U là một con số bất biến. Và đề bài cho R là biến đổi => I phải thay đổi.
    Và I phải thay đổi theo I = U / R
    Tương tự vậy nếu I là một con số bất biến. Đề bài cho R thay đổi, thì U chắc chắn phải thay đổi..... và thay đổi theo U = I x R (ai thật sự giỏi mới đọc được cái dòng R theo đề bài cho là biến đổi). Còn VD: là để giải thích cho những người yếu hiểu.
    dangiaothong trả lời: "Chính xác!, Rõ ràng là các điều kiện bài toán không cho đủ để kết luận. Cả 2 người đều đúng, và đều sai. Trả lời câu hỏi này bắt buộc phải phân loại và tổng hợp các trường hợp khác nhau." (có thể nói dangiaothong bê lại nguyên lời của Eurika đã nói bên trên, nên tôi không đánh giá cao về dangiaothong).
    Nitarid trả lời : Học sinh 1 đúng trong trường hợp nguồn dòng (nguồn cấp I không đổi). (2 điểm)
    Học sinh 2 đúng trong trường hợp nguồn áp ( Nguồn cấp điện áp không đổi) (2 điểm)
    B. Ví dụ:
    1. Trường hợp I không đổi (nguồn dòng): P= U.I = I^2.R = A.R => R tăng => P tăng (3 điểm).
    2. Trường hợp U không đổi (nguồn áp): P =U.I = U^2/R = A/R => R tăng => P giảm ( 3 điểm)
    Nếu đem so với Eurika:
    U = I x R
    Khi U là một con số bất biến. Và đề bài cho R là biến đổi => I phải thay đổi.
    Và I phải thay đổi theo I = U / R
    Tương tự vậy nếu I là một con số bất biến. Đề bài cho R thay đổi, thì U chắc chắn phải thay đổi..... và thay đổi theo U = I x R
    Tôi đánh giá Eurika cao hơn, vì Eurika chỉ ra được 2 trường hợp:
    1./ Nếu đề bài nói đến 2 bài tóan khác nhau.
    2./ Nếu đề bài chỉ nói đến 1 bài tóan.
    - Trong phần trả lời của Nitarid, Nitarid chỉ trả lời được cho trường hợp( 1./) của Eurika. Qua trường hợp 2./ nếu đề bài chỉ nói đến 1 bài trong đó có U, I và V. Khi trả lời "Học sinh 1 đúng trong trường hợp nguồn dòng (nguồn cấp I không đổi)." Khi I không đổi ta có P = U2/R. Tôi xin hỏi Nitarid, U này có phụ thuộc vào I không để có thể trả lời P =U.I = U^2/R = A/R => R tăng => P giảm?
    - Bài trả lời của Nitarid chỉ trả lời được cho trường hợp 2 bài khác nhau với 2 điều kiện: Khi I không đổi, khi U không đổi. Cho nên tôi vẫn đánh giá bài trả lời của Eurika cao hơn.
    Baoson1969 trả lời:
    ------------------
    "1 Truyền tải điện là nguồn áp , dòng vào từng hộ là thay đổi và khác nhau từng hộ , dòng I này không bao giờ là hằng số vì các thiết bị được bật tắt thường xuyên , nhưng U luôn không đổi là 220 V
    P = U^2/R = RI^2 bạn sẽ thấy mâu thuẫn khó giải quyết
    2. U không phụ thuộc vào I mà ngược lại I phụ thuộc U cậu ạ
    áp 2 đầu U= 220 V vào cái R=10 Ohm thì I = 22A
    Nếu tăng R = một cái R2= 20 Ohm thì I2= 11A ....R, I biến thiên nhưng U vẫn là 220 V không đổi ."
    ---------------------------
    - Và theo baoson trích dẫn từ 1 trang sách nói: Không được hiểu rằng U=IR biểu diễn sự phụ thuộc của U vào I và R.
    - Đề bài cho: P= I2.R . R biến đổi, tôi hỏi Baoson, trong trường hợp này ta chỉ biết có I là một số bất biến, R là 1 số biến đổi. Vậy U có phụ thuộc vào I và R không để có thể sử dụng P=U2/R.?
    - Đề bài không đề cập đến dòng xoay chiều hay dòng ngược chiều, nên khi baoson trả lời như vậy, Baoson nghĩ thế nào giữa mạch mắc nối tiếp và mạch mắc song song? Baoson chỉ trả lời đúng P= U2/ R mà không thể trả lời đúng P=I2.R
    - Vậy qua bài trả lời của 4 người: Eurika, dangiaothong, Nitarid, và Baoson. Tôi vẫn thấy Eurika trả lời ngắn gọn nhất và trả lời rất phù hợp với nhiều điều kiện khác nhau.Dangiaothong trả lời giống và sau Eurika nên tôi không đánh giá bài trả lời của dangiaothong. Nitarid và Baoson thì chỉ trả lời đúng theo điều kiện nhất định và không có sự linh họat trong ứng dụng.
    Được thogiao sửa chữa / chuyển vào 01:57 ngày 11/04/2007
  3. thogiao

    thogiao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Đối với tôi, đề bài của KCVGK đưa ra không có gì là khó, cũng không có gì là hay (erika). Nó chỉ khó hay dễ là do cách đặt vấn đề ban đầu của mỗi người.
  4. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Tớ nghĩ là topic nên chấm dứt ở đây, bởi vì topic dành riêng để đố VLV mà hắn đã trả lời xong rồi, bác KCVGK cũng không có thắc mắc gì thêm.
    Bài này tớ nghĩ Ragnarok đã đưa ra cách giải tổng quát nhất: muốn xem P giảm hay tăng khi thay đổi R thì chỉ việc khảo sát hàm P = f(R). Ku VLV hiểu vấn đề nhưng không biết gì về giải tích (hoặc là có học nhưng trả thầy hết rồi ) nên cứ giải thích vòng vo.
    P/S: mọi người nên cảnh giác, thế lực thù địch "VLV và đồng đội" đã quay trở lại".
    @ "VLV và đồng đội": muốn ẩn danh thì hãy luyện thêm chính tả nhé.
  5. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1

    Nói thật !!!
    Ai còn chưa hiểu rõ "nguồn dòng" và "nguồn áp" thì chỉ nên ngồi nghe thôi nhé!
  6. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Khệnh ghê. Thế cái này là cái gì:
    [​IMG]
  7. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Tôi không cho là VLV hiểu được vấn đề, bởi vì cậu ta không trả lời được câu hỏi. Lại lấy 1 ví dụ tính P theo 2 cách đều bằng nhau. Ý của đề là học sinh phân biệt được 2 trường hợp nguồn dòng và nguồn áp, như haidelft và NITARID nói. Bởi vì với 1 thiết bị cố định thì R luôn không đổi. Khi thay đổi R, tuỳ theo tính chất của nguồn mà U và I thay đổi theo. Lúc đó mới cần phân tích theo loại nguồn nào thì P sẽ tăng hay giảm. Ở mấy trang trước tôi đã post mấy dòng, tạm gọi là định hướng, có lẽ baoson1969 và thogiao chưa đọc. Các bạn chưa phân tích kĩ, vội vàng kết luận tôi trả lời giống VLV ( Tội xúc phạm mod đấy nhé!)
  8. vatlysocap

    vatlysocap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Bác không phải dân điện tử rồi !
    Thực tế hầu như tất cả các thiết bị điện, điện tử đều có R thay đổi. Đơn giản nhất là bóng đèn dây tóc thông thường chứ chưa nói đến các VD của Nitarid.
    Bài toán không khó nhưng hay vì nó thực tế.
    Bác Werty nhận xét công bình đấy !
    To baoson : Bác tin rằng sách đã in là Đúng tuyệt đối ?
    To "VLV và đồng đội " : Cứ viết thong thả, hoà nhã, súc tích (không lan man ) thì mới có người chịu đọc và hiểu ý cậu.
    To Nitarid : "Bác gái" lúc này hay cáu nhỉ ! Khéo lại nhiễm bệnh VLV đấy !
  9. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Bác bắt bẻ nhau thế này thì chỉ có vận tốc ánh sáng mới là hằng số thôi bác ạ. Chẳng biết theo như bác thì người ta đưa ra khái niệm "Trạng thái làm việc ổn định" làm gì nữa? Tôi không hiểu theo bác, với 1 bài toán lớp 9 thế này, người ta ra đề: "Cho điện trở R = 20 ôm thì bác biện luận thay điện trở thay đổi kiểu gì?
    Được dangiaothong sửa chữa / chuyển vào 09:48 ngày 11/04/2007
  10. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    nguồn gì thì vẫn là U =I.R
    do đó nếu coi 2 công thức của đề bài là 2 dạng của cùng 1 hàm (vì P = U^2/R = I^2.R^2/R = I^2.R , không khác gì công thức kia) thì rõ ràng hàm này chỉ gồm có hệ số I và biến số R, việc đặt ra trường hợp U không đổi khi R biến thiên là vô nghĩa => bài giải của NITARID có vấn đề

Chia sẻ trang này