1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật Lý Vui ( Êu ré ka ) vào đây

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi khongcoviecgikho, 26/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thogiao

    thogiao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    - Đề bài đã cho "R càng lớn", tức là đã nói R biến thiên. Nếu đề bài cho P1 = U12 / R1 , Và P2=I22.R2. Khi đó khảo sát hàm theo R sẽ đúng, vì khi đó có cùng hàm. (Đề bài nói đến 2 bài tóan khác nhau)
    - Nếu đề bài chỉ cho P, U, I, V. Không thể nào xét hàm vì R tuy biến thiên nhưng P vẫn không thay đổi giá trị vì U hoặc I sẽ biến thiên theo R.
    VD: Trong cùng một bài tóan có U là bất biến. P =U2 / R, nếu xét hàm số R theo Werty và Ragnarok. Thì khi bị bắt buộc sử dụng P= I2.R để tính công suất. Werty và Ragnarok sẽ tính như thế nào? Hoặc khi đề bài cho I là bất biến P=I2.R . Thì khi bị bắt buộc sử dụng P = U2 / R để tính công suất . Werty và Ragnarok sẽ tính hàm như thế nào?
    - Vì vậy tôi chỉ có thể kết luận: Đề bài đưa ra không có gì khó và hay, nó chỉ khó hoặc hay do cách đặt vấn đề của mỗi người. Và tùy vào mỗi cách đặt vấn đề đó, chúng ta có hướng chứng minh khác nhau.
    - Một đề bài đưa ra không nêu lên điều kiện, là một người giải, chúng ta phải giải tất cả những điều kiện mà đề bài có thể phát sinh. Cho nên tôi chỉ thấy có mỗi Eurika là giải được tất cả các trường hợp. Ragnarok, Nitarid chỉ giải được dạng có 2 bài tóan (cùng 1 hàm), Baoson thì giải theo hướng chứng minh U không đóai hòai đến I.
    - Từ bài của KCVGK tôi liên tưởng đến 1 câu ca dao: Con ngựa đá đá con ngựa đá. Ai có thể giải nghĩa và chứng minh câu nói trên hay nhất?
    @ baoson: Tôi đã làm gì phật lòng bạn mà bạn lại có suy nghĩ như vậy?
    Được thogiao sửa chữa / chuyển vào 20:27 ngày 11/04/2007
  2. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Ừ chưa đọc hết câu thì biết ngay bạn không phải là giáo viên, tôi nhầm (đùa tí).
    Về bài toán, theo tôi là chưa chặt chẽ vì nếu chỉ hỏi đứa nào đúng, đứa nào sai thì chưa đủ căn cứ. Ta phải dựa vào từng trường hợp cụ thể.
    Ví dụ với lưới điện trong nhà, ta chạy bếp điện hay bất kỳ một đồ điện nào dùng điện trở thuần thì P tỉ lệ nghịch với R, lúc đó ta sử dụng công thức công suất P = U^2/R. Do đó thằng thứ hai đúng.
    Còn trường hợp nếu phải tính tổn hao trên đường dẫn , giả sử 1 xóm dùng 50KW , điện 220V. Họ câu điện từ trạm biến thế bằng cáp có R = 0,01 ôm. Như vậy Ptiêuhao sẽ tỉ lệ thuận với R của cáp điện, và ta phải sử dụng công thức P=I^2*R, vậy trả lời là thăng thứ nhất đúng.
    Nói thêm về nguồn dòng: có thể khái niệm này mới với nhiều bạn. Nguồn mà ta thấy đa phần là nguồn áp, nhưng cũng có nguồn dòng, đó là loại thiết bị cấp dòng constant trong khi trở ngoài có thể biến đổi (trong phạm vi cho phép). Trong các lĩnh vực khác thì tôi ko biết, nhưng trong điện hoá, chủ yếu người ta chỉ quan tâm tới cường độ dòng điện. Trong mạ điện chẳng hạn, nếu dòng điện thay đổi là có thể làm hỏng lớp mạ. Thực chất là mật độ dòng điện đo bằng A/m2 hay mA/cm2 tuỳ trường hợp. Trong nghiên cứu điện hóa thì mật độ dòng càng quan trọng nên các thiết bị potensiostat được chế tạo là nhằm đáp ứng mục đích này (2 chế độ U=constant và I =constant). Bác nào thích đọc thêm thì gucgờ từ potentiostat hay từ Solartron là ra cả đống. Đối với ngành điện tử thì về nguyên tắc làm ra loại thiết bị ổn dòng này không khó, chỉ có điều có chính xác hay không thôi.

    Hôm qua ngồi gõ từ ''current source'', ra ngay 1 bài trong wiki. Bạn nào muốn tham khảo nguồn dòng thì đọc nhé.
    http://en.wikipedia.org/wiki/Current_source
    Được haidelft sửa chữa / chuyển vào 12:22 ngày 12/04/2007
  3. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Công thức này đúng cho cả truờng hợp điện 1 chiều và điện xoay chiều. Nhưng trong mạch chỉ có điện trở thuần tuý mà thôi.
    công suất tiêu thụ
    P = UI
    mà U = RI
    do đó P = RI2
    từ U = RI
    suy ra I = U/R
    thay vào công thức P = UI
    thì ta có P = U2 / R
    2 công thức đó là một
  4. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    thogiao có kiểu post bài rất giống VLV!
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
  6. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Người ta nói đúng sao bác ''đêm nay đầy sao'' lại cười?
  7. thogiao

    thogiao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    2 "công thức" đó không phải là một, mà là cùng cha (R) khác mẹ (U và I) có chung dòng máu (P).
  8. baoson1969

    baoson1969 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    574
    Đã được thích:
    0

    Chán quá, mấy hôm cúp điện, internet lại ậm ạch ko vào được.
    Haidef và các bác ơi, vào đây tớ hỏi:
    Bỏ qua mấy cái lằng nhằng lạc đề , bây giờ tớ hỏi thẳng vào bài toán của anh KCVGK ( nhưng tớ đặt ra cái ví dụ này ) :
    [​IMG]
    Nguồn điện 220 V, cắm một bóng đèn có điện trở R công suất P , đường dây xem như có điện trở r .
    Ở đây có mâu thuẫn :
    Cùng là điện trở nhưng bóng đèn tính P= U^2/R
    Công suất càng lớn điện trở càng bé ( thực tế đúng vậy : bóng đèn 100W có điện trở nhỏ hơn bóng đèn 75w , 60W , 40w, 25w )
    Còn đường dây công suất P(d) tỏa nhiệt lại phải tính theo công thức P(d) = rI^2.
    Tức công suất càng lớn , điện trở càng lớn , dây càng nóng , .( các nhà kỹ thuật vẫn luôn tìm cách đi dây lớn có r nhỏ để hạn chế hao phí công suất )
    Cho tớ hỏi :
    Vì sao cùng là điện trở nhưng sao thực tế lại phải dùng 2 công thức , một thằng tỉ lệ thuận với công suất ( dây ) , một thằng tỉ lệ nghịch với công suất ( đèn ) ?

    Được baoson1969 sửa chữa / chuyển vào 23:34 ngày 12/04/2007
  9. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Ở đây phải coi R lớn hơn r rất nhiều ( R >>r )
    R quyết định độ lớn của I
    => R (bóng đèn) có nguồn áp => P = U^2/R
    => r ( dây dẫn) có nguồn dòng => P = I^2.r
  10. baoson1969

    baoson1969 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    574
    Đã được thích:
    0
    Lại nguồn áp nguồn dòng lằng nhằng
    Ở đây thấy rõ một điều là chỉ có cái nguồn 220V chung cho 2 thằng thôi bồ tèo ơi .
    Thằng nhỏ hay thằng lớn đều bình đẳng
    Các bố là cứ thích bịa thêm nhiều điều vớ vẩn vô lý !

Chia sẻ trang này