1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về bài Origion Tranfection

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi ConCay, 26/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Về bài Origion Tranfection

    Bài Origin of transfection của Wigler đơn giản, không khó hiểu, ngoại trừ 1 số chổ tác giả cố tính sử dụng kỹ thuật văn chương để làm câu văn bóng bẩy. Đọc xong bài này, Concay có mấy ý sau:

    01- VN có câu tục ngữ "Cái khó ló cái khôn" có lẻ cũng đúng với Wigler. Thực chất công việc nghiên cứu ban đầu của ông ta là tìm hiểu thêm cơ chế gây ung thư, nhưng do thiếu thốn các công cụ cần thiết mà Wigler phải bỏ thời gian ra thử nghiệm một công cụ hữu hiểu để chuyển gene và không ngờ từ thành công này đã mở ra một loạt hướng nghiên cứu mới không chỉ có ý nghĩa về khoa học và còn về mặt thực nghiệm.

    02- Cũng do xuất phát điểm yêu cầu là tạo ra công cụ nghiên cứu sao cho đơn giản, rẻ tiền, hiệu quả (nói nôm na là càng bình dân càng tốt) mà Wigler chọn đối tượng nghiên cứu của mình cũng theo tiêu chí này, Đọc lại đọan 2-3-4 phần experiments để thấy TG phân tích tại sao mình chọn vật liệu phương pháp này mà không chọn vật liệu phương pháp khác. Chú ý ở trên phần cell fusion, Wigler cũng phân tích điểm yếu-mạnh của PP này để mạnh dạn loại bỏ mặc dù thời điểm này cell fusion đang là model. Qua đó cho ta thấy có 2 bài học quan trọng:

    - Không phải pp nào gọi là model thì đều có thể áp dụng vào nghiên cứu của mình. hãy bình tĩnh cân nhắc trước khi quyết định. Điển hình cách đây 4-5 năm, VN nhập về 2 máy bắn gene và đến nay nó được trùm mền để đó cho bụi bám.

    - dựa trên mục đích chính của nc mà ta chọn đối tượng nc cho phù hợp. Rõ ràng gene thymidine kinase (tk) đã được thiên hạ làm nát hết rồi nhưng Wigler vẫn chọn vì đơn giản những hiểu biết về nó tương đối đầy đủ, cơ sở lý thuyết về nó tương đối hoàn hảo nên việc làm thực nghiệm với tk có thể yên tâm sử dụng các lý thuyết hiện có để giải thích. Nhiều SV VN khi được đề nghị làm 1 vấn đề nào đó đã vội chê bai đối tượng này cũ quá rồi, chẳng có gì mới cho em làm và cứ nằng nặc hỏi có cái gì mới hơn không.

    03- Điều mà concay học được từ Wigler là ông không vội thoả mãn những kết quả đã có mà luôn luôn muốn đi đến tận cùng của sự việc. Nếu đọc qua thí nghiệm 1 sẽ thấy ngay tác giả đã thành công trong công việc của mình; kết quả đưa ra có sức thuyết phục. Nhưng TG vẫn chưa tin chắc vì vậy câu hỏi "có chắc là vậy không?" liên tiếp được đặt ra và từ đó Wigler bố trí tiếp các TN 2-3-4-5 để thu được những bằng chứng mà không thể nào đánh đổ được. Hãy chú ý các Wigler tự đặt câu hỏi cho chính mình và hướng đi giải quyết. Đừng vội thỏa mãn những gì mình có nếu không muốn bị người ta bác bỏ công sức của mình.

    04- Có mấy câu hỏi mà concay thắc mắc mong mọi người giải đáp giùm:

    a- PP tủa bằng Calcium phoshate được áp dụng từ công trình của Graham và van der Eb, vậy nếu pp tủa bằng calcium phosphate này chưa hiện diện vào thời điểm này thì Wigler có thành công với công trình của mình không?

    b- Wigler làm trên 1 gene của HSV tức là DNA virus, vậy điều gì xảy ra nếu ông làm trên RNA virus? Theo bạn có thể làm với RNA được không và nếu được thì nên bố trí những thí nghiệm nào?

    c- Trong thí nghiệm 4, tác giả thử chuyển DNA ngoại lai vài TB với những liều lượng khác nhau, tại sao lại vậy, có cần thiết không? Lượng DNA ngoại lai ảnh hưởng đến hoạt tính của chính nó trong tb chủ như thế nào? hay Wigler đơn giản chỉ nghĩ là sẽ bị "ăn chặn" dọc đường đi nên phải cho phòng ngừa nó bị mất mát?

    d- Tác giả chưa chứng minh được là gene tk+ thực sự tích hợp vào bộ gene của tb nhưng qua thí nghiệm và những hiểu biết hiện nay chúng ta hoàn toàn có thể tuyên bố là gene tk+ của virus đã thực sự tích hợp vào genome của tb chủ? Theo bạn cơ sở lý luận nào để đưa ra điều này?

    e- Sau khi Wigler thành công thì khá nhiều pp chuyển gene ra đời, bạn có thể kể tên các pp chuyển gene thông dụng hiện nay?

    Thanks
  2. ires

    ires Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    "03- Điều mà concay học được từ Wigler là ông không vội thoả mãn những kết quả đã có mà luôn luôn muốn đi đến tận cùng của sự việc. Nếu đọc qua thí nghiệm 1 sẽ thấy ngay tác giả đã thành công trong công việc của mình; kết quả đưa ra có sức thuyết phục. Nhưng TG vẫn chưa tin chắc vì vậy câu hỏi "có chắc là vậy không?" liên tiếp được đặt ra và từ đó Wigler bố trí tiếp các TN 2-3-4-5 để thu được những bằng chứng mà không thể nào đánh đổ được. Hãy chú ý các Wigler tự đặt câu hỏi cho chính mình và hướng đi giải quyết. Đừng vội thỏa mãn những gì mình có nếu không muốn bị người ta bác bỏ công sức của mình."
    Hoàn toàn đồng ý ở điểm vô cùng quan trọng này. Ires tôi xin triển khai một tí ở đây. Khác với những phản ứng hóa học mà người ta biết chính xác những chất gì đã được bỏ vào trong ống nghiệm, phản ứng sinh học là một cái hộp đen với đủ thứ tạp chất có thể làm sai lệch kết luận của người làm thực nghiệm. Những gì quan sát được có thể phù hợp với giả thuyết ban đầu nhưng sẽ có nhiều cách giải thích khác nhau cho cùng một hiện tượng. Do đó, TG đã đặt ra nhiều cách giải thích rồi loại dần bằng thực nghiệm để đi đến một giải thích duy nhất. Hơn nữa, người làm thực nghiệm cần nên biết những giới hạn của phương pháp, công cụ mình đang dùng. Nếu đó là một công cụ thô sơ, không có độ phân giải cao, không cho phép nhìn sâu vào chi tiết của một quá trình đang xảy ra thì kết quả thu được từ chúng chỉ kết luận tới một mức giới hạn đó, không hơn không kém. Trong bài trên, TG dùng BamHI để cắt cả một genome của virus một cách rất thô sơ, nhưng TG đã bỏ công đi thử từng đoạn nhỏ cho tới lúc tìm ra được đoạn 3,4kb mà vẫn cho hoạt tính mong đợi thì mới dám kết luận và chỉ kết luận một cách cẩn thận bằng cách vẫn trình bày những nghi ngờ của mình. Bởi vì lúc đó phương pháp giải trình tự DNA vẫn chưa có nên TG chỉ có thể kết luận bằng những quan sát giới hạn của mình.
    Sự khám phá ra việc chuyển gene ra khỏi bối cảnh làm việc bình thường của nó và đặt vào một môi trường mới và nó vẫn hoạt động bình thường có ý nghĩa vô cùng to lớn, ngay cả cho tới ngày nay. TG giải thích như vậy chứng tỏ gene là một đơn vị độc lập, không cần phải có ràng buộc với những gene khác trong genome của virus như trong trường hợp của tk gene. Ngay cả nếu gene cần phải hoạt động trong một hệ thống điều hòa với những gene khác, việc chuyển gene thành công như TG đã làm đã chứng tỏ mối liên hệ và sự tương tác giữa các yếu tố điều khiển gene và sự bảo tồn của chúng giữa các loại tế bào khác nhau.

Chia sẻ trang này