1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về bệnh Huyết áp Thấp

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi vitop, 03/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vitop

    vitop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2006
    Bài viết:
    2.275
    Đã được thích:
    0
    Về bệnh Huyết áp Thấp

    1. Thế nào là huyết áp thấp

    Huyết áp được coi là thấp khi chỉ số tâm thu (tối đa)
    dưới 90 mmHg, tâm trương dưới 60 mmHg. Áp lực máu chậm và yếu, lưu
    lượng máu đưa đến các tổ chức thiếu nên bệnh nhân bị hoa mắt, chóng
    mặt, choáng váng, đau đầu, tức ngực, tinh thần mệt mỏi, ngủ không sâu,
    có lúc thoáng ngất.

    Bệnh huyết áp thấp có
    3 loại. Loại nguyên phát liên quan đến thể chất gầy còm, gặp nhiều ở nữ
    tuổi từ 20 đến 40 và có xu hướng di truyền. Huyết áp thấp thứ phát xuất
    hiện do một số bệnh mạn tính gây thiếu máu hoặc kém dinh dưỡng kéo dài
    như bệnh huyết học, viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm đại tràng mạn,
    suy giáp, lao?Loại thứ ba là tụt huyết áp tư thế: Khi ngồi dậy hoặc
    đứng dậy đột ngột, bệnh nhân thấy choáng váng, xây xẩm mặt mày, nhức
    đầu, mất thăng bằng, có khi ngã.

    2. Chế độ sinh hoạt với người huyết áp thấp

    - Dinh dưỡng:

    Nên ăn mặn hơn người bình thường. Dân
    ta ăn trung bình 10-12g muối mỗi ngày, phòng và chữa bệnh tăng huyết áp
    chỉ nên ăn nửa số lượng trên, tức 5g mỗi ngày, nhưng người huyết áp
    thấp nên ăn 10-15g, ăn mặn được bao nhiêu thì hy vọng nâng được huyết
    áp lên bấy nhiêu. Tất nhiên mặn quá ?okhông nuốt được?, nhưng không có
    hại cho người huyết áp thấp.

    Ăn nhiều chất dinh dưỡng. Tăng cường ăn uống cho đủ cân.
    Gầy quá huyết áp sẽ thấp. Chú ý ăn chất protid (đạm) như thịt, cá,
    trứng, đậu tương, tăng ăn rau và quả để thêm vitamin, chất xơ và chất
    khoáng. Nên ăn nhiều bữa nhỏ cho dễ tiêu. Uống các loại nước có tác dụng nâng huyết áp như trà sâm, trà gừng, trà đặc, cà phê.

    Người bị huyết áp thấp không nên dùng những thức ăn có tính lợi tiểu như rau cải, râu ngô, dưa hấu, bí ngô?

    - Sinh hoạt:

    Sinh hoạt điều độ. Đêm phải ngủ đủ giấc (7-8 h / ngày). Người huyết áp thấp hay bị hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế, nên khi ngồi dậy phải từ từ. Nằm ngủ nên để đầu thấp, chân cao.
    Nên tắm nước nóng để tăng cường lưu thông máu nhưng đừng tắm quá lâu.
    Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, và nhất là bình tĩnh. Những xúc động quá mạnh như sợ hãi, lo lắng, buồn nản có thể làm huyết áp hạ thêm.

    - Luyện tập:
    Thể dục thể thao đều đặn. Mỗi ngày, người bệnh nên tập thể dục ít nhất 10-15 phút.
    Nên bắt đầu tập những môn nhẹ như đi bộ, sau tiến tới cầu lông, bóng
    bàn, rồi đến những môn nặng hơn như chạy, bơi, tenis, điền kinh, cử tạ?
    Chỉ những môn hay gây chóng mặt mới nên tránh như nhào lộn, nhảy đu,
    leo cao?


    3. Các món tốt cho người huyết áp thấp

    - Tụt huyết áp khi đứng dậy? Hãy uống nước!
    Theo nghiên cứu của các chuyên gia Anh, uống hai cốc nước (480ml) có thể tăng huyết áp cho những người bị ngất khi họ đứng dậy. Kết
    quả nghiên cứu chỉ ra rằng những người huyết áp thấp có thể điều tiết
    huyết áp của họ bằng nước và không cần phải sử dụng thuốc.

    - Sô - cô - la

    Không kể đến khẩu vị độc đáo, chỉ riêng thành phần
    của sô-cô-la đã đủ để món này thuộc về nhóm thực phẩm có chức năng bổ
    dưỡng nhờ hàm lượng khá cao của nhiều khoáng tố như kali, vôi,
    phosphor, magnesium, fluor, kẽm, đồng, mangan, crôm? Sô-cô-la nhờ vậy
    là món ăn đúng điệu cho người bị loãng xương, cho đối tượng có nhu cầu hỗ trợ hoạt động của hệ thống miễn nhiễm.
    Thêm vào đó là tác dụng kiến tạo, đặc biệt trên hệ vận động và thần
    kinh, do nhiều loại sinh tố B, E và chất đạm cao giá, lecithin núp kín
    trong bột cacao. Quan trọng hơn nữa là thành phần serotonin trong
    sô-cô-la giúp cho thực khách cảm giác sảng khoái qua tác dụng trấn an
    vỏ não. Không lạ gì khi một số trung tâm y khoa ở Đức đang dùng
    sô-cô-la để điều trị chứng trầm cảm, với kết quả rất khả quan. Sau hết,
    trái với định kiến của nhiều người, sô-cô-la chứa nhiều flavon, với hàm
    lượng cao không thua trong trà xanh và cao gấp đôi nếu so với rượu
    vang, nên còn có công năng bảo vệ thành mạch máu, theo kết quả khảo sát
    ở hai đại học Harvard (Hoa Kỳ) và Aachen (CHLB Đức) sau khi các nhà
    nghiên cứu thêm sô-cô-la và cacao vào khẩu phần của người bệnh tim.

    Như thế, sô-cô-la không thể là món ăn có hại, nếu
    như được tiêu dùng với tiết độ. Vượt ra khỏi giới hạn về liều lượng,
    sô-cô-la rất dễ trở thành món ăn bất lợi vì hai lý do: Sô-cô-la
    chứa nhiều đường với sô-cô-la trắng là loại quán quân. Muốn ăn kiêng
    làm ốm mà chọn sô-cô-la trắng thì nắm chắc phần thua. Người sành điệu
    về sô-cô-la nếu hiểu thêm về tác dụng bảo vệ sức khỏe của cacao sẽ chỉ
    chọn sô-cô-la đen làm món nhấm nháp vì sô-cô-la dưới dạng này là loại
    vừa có lượng đường thấp nhất, vừa có hoạt chất kháng bệnh với hàm lượng
    cao nhất.

    Trong sô-cô-la có nickel. với một số người thuộc cơ tạng dị ứng với khoáng tố này thì sô-cô-la là lý do đưa đến nổi mẩn ngoài da, nhức đầu, mất ngủ?


    Sô-cô-la sữa là món ăn nên thuốc cho người có huyết áp thấp.
    Càng hay hơn nữa khi lượng đường trong máu cũng thấp. Miếng sô-cô-la
    sữa ngay sau buổi tập thể dục chắc chắn có tác dụng khó kém nhiều loại
    thuốc gọi là cải thiện huyết áp đang được lưu hành, nếu không muốn nói
    là hơn xa. Sô-cô-la đen là vị thuốc cấp cứu bỏ túi cho
    người bị bệnh tiểu đường khi đường huyết vì lý do nào đó bỗng tụt xuống
    quá thấp. Bệnh nhân tiểu đường như thế vẫn có thể nhâm nhi chút
    sô-cô-la đen những khi lượng đường trong máu ổn định.

    Với người phải làm việc căng thẳng,
    người ăn chay trường thì miếng sô-cô-la sau giờ làm việc là giải pháp
    tối ưu để tiếp hơi cho sức kháng bệnh.

    Với bệnh nhân vừa qua cơn giải phẫu,
    sau lần chấn thương thì sô-cô-la là một trong các nhân tố giúp thu ngắn
    tiến trình hồi phục.

    Với người bị rối loạn tiêu hóa vì
    viêm ruột do dị ứng với thực phẩm thì nhiều loại thuốc cầm tiêu chảy
    chưa chắc có hiệu quả hơn miếng sô-cô-la đen + hũ sữa chua có men vi
    sinh.


    - Dứa chữa huyết áp thấp
    Dân gian thường dùng quả dứa
    để chữa huyết áp thấp, đầu choáng váng, mắt hoa, tay chân bải hoải rã
    rời. Ngoài ra, dứa còn được dùng làm nhiều loại thuốc điều trị hữu hiệu
    các bệnh khó tiêu, tiêu hoá kém?


    Dưới đây là một số bài thuốc từ quả dứa:


    Chữa huyết áp thấp, đầu choáng váng, mắt hoa:
    Lấy 250g thịt dứa, rồi thái thành miếng nhỏ cộng với 60g thịt gà, cho
    một ít bột hồ tiêu rồi nấu chín để ăn. Món ăn này vừa dễ làm, ăn ngon
    lại có công năng kiện tỳ, ích khí.


    Chữa tiêu hoá kém, tiêu chảy:
    Khi ăn phải các loại thực phẩm khó tiêu, có thể dùng quả dứa để giải
    quyết tình trạng này. Lấy 250g thịt rồi ép lấy nước uống ngày 2 lần.


    Chữa thuỷ thũng: Ăn mỗi ngày 250g dứa, chia làm 2 - 3 lần có tác dụng tốt lợi tiểu, tiêu sưng.


    Chữa bệnh tiêu khát, tiểu tiện bất lợi:
    Lấy 3 quả dứa gọt bỏ vỏ, sau đó ép lấy nước rồi cho vào nồi, đun lửa
    nhỏ để cô đặc. Sau đó, để nguội rồi trộn đều với 1,5 kg mật ong thành
    cao dứa, mỗi ngày ăn một ít.

    4. Các bài thuốc đặc biệt

    - Thịt chó 1 kg, phụ
    tử chế, nhục quế, gừng khô mỗi thứ 10 g, cho ít rượu, hạt tiêu, gia vị
    khác, đun nhỏ lửa, hầm nhừ, ăn trong 3 đến 5 ngày, nghỉ một tuần rồi ăn
    tiếp. Điều trị từ 3 đến 4 liệu trình.

    - Thịt chó đen 250 g,
    hồng sâm 25 g, chích hoàng kỳ 25 g, liên nhục 70 hạt, phụ tử chế 6 g,
    nhục quế 3 g, thục địa 20 g, nước củ sả 2 thìa canh. Gia vị vừa đủ.
    Thịt chó rửa sạch bằng nước chanh hòa với ít nước sôi để nguội; ướp gia
    vị và nước củ sả, bỏ liên nhục lên trên. Tất cả các vị thuốc khác cho
    vào ấm sắc, lọc kỹ, đổ vào thịt đã ướp. Cho các thứ đã tẩm ướp vào nồi,
    đun cách thủy sôi độ 4 giờ là vừa.
    Tuần ăn 1 lần, ăn liên tục trong 6 tuần.

    - Sâm triều tiên 50 g, lộc nhung 50 g, ngâm với nửa lít rượu trắng. Mỗi ngày uống một chén con vào bữa ăn.

    - Chè lâu năm (lá chè
    già trên 3 năm) rang lên, cho cùng 10 g nhân sâm và ít gừng vào nước,
    đun sôi 10-15 phút (nên dùng ấm đất). Uống ngày 2 lần, chỉ dùng từng
    đợt từ 5 đến 7 ngày.

    - Nhân sâm tán bột 25
    g, tử hà sa (tán bột) 50 g. Trộn với mật ong, mỗi lần uống từ 3 đến 5
    g, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và trưa.

    - Hoàng kỳ, kỷ tử,
    mạch môn, đương quy, sinh địa mỗi thứ 12 g, dâm dương hoắc 8 g, ngũ vị
    tử 6 g, đẳng sâm 16 g. Sắc uống mỗi ngày một thang
    (theo Lại tuấn cương)

Chia sẻ trang này