1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về Bộ luật dân sự đang cần sửa đổi

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi busicare, 28/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. busicare

    busicare Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.630
    Đã được thích:
    0
    Về Bộ luật dân sự đang cần sửa đổi

    Hiện nay Bộ luật dân sự sắp sửa đổi, nên chăng mình cũng nên có một vài thảo luận về vấn đề này nhỉ? biết đâu cũng có thể đưa ra ý kiến đóng góp cho Bộ luật sắp tới sẽ hoàn chỉnh hơn, trọn vẹn hơn.
  2. busicare

    busicare Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.630
    Đã được thích:
    0
    1. Về phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự
    a. Quyền sử dụng đất.
    Quy định trong dự thảo Bộ luật dân sự những nội dung về quyền sử dụng đất gắn với quyền dân sự, còn nội dung liên quan đến quyền sử dụng đất mang tính hành chính thì do văn bản pháp luật khác quy định.
    b.Về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
    Giữ các quy định chung của Bộ luật dân sự hiện hành về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, còn các vấn đề cụ thể khác về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ sẽ được nghiên cứu quy định trong dự án Luật sở hữu trí tuệ và dự án Luật chuyển giao công nghệ.
    2. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.
    a. Tổ hợp tác
    Không quy định trong dự thảo Bộ luật dân sự về tổ hợp tác với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.
    b. Hộ gia đình
    Quy định trong dự thảo Bộ luật dân sự về hộ gia đình là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự đồng thời sửa đổi, bổ sung quy định của Bộ luật dân sự hiện hành về vấn đề này cho cụ thể, đầy đủ, chặt chẽ hơn.
    3. Vấn đề hộ tịch
    Quy định trong dự thảo Bộ luật dân sự về vấn đề hộ tịch liên quan đến quyền nhân thân như quyền được khai sinh, quyền được khai sinh, quyền được khai tử, quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận con nuôi..., còn các vấn đề khác về hộ tịch được quy định trong các văn bản pháp luật khác.
    4. Về một số quyền nhân thân
    a/ Quy định trong dự thảo Bộ luật dân sự về quyền của cá nhân để lại ý nguyện hiến bộ phận cơ thể hoặc hiến xác của mình vì mục đích chữa bệnh, nghiên cứu khoa học.
    b. Chỉ quy định trong dự thảo Bộ luật dân sự việc xác định lại giới tính cho người bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính.
    5. Các hình thức sở hữu
    a. Phương án 1: Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, dự thảo Bộ luật dân sự quy định các hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu cá nhân, sở hữu pháp nhân và sở hữu chung.
    b.Phương án 2: Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể , sở hữu tư nhân , dự thảo Bộ luật dân sự quy định các hình thức sở hữu: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu chung.
  3. busicare

    busicare Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.630
    Đã được thích:
    0
    6. Về vấn đề hụi, họ
    a. Phương án 1: dự thảo Bộ luật dân sự quy định về hụi, họ thực chất là hợp đồng vay mượn có tính chất tương thân tương ái, không kinh doanh và trục lợi.
    b. Phương án 2: Không quy định về hụi, họ trong dự thảo Bộ luật dân sự.
    7. Bồi thương thiệt hại do tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
    Quy định trong dự thảo Bộ luật dân sự về bồi thương thiệt hại do tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạmnhư thế nào cho phù hợp?
    8.Bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian họ được trường học, bệnh viện hoặc tổ chức khác trực tiếp quản lý.
    Quy định trong dự thảo Bộ luật dân sự về trách nhiệm bồi thường của trường học, bệnh viện hoặc tổ chức khác đối với thiệt hại do người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian họ được các tổ chức này trực tiếp quản lý như thế nào cho phù hợp??
    9. Về di sản thừa kế
    Quy định về di sản thừa kế trong dự thảo Bộ luật dân sự thế nào cho phù hợp???
    10. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
    a. Phương án 1: Giữ quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế như quy định của bộ luật dân sự hiện hành.
    b. Phương án 2: Không quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế trong dự thảo Bộ luật dân sự.
    11. Về quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình.
    Dự thảo Bộ luật dân sự quy định về quyền của chủ sở hữu được đòi lại động sản thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình như thế nào cho phù hợp???
    12. Về bán nhà ở đang cho thuê
    Quy định quyền của người thuê nhà được ưu tiên mua nhà khi người cho thuê bán nhà trong dự thảo Bộ luật dân sự như thế nào cho phù hợp???
  4. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Về quyền sử dụng đất thì đã qui định trong luật đất đai rồi, tại sao trong luật dân sự lại qui định lại thế nhỉ ?.
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
  6. XuanThuy1979

    XuanThuy1979 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    823
    Đã được thích:
    0
    MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ KHOẢN 3 ĐIỀU 613 BỘ LUẬT DÂN SỰ
    LS. Phan Thị Hải Anh
    Bài viết đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 10 năm 2004

    Bồi thường thiệt hại trong trường hợp sức khoẻ bị xâm hại là một vấn đề quan trọng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, là mối quan tâm không chỉ đối với những người trực tiếp tham gia quan hệ này mà còn là sự trăn trở của nhiều nhà nghiên cứu, xây dựng và áp dụng pháp luật trong nhiều năm qua.
    Để làm cơ sở cho việc quyết định mức bồi thường và hình thức bồi thường, Bộ luật dân sự đã qui định tương đối cụ thể cách xác định thiệt hại trong trường hợp sức khỏe bị xâm hại Điều 613, bao gồm:
    - Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị hại.
    - Thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại
    - Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc, thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại và khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu có.
    - Tuỳ từng trường hợp, Toà án quyết định buộc người xâm phạm đến sức khoẻ của người khác phải bồi thường một khoản tiền bù đắp về tinh thần mà người đó phải gánh chịu
    Nội dung của Điều 613 Bộ luật dân sự nhìn chung đã phản ánh được tính nhân đạo trong tinh thần lập pháp của nhà nước ta. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu và áp dụng những qui định này trên thực tiễn, chúng tôi thấy có nhiều điểm còn bất cập, chưa thật sự đảm bảo được tính hợp lý và lợi ích chính đáng của các chủ thể trong quan hệ, đặc biệt là việc xác định thiệt hại trong trường hợp người bị xâm hại sức khoẻ dẫn đến mất khả năng lao động.
    BLDS của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không qui định rõ thế nào là người bị mất khả năng lao động. Tuy nhiên, theo nội dung tại điều 7 - Qui tắc bảo hiểm tai nạn lao động - ta có thể hiểu đó là những trường hợp người bị hại có tỷ lệ thương tật từ 81% trở lên. Với thương tật như vậy, nạn nhân không còn khả năng tự lao động để nuôi sống bản thân mình và những người mà họ có nghĩa vụ cấp dưỡng. Vì vậy, để đảm bảo cho cuộc sống bình thường của những người này, bên cạnh khoản bồi thường như đối với các trường hợp khác được qui định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 (Điều 613) BLDS, khoản 3 của điều luật này còn qui định người gây thiệt hại phải cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
    Việc pháp luật qui định như vậy là nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của người bị thiệt hại, tuy nhiên, nội dung điều luật lại chưa thực sự đảm bảo được tính khả thi khi đưa vào áp dụng trong thực tiễn:
    - Như chúng ta đã biết, một người khi thực hiện cấp dưỡng cho những người mình có nghĩa vụ cấp dưỡng thì mức cấp dưỡng không thể vượt quá khả năng thu nhập của họ. Tuy nhiên, nội dung khoản 2 Điều 613 Bộ luật dân sự đã xác định phần thu nhập bị mất của người bị thiệt hại là một khoản thiệt hại cần phải bồi thường. Ngoài ra, khoản 3 Điều 613 Bộ luật dân sự còn qui định người gây thiệt hại phải cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Như vậy, cách xác định thiệt hại trên đã vô tình buộc người gây thiệt hại phải bồi thường đến 2 lần cho một thiệt hại xảy ra. Điều này không phù hợp với nguyên tắc bồi thường tương đương, đồng thời trút lên vai người gây thiệt hại một trách nhiệm quá lớn mà việc thực hiện "toàn bộ và kịp thời" nghiã vụ đó trên thực tế là rất khó khăn.
    - Mặt khác, trong trường hợp thiệt hại xảy ra đối với những người trước đó chưa hề có thu nhập thực tế nhưng hoàn toàn có khả năng tạo thu nhập trong tương lai như: học sinh, sinh viên, người chờ việc... thì cách xác định thiệt hại trên sẽ không bảo vệ được quyền lợi chính đáng của họ. Bởi lẽ, theo khoản 2 Điều 613 Bộ luật dân sự, do chưa có thu nhập thực tế nên họ không được hưởng khoản bồi thường dành cho thu nhập bị mất.
    Mặt khác, tại khoản 3 Điều 613 chỉ qui định nghĩa vụ cấp dưỡng của người gây thiệt hại đối với những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng chứ việc cấp dưỡng cho bản thân người bị thiệt hại thì luật lại không qui định.
    Chính vì vậy, trong trường hợp nói trên, người bị thiệt hại sẽ không được hưởng bất cứ sự đảm bảo nào về mặt lâu dài để duy trì cho cuộc sống sau này của họ - cuộc sống mà họ hoàn toàn có khả năng tự nuôi sống bản thân và gia đình bằng chính sức lao động của mình nếu thiệt hại không xảy ra.
    Qua những phân tích trên, có thể thấy: Về mặt lý luận, cách xác định thiệt hại trong trường hợp sức khoẻ bị xâm hại dẫn đến mất khả năng lao động theo qui định tại Điều 613 Bộ luật dân sự là chưa hợp lý và thống nhất với nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Về mặt thực tiễn, cách xác định thiệt hại như vậy hoặc sẽ đặt lên vai người gây thiệt hại một gánh nặng quá lớn hoặc sẽ không đảm bảo được lợi ích chính đáng của người bị thiệt hại.
    Để giải quyết những điểm còn tồn tại nêu trên nhằm đảm bảo tốt hơn tính công bằng, hợp lý và khả thi trong việc xác định thiệt hại, Điều 613 Bộ luật dân sự nên sửa đổi theo hướng là ?otrường hợp người bị xâm hại sức khoẻ dẫn đến mất khả năng lao động không nên xác định thiệt hại đối với khoản thu nhập bị mất mà chỉ nên qui định người gây thiệt hại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người bị thiệt hại và những người mà người bị thiệt hại có nghiã vụ cấp dưỡng?.
    Đây là một hướng giải quyết mang tính khả thi và tương đối hợp lý mặc dù trong trường hợp này người bị thiệt hại ít nhiều sẽ phải chịu thiệt thòi vì mức cấp dưỡng được xác định thường ít hơn so với mức sống cũng như thu nhập trước đó của họ. Tuy nhiên, xét về mặt thực tiễn, việc qui định như vậy, một mặt sẽ giải quyết được mâu thuẫn giữa nội dung của khoản 2 và khoản 3 Điều 613 Bộ luật dân sự, mặt khác cũng đảm bảo được quyền lợi tối thiểu của người bị thiệt hại trong trường hợp trước đó họ chưa có thu nhập thực tế.
    Có thể nói xác định thiệt hại là một vấn đề khó, nhất là đối với những thiệt hại phi vật chất như : sức khoẻ, danh dự, tinh thần, tính mạng... chúng ta chỉ có thể xác định được một cách tương đối. Tuy nhiên, việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện các qui định của pháp luật về vấn đề này nhằm đảm bảo đến mức tối đa quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể trong các quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trường hợp bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm hại nói riêng luôn là điều cần thiết.
    Trên đây là một số ý kiến về nội dung Điều 613 Bộ luật dân sự hiện hành, mong rằng trong lần sửa đổi Bộ luật dân sự tới đây những bất cập nêu trên sẽ được giải quyết./
  7. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    Trước giờ, hình như HKT luôn nghe 1 qui tắc là "nếu như trong các luật chuyên ngành không qui định thì sẽ lấy các qui định đã có trong luật dân sự ra để giải quyết vấn đề"
    cho 1 ví dụ là để điều chỉnh vấn đề vô hiệu của hợp đồng lao động thì BLLĐ kg qui định các dạng vô hiệu như do HĐ được kí kết do lừa dối hay cưỡng bức... và khi xử lí HĐ dạng đó vô hiệu, TA sẽ tự nhận định và tuyên dựa trên các qui định của luật dân sự.
    tuy nhiên dường như đây chỉ là qui tắc ngầm trong khpl, vì HKT mới nghe 1 ông thầy giảng môn LLĐ phán rằng việc TA tuyên các HĐLĐ vô hiệu do lừa dối hay cưỡng bức đó là không có cơ sở pháp luật, vì là bên BLLĐ kg có qui định vấn đề này. Ngẫm lại, HKT thấy cũng đúng, vì tầm cỡ của luật lao động là cũng lên đến được bộ luật rồi cơ mà tuy rằng xét về bản chất thì quan hệ lao động cũng 1 nhánh của quan hệ dân sự.
    Vậy nên chăng, BLDS phải thêm 1 điều luật để nói về cai qui tắc trên nhỉ. chứ không việc phân định đúng sai mà chỉ dựa trên nhận thức chủ quan có thêm chút khách quan của mi'' ông gì đó thì có ve không ổn hen.
  8. dtmttvn

    dtmttvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng tham gia góm ý cho dự thảo BLDS (sửa đổi), sau đây là một số ý kiến của tôi, xin post lại cho anh em tham khảo và góp ý.
    1. Phạm vi điều chỉnh của dự thảo BLDS (sửa đổi):
    1.1. Về quyền sử dụng đất
    Theo tôi, không cần thiết quy định phần ?oChuyển quyền sử dụng đất? trong Bộ luật vì những lý do sau:
    - Nguyên tắc áp dụng Bộ luật dân sự đối với các quan hệ, giao dịch về quyền sử dụng đất đã được thể hiện tại đoạn 2 khoản 1 Điều 2 của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi). Theo đó, những vấn đề mang tính chất dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất sẽ được điều chỉnh theo quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật đất đai theo nguyên tắc ưu tiên áp dụng pháp luật đất đai (pháp luật chuyên ngành). Trường hợp pháp luật đất đai không có quy định điều chỉnh về một quan hệ nhất định, thì áp dụng Bộ luật dân sự (ví dụ quy định về hạn chế quyền của người sử dụng đất do là bất động sản liền kề?);
    - Hiện nay, chính sách pháp luật về đất đai vẫn đang trong quá trình tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Nếu quy định về chuyển quyền sử dụng đất trong BLDS thì khi chính sách đất đai có sự thay đổi, các quy định trong BLDS phải thay đổi theo. Như vậy tính ổn định của BLDS sẽ không cao.
    - Tránh sự chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn giữa các văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm sự thống nhất, thuận tiện trong việc áp dụng vào thực tiễn;
    1.2. Về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
    Theo tôi, nên quy định Phần Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ trong dự thảo BLDS (sửa đổi). Tuy nhiên, BLDS chỉ nên có các quy định chung mang tính chất dân sự về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; còn các nội dung mang tính chất hành chính sẽ được quy định trong các luật riêng. Điều này phù hợp với yêu cầu của công tác xây dựng pháp luật và thể hiện được nguyên tắc chỉ đạo trong quá trình sửa đổi Bộ luật dân sự (điểm 1.1 và 1.3). Nếu BLDS quy định quá cụ thể, chi tiết về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, thì khi Luật SHTT và Luật chuyển giao công nghệ được ban hành sẽ dẫn đến tình trạng giữa các văn bản pháp luật này có sự chồng chéo và có thể dẫn đến mâu thuẫn khi quy định về cùng một vấn đề.
    2. Về chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự:
    2.1. Về chủ thể tổ hợp tác
    Theo tôi, không quy định Tổ hợp tác là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự trong dự thảo là hoàn toàn hợp lý. Trong BLDS năm 1995, tổ hợp tác tồn tại như một khái niệm mang tính hình thức. Nếu coi tổ hợp tác là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự và quy định trong BLDS sẽ dẫn đến những bất cập như:
    - Trên thực tế, các tổ hợp tác hoạt động trên cơ sở tự nguyên, chung sức, chung vốn, tự giải thể và rất ít trường hợp đăng ký tại Ủy ban nhân dân xã. Như vậy, việc các tổ hợp tác thành lập mà không đăng ký có được pháp luật thừa nhận không?
    - Không phân biệt được sự khác nhau của tổ hợp tác và công ty hợp danh về bản chất và trách nhiệm của mỗi thành viên;
    - Trong tổ hợp tác, có người góp vốn bằng công, có người góp vốn bằng tài sản nhưng pháp luật lại quy định trách nhiệm liên đới tương ứng với phần tài sản đã đóng góp là không phù hợp;
    - Quy định tổ hợp tác như trong BLDS 1995 chưa có cơ chế bảo vệ quyền lợi chính đáng cho chủ nợ trong các giao dịch có tổ hợp tác tham gia;
    Do đó, việc coi tổ hợp tác là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là không cần thiết và các quy định về hợp đồng hoàn toàn có thể áp dụng để điều chỉnh các vấn đề có liên quan (ví dụ hợp đồng hợp tác làm ăn, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê mướn...).
    2.2. Về chủ thể hộ gia đình
    2.2.1. Quan điểm chung
    Theo tôi, dự thảo BLDS (sửa đổi) vẫn nên quy định hộ gia đình là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự xuất phát từ những lý do sau:
    - Việc quy định hộ gia đình là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự phù hợp với thực tiễn xã hội và hệ thống pháp luật hiện hành. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, có những tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình; theo Luật đất đai 2003, hộ gia đình được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, có các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định hộ gia đình được giao rừng, khoán để khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng; Luật Thủy sản 2003 quy định hộ gia đình được giao mặt nước mặt biển để nuôi trồng thủy sản...
    - Tham khảo kinh nghiệm một số nước cho thấy ngoài thể nhân và pháp nhân, một số hình thức khác cũng có thể được công nhận là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Chẳng hạn BLDS Pháp điều chỉnh các đối tượng không phải là thể nhân hay pháp nhân như Công ty dự phần là một loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân và không phải đăng ký kinh doanh, chỉ có thành viên công ty có quyền đăng ký kinh doanh (nếu muốn), công ty tham gia giao dịch với tư cách thành viên của công ty đó trực tiếp giao kết hợp đồng.
    Tuy nhiên, nếu coi hộ gia đình là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự và quy định trong BLDS thì phải giải quyết được các vấn đề chủ yếu sau: ai là thành viên của hộ gia đình, hộ gia đình được tham gia vào các quan hệ dân sự nào, tài sản chung của hộ và thực hiện quyền của hộ gia đình như thế nào.
    2.2.2. Về những quy định cụ thể
    - Về khái niệm hộ gia đình tại Điều 107 dự thảo ?oHộ gia đình mà các thành viên cùng đóng góp công sức, tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc trong một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định, là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó?. Mặc dù Điều 107 của dự thảo đã đưa ra được tiêu chí về hộ gia đình (bao gồm các thành viên cùng đóng góp công sức, tài sản chung), nhưng tiêu chí này chưa thật sự rõ ràng, nhất là đối với những chủ thể khác khi muốn thiết lập giao dịch dân sự với hộ gia đình. Tương tự như vậy, các giao dịch dân sự mà hộ gia đình có thể trở thành chủ thể pháp luật cũng chưa cụ thể vì quá rộng và khó xác định. Nên chăng, chỉ xác định hộ gia đình là chủ thể pháp luật dân sự khi tiến hành các giao dịch liên quan đến tài sản chung của hộ, mà không nên phân biệt mục đích và phạm vi của giao dịch đó.
    - Về khái niệm đại diện của hộ gia đình: Điều 108 dự thảo đưa ra hai phương án về người đại diện, theo đó, phương án 2 có nhiều ưu điểm hơn bởi xác định được người nào là chủ hộ. Tuy nhiên, quy định việc cử ai làm chủ hộ phải lập thành văn bản và yêu cầu khi thực hiện giao dịch cần phải xuất trình văn bản chưa bảo đảm tính công khai, minh bạch và an toàn cho người thứ ba bởi đã là thỏa thuận thì có thể có sự thay đổi và người thứ ba khó có thể xác định được văn bản thỏa thuận đó có còn hiệu lực nữa hay không.
    - Về tài sản chung của hộ gia đình và quyền sở hữu đối với tài sản chung
    Theo Điều 109 và 110 của dự thảo thì ?oTài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu rừng, quyền sử dụng rừng hợp pháp của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ? và ?oCác thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận?.
    Tuy nhiên, cần làm rõ ranh giới giữa sở hữu của hộ gia đình với tư cách là một chủ thể pháp luật và sở hữu chung của các thành viên trong hộ gia đình, bởi điều này liên quan chặt chẽ đến trách nhiệm dân sự của hộ gia đình và người đại diện trong các giao dịch liên quan đến tài sản. Theo đó, các tài sản thuộc sở hữu của hộ gia đình chỉ nên giới hạn trong một số loại tài sản đặc thù, đó là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng.
    Được dtmttvn sửa chữa / chuyển vào 10:39 ngày 11/03/2005

Chia sẻ trang này