1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về cách phát âm một số chữ cái của người miền Nam

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi QuyNhon, 15/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ha_vy_84

    ha_vy_84 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    0
    Lúc em học lớp 1-2, cô giáo không dạy tên chữ mà chỉ dạy tên âm, em còn nhớ rõ lúc đó gọi là "âm a" chứ không gọi là "chữ a". Tên gọi của chữ không hiểu vì sao mãi về sau này không thấy dạy, có lẽ thầy cô nghĩ học sinh sẽ tự biết chăng
    Hạ Vy
  2. torra

    torra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2003
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    ủa, Ha ma beo u có học tiếng Nhật hả Coi lại câu mình viết ở cuối bài coi co bị sai chỗ nào không.
  3. LastManStanding

    LastManStanding Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2001
    Bài viết:
    446
    Đã được thích:
    0
    Chữ HÔNG trong miền nam có thể hiểu theo 2 nghĩa tùy và ngữ cảnh :
    1- Xe tui bị đụng bên hông ( bên sườn xe )
    hoặc Tui bị đau bên hông ( cũng là bên sườn chứ không phải mông )
    2- Hông dám đâu ( hay Hổng dám đâu).
    Các bác đọc chắc thấy lạ nhưng nếu nghe được các em gái miền Nam nói thì nghe ngọt lắm. Cũng tương tự như gái Huế " Dạ ".
    Nói về chuyện ngôn ngữ khác biệt thì phải nói người VN ở hải ngoại. Rất ít người hiểu được các từ dùng ở bắc.
    VD :
    - Thìa ( muỗng trong Nam )
    - Bút ( viết - nhưng đọc là giết )
    - Biển báo ( bảng )
    - Dĩa - folk ( Nĩa ) .......
    Các bác ngoài bắc vào trong Nam thử thì biết .
    Tặng các bác mấy câu này nghe chơi.
    - Bắt con cá gô bỏ dô gổ nó nhảy gột gột.
    - Mô rú mô ri mô nỏ chộ. Mô rào mô bể chộ mô mồ ( tiếng Hà Tĩnh )
  4. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Góp vui với các bác 1 câu: hồi tôi đi học, tôi rất ngạc nhiên khi bạn tôi nói với thầy khi thầy chuẩn bị xoá bảng: "Phang thầy, để em dziết thầy ...." hoặc 1 cô gái người Nam Bộ rất ngạc nhiên khi mẹ chồng người Bắc dặn: "Hôm nay nhà có khách, con nấu thêm 1/3 dá(rá) gạo nhé" vì cô ấy tưởng là lấy thêm 1/3 vá gạo thì ít quá ("vá" là cái muôi/môi để múc canh, đọc theo âm Nam là "dzá" ~ "dá" = Rá).
    Chuyện mỗi vùng , miền có 1 cách phát âm từ ngữ khác nhau là điều không tránh khỏi, liệu chúng ta lôi ra để chê bai đả kích có nên chăng?
  5. Ly_Trung_Binh

    Ly_Trung_Binh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Bỏ qua chuyện người vùng này nói thế kia, người vùng kia nói thế nọ, bây giờ tôi xin bàn hơi to tát một tí nhé, xem ra chủ đề này không chỉ liên quan đến ngôn ngữ một địa phương nào, mà xét chung nó là cả một vấn đề tầm cỡ quốc gia cần phải mổ xẻ và giải quyết thấu đáo để ?obảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt?. Việc gọi tên lung tung các chữ cái tiếng Việt là một thực trạng đáng buồn, vì mặc dù là một ngôn ngữ còn tương đối non trẻ, nhưng tiếng Việt (Latin hóa) đã có bề dày lịch sử và trở thành ngôn ngữ chính thức, thống nhất và không thể thay thế của cả một dân tộc. Ngay cả một vấn đề quá quá đơn giản và mang tính nền tảng này (vì trẻ em đều dựa vào đó mà đánh vần học chữ) mà còn thiếu thống nhất theo kiểu ?oông nói gà bà nói vịt? như thế này, thì sự ?ohỗn loạn? trong việc sử dụng tiếng Việt nói chung hiện nay (tôi nghĩ dùng từ đó cũng không quá đáng đâu) cũng là điều dễ hiểu. So sánh hơi khập khiễng một tí, ví dụ thử hỏi một quốc gia mà ngay cả hiến pháp còn lỏng lẻo, ai nói sao cũng được, hay nay thế này mai thế khác, thì còn gì là luật pháp, là tổ chức? Vậy thì tại sao lại có tình trạng này, và làm sao khắc phục? Muốn trả lời rốt ráo câu hỏi này thì có lẽ trước hết phải có một cuộc điều tra xã hội học toàn quốc để thống kê toàn diện, rồi sau đó các nhà nghiên cứu ngôn ngữ bắt tay vào phân tích rồi đề ra giải pháp. Nhưng hình như bây giờ chưa ai chịu làm cả. Thế nên bây giờ tôi xin nêu thiển ý của mình ở đây.
    Tôi cũng như đa số người Việt khác còn nhớ hồi nhỏ được người ta dạy phát âm bảng chữ cái Latin theo kiểu ?oa bê xê dê đê?. Không biết ngài Alexandre Rhodes khi lập bảng ABC tiếng Việt có quy định rõ cái chữ này đọc là gì, chữ kia đọc thế nào không, nhưng tôi nghĩ đó là cách phát âm nguyên thủy, truyền thống, phổ biến ngay từ buổi sơ khai của chữ Quốc ngữ. Đơn giản bởi vì người ta đã vay mượn toàn bộ cách phát âm của tiếng Pháp, một lựa chọn bắt buộc bởi vì đó là ngoại ngữ thống trị thời bấy giờ. Tôi nói ?otoàn bộ? là vì ngay cả những chữ cái như W hay Y tôi nhớ cách đây cũng không lâu đâu (khoảng 20 năm trở lại) vẫn còn phát âm à la francais như ?ovê đúp? hay ?oy cà rét?. Thế rồi không hiểu vì sao ?otrật tự? lâu đời này bị thay đổi dần dần theo thời thế, điều hình như chưa thấy xảy ra với bất kỳ một ngôn ngữ nào khác trên thế giới. Có hai khuynh hướng mới xuất hiện, ?ocạnh tranh? quyết liệt và ngày càng phổ biến cho đến ngày nay:
    1- ?oThế thời thời thế thời nào thì ta phải thế.? Khi Mỹ hất cẳng Pháp nhảy vào miền Nam thì dần dần tiếng Ăng-lê cũng hất cẳng tiếng Tây để lên ngôi thành ?ongôn ngữ thứ hai? ở miền Nam. Cách phát âm tiếng Anh trở nên ngày càng thông dụng, mặc dù chỉ trong một số trường hợp thôi chứ nó chưa thay thế hẳn được cách truyền thống. Ví dụ người ta đều gọi VC là ?ovi xi?, TV là ?oti vi?, vân vân. (Cũng may ?" hay rủi?? - tiếng Nga không có hệ thống chữ cái kiểu Latin, nếu không thì miền Bắc biết đâu lại đánh vần theo kiểu ?oa be ke ge đe? cũng nên?) Thế rồi sau khi thống nhất đất nước, nhất là từ thời kỳ đổi mới, tiếng Anh đã nghiễm nhiên chiếm vị trí ngoại ngữ số một, và cách phát âm kiểu ?oây bi xi? cũng ngày càng trở nên thông dụng, nếu không muốn nói là lấn át kiểu ?oa bê xê? truyền thống.
    2- Tôi không theo dõi sự ?ophát triển? của chương trình dạy tiếng Việt thời cải cách giáo dục, nhưng tôi được biết rằng, cũng bắt nguồn từ những biện pháp cải cách ấy mà dần dần hình thành một hệ thống phát âm mới theo kiểu ?oa bờ cờ dờ đờ?. Về nguyên tắc như có bạn đã nêu đây là cách gọi âm chứ không phải gọi tên chữ cái, chỉ sử dụng khi đánh vần, nhưng trong thực tế cũng rất nhiều người đã xem nó là tự nhiên rồi (như chương trình Chiếc nón kỳ diệu đã chứng minh). Chẳng nói đâu xa, có bao nhiêu người trong chúng ta, ngay cả anh Long Vũ, chẳng đã quen gọi chữ G là ?ogờ?, bởi vì nó dễ phân biệt hơn cách gọi ?ogiê? truyền thống rất nhiều.
    Song song với hai khuynh hướng trên, đối với những chữ cái ?ocó vấn đề? (mơ hồ khi phát âm gọi tên) thì người ta thường sáng tạo ra một cách gọi mới thường mang tính hình tượng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ phân biệt. Ví dụ: Y dài, I ngắn, Dê trên, Giê dưới, Dê đê (cách người Nam gọi chữ D). Hay người Nam thường lẫn lộn giữa hai âm B, P nên họ có cách gọi riêng để phân biệt: Bê bò Pê phở! (Tôi nhớ có lần anh Long Vũ đã ngơ ngác không hiểu khi một người chơi gọi chữ theo kiểu đặc trưng này!)
    Tại sao lại có sự thay đổi ?ohiến pháp? lung tung như thế này? Có hai khuynh hướng, thì theo tôi cũng có hai nguyên nhân tương ứng:
    Thứ nhất, bản thân cách gọi truyền thống (a bê xê) đã lỏng lẻo, chưa thống nhất, chưa được chính thức quy định thành chuẩn quốc gia thì người ta dễ có tâm lý muốn thay đổi theo ý mình để thuận tiện hơn hay vì lý do khác. Khi cách gọi ?oây bi xi? đã trở nên quen thuộc (vì người Anh người Mỹ và những người sử dụng tiếng Anh đều quen dùng) và người Việt phát âm cũng dễ chẳng kém kiểu ?oa bê xê? thì tội gì không tận dụng? Và cũng không loại trừ tâm lý ?ovọng ngoại?, thích du nhập những gì ngoại lai nhưng mới mẻ, thời thượng, kể cả trong ngôn ngữ. Cũng còn lý do chính đáng nữa là khi chọn tiếng Anh - ?ongôn ngữ quốc tế?, dù chỉ ở cách phát âm chữ cái, thì sẽ dễ giao tiếp, trao đổi thông tin với người nước ngoài hơn, ở cả hai chiều. (Cũng chính vì lý do đó mà báo chí ngày nay đã thống nhất dùng từ viết tắt AIDS (đọc là ?oết?) gốc Anh thay vì cách gọi quen thuộc SIDA gốc Pháp, nhưng đây lại là vấn đề khác, mong có dịp bàn tới).
    Tuy nhiên cũng nên lưu ý rằng việc sử dụng cách gọi ?oây bi xi? chưa phải là hoàn chỉnh, không có hạn chế. Thường nó chỉ phổ biến khi đọc một từ viết tắt như BBC chẳng hạn. Còn thông thường không ai nói ?ochữ ây? (A) hay ?ochữ ếch? (H) cả nếu không muốn bị chê là hâm. Ngoài ra, cách gọi này cũng rất hay ?oquè quặt?, ?onửa nạc nửa mỡ?, do người nói thiếu hiểu biết cơ bản về tiếng Anh. Ví dụ đa số đọc JVC thành ?ogi vi xi? (nửa Pháp nửa Anh) trong khi cách phát âm đúng phải là ?ogiây vi xi?. Hay một số ví dụ các bạn đã nêu trong chủ đề này. Vì vậy trong thực tế nó chưa hẳn là một kiểu phát âm mới hoàn chỉnh thay thế được hệ thống ?oa bê xê? (vi nó chẳng có ưu điểm gì hơn cả), mà giống như một kiểu ?othời trang ngôn ngữ? thì đúng hơn.
    Nguyên nhân thứ hai là quan trọng nhất: bản thân cách phát âm chữ cái truyền thống vốn đã mơ hồ, thiếu khoa học và có nhiều ?okhuyết tật? nên người ta buộc phải thay đổi để giảm phiền toái khi giao tiếp (bằng lời nói). Nói chung theo tôi cách gọi ?oa bê xê? (hay cả ?oây bi xi? cũng chẳng hơn gì) có 3 khuyết điểm lớn nhất:
    - Vì lý do mượn của một ngôn ngữ ngoại lai nên nhiều trường hợp cách phát âm chữ cái không tương xứng với âm tương ứng. Ví dụ: chữ cái C trong tiếng Việt khi đứng riêng chỉ biểu thị một âm duy nhất ?ocờ? nhưng khi phát âm "" lại thành ra âm ?oxờ? mất rồi! Hay ngay cả tôi cũng hay đọc chữ cái D thành ?ođê? chứ không phải ?o?. Mà không chỉ phụ âm đâu nhé. Tôi vẫn còn nghe nhiều người gọi chữ cái E, O là ?oơ?, ?oô? (à la francais) chứ không phải ?oe?, ?oo?. Chẳng hạn nói "Bán cho tôi 10 lít dầu Dê O" thay vì "dầu Đê Ô" (dầu DO = dầu diesel) thì người bán sẽ tưởng bạn ở hành tinh khác xuống.
    - Cũng vì vay mượn nên cách phát âm không phù hợp với ngôn ngữ đặc trưng của chúng ta. Ví dụ tiếng Anh/Pháp cũng như các ngôn ngữ Latin khác thường dùng các âm L, R, S ở cuối từ nên họ gọi các chữ cái là ?oel?, ?oer? (hoặc ?oar?) và ?oes?. Còn người Việt ta chỉ dùng nó làm âm đầu từ (giống như đa số phụ âm khác) nên đúng ra phải gọi là ?o?, ?o? hay ?o? chẳng hạn. Phát âm phụ âm cuối theo kiểu ngoại lai là không tự nhiên (và không phải người nào cũng nói được), chính vì vậy người Việt ta thường phải tách bạch theo kiểu ?oe rờ?, ?oét sờ? nghe rất ư là? thiếu trong sáng (và dài dòng nữa)!
    - Như đã nói trên, nhiều chữ cái có cách phát âm giống nhau rất khó phân biệt. Ai trong chúng ta cũng đã từng mướt mồ hôi khi phải đánh vần một từ nào đó qua điện thoại chẳng hạn. Theo kinh nghiệm của tôi thì để người bên đầu dây kia viết đúng một từ dăm bảy chữ cái theo ý mình cũng phải mất khoảng 20 giây chứ không phải 5 giây theo lý thuyết. Bởi vì ta sẽ phải trả lời thêm những câu hỏi đại loại như ?oGiê dưới hay dê trên hả anh??, ?oY dài hay I ngắn??, ?oEn lờ hay en nờ??, ?oÉt sì hay ét sờ??, ?oBê bò hay pê phở??, vân vân? (Đó là chưa kể tình trạng phát âm khác nhau ở từng địa phương, tôi không bàn đến ở đây).
    Muốn khắc phục các nhược điểm này thì chỉ có cách sáng tạo ra một hệ thống phát âm mới sao cho rõ ràng, trong sáng và phù hợp với tiếng Việt hơn thôi. Rõ ràng không phải là chưa có. Kiểu gọi ?oa bờ cờ? đã là một phương án áp dụng thực tế rồi đấy, đành rằng có thể không phải là một "sáng kiến" chủ động của Bộ GD mà do tự phát, nhưng xét về hiệu quả thì cũng đạt đấy chứ, bởi vì rõ ràng nghe ?ogờ?, ?orờ? tiện lợi và dễ phân biệt hơn ?ogiê?, ?oer? nhiều. Vậy thì tại sao chúng ta không dùng nó luôn?
    À, bây giờ đã đến một trong những câu hỏi chính của cuộc tranh luận không chỉ ở topic này thôi mà đối với tất cả những người quan tâm đến tiếng Việt: liệu có nên thống nhất chọn hệ thống ?oa bờ cờ? để phát âm bảng chữ cái tiếng Việt được không?
    Rất nhiều người dị ứng, chế giễu và bác bỏ cách gọi ?olờ tờ mờ? này. Vì sao? Nghe nó? quê quê, chướng tai làm sao đấy, không được ?otrong sáng?, gì mà ?orờ? với ?osờ? với ?oquờ? lung tung, vân vân?? Bản thân tôi cũng cảm thấy như vậy. Nhưng hình như tất cả lý do đều là cảm tính. Riêng tôi thử gạt qua những âm thanh quê quê ấy mà tìm ra một vài ưu điểm của cách gọi này:
    - Mang tính đặc trưng và phù hợp với ngôn ngữ người Việt: người Anh quen với âm ?oi? nên họ đọc ?obi xi đi?, người Pháp quen với âm ?oê? nên ?obê xê đê?, còn người Việt thì quen với âm gì? Rõ ràng ?obờ cờ đờ? là tự nhiên nhất. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta dùng âm ?o? để diễn giải những phụ âm cuối hay phụ âm kép khó đọc như kiểu ?oe rờ?, ?ocờ-lo?, vv?
    - Mang tính đơn giản, nhất quán, rõ ràng, loại bỏ tính mơ hồ (điều mà các ngôn ngữ Latin khác đều chưa đạt được): từ đây tất cả phụ âm đều được phát âm theo một công thức thống nhất, và phù hợp với âm tương ứng của nó. Dờ tương ứng với D, gờ tương ứng với G, không thể lẫn lộn. (Dĩ nhiên đối với những ngoại lệ như K hay Q thì có thể dùng cách gọi đặc biệt như ?okhờ? hay ?oquờ? chẳng hạn). Cách gọi này có thể áp dụng với cả những chữ cái không thuần Việt, ví dụ bây giờ ta thường nghe nhiều người phát âm W là ?ouờ? (trong địa chỉ trang Web chẳng hạn).
    Dĩ nhiên, đây chỉ là ý kiến sơ sơ của riêng tôi thôi. Dù có nên áp dụng cách gọi ?oa bờ cờ? hay bất kỳ cách nào khác hay không thì điều mấu chốt vẫn là sự cần thiết phải có một sự điều chỉnh và đi đến thống nhất. Không riêng gì về việc gọi tên từng con chữ, bản thân bảng chữ cái tiếng Việt (và nói cho hết, cả hệ thống chữ viết) cũng không phải là hoàn chỉnh, khoa học cho lắm, vẫn còn đầy rẫy sự trùng lặp, dư thừa, mơ hồ, thiếu nhất quán, nhưng xét cho cùng đó cũng là vấn đề chung của các ngôn ngữ khác, mà rất khó sửa lại. Có cải cách thì hãy cải cách ở cái cách phát âm các chữ cái thì hợp lý và khả thi hơn. Chỉ có vỏn vẹn 33 chữ cái thôi chứ có nhiều gì, nếu ta không thống nhất và chuẩn hóa cho xong cái việc cơ bản này thì đừng hòng nghĩ đến những công trình lớn lao hơn nhằm ?ogiữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?. Có thể bạn nói sự thay đổi là quá phiền toái vì nó đi ngược lại thói quen và truyền thống của chúng ta. Nhưng chẳng lẽ cứ để tình trạng lộn xộn như thế này mãi? Một là phải điều chỉnh lại và quy định một chuẩn thống nhất quốc gia. Hai là phải áp dụng một hệ thống mới khoa học hơn và tập thích ứng dần với nó. Không thể có cách thứ ba nào khác.
    Chương trình Chiếc nón kỳ diệu ngoài chức năng giải trí đã vô tình mở mắt cho chúng ta thấy một thực trạng đáng buồn về ?oloạn con chữ? trong ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta ở quy mô nhỏ nhất! Tôi và các bạn chỉ biết phì cười, than vãn rồi bàn tới bàn lui mà thôi. Cái chính là mong sao các nhà chuyên môn cũng như những người có trách nhiệm khi xem TV cũng có một chút suy nghĩ và từ đó bắt tay vào làm một cái gì đó để không còn chứng kiến những tình huống cười ra nước mắt khi chính người Việt còn không hiểu người Việt đánh vần ra sao nữa!!!

Chia sẻ trang này