1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về câu đối:

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi ntt0180, 16/07/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Về giai thoại này thì chắc ai cũng biết rồi bởi nó quá nổi tiếng. Đặng Trần Thường tẩm thuốc độc vào roi đánh Ngô Thì Nhậm nên ông về nhà ốm chết.

    Vế đầu là của Đặng Trần Thường:
    Ai Công hầu, ai Khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
    Vế đối lại là của Ngô Thì Nhậm:
    "Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế".

    Vế đối của Ngô Thì Nhậm cho ta thấy ý thức về lịch sử, văn hóa của Trung Hoa ngoại bang hằn sâu vào trong tiềm thức ông cha ta. Trong chính sử nước nhà hoàn toàn có những sự kiện khả dĩ cho về đối. Ví dụ như:
    Thế Nam chinh, thế Bắc chiến, gặp thời thế, thế thời phải thế.

    Vậy ai có vế đối nào hay cho câu này chia sẻ nhé!
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193

    Lại ra vế đối
    Tôi đang nghiên cứu thư pháp chữ Việt, nhân tiện xin thử viết các câu đối trên theo cách của mình.
    Đặng trần Thường:
    Az Khanh t''
    Az Công h''
    Vòng trần az
    Az dễ b'' az.

    Ngô thì Nhậm:
    Thz Chiến q''
    Thz Xuân th''
    Gặp th'' thz
    Thz thời ph'' thz.

    Xin có một câu góp vui:
    Người phú quí
    Người xa hoa
    Trong đời người
    Người vẫn làm người
    Ng'' phú qu''
    Ng'' xa hoa
    Trong đời ng''
    Ng'' vẫn làm ng''.

  3. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Trước đây cũng đã có vế đối khác, khá ổn mà ko biết của ai:
    "Phận con gái, phận nữ nhi, phận hèn kém, phận thôi đành phận"
    Khá hay!
    Tôi cũng đã tạm ra được một vế nhưng cảm thấy chưa ưng lắm:
    Tôi đốt lò, tôi nung đá, cuộc đời tôi, tôi luyện luyện tôi.
    Có vẻ như người xưa rất thích nhịp đối 3 3 3 3... Nó dồn dập, liên tục rồi 1 cái kết 2 hoặc 4 rất kịch tính như giăng bẫy. Có thể kể đến như:
    Giai thoại Lê Văn Hưu và ông lò rèn:
    Ông lò rèn:
    Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò, đúc lên dùi vở.
    Lê Văn Hưu:
    Ngiêng ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi, mà đỗ khôi nguyên.
    Hay giai thoại về Mạc Đĩnh Chi và quan gác cổng:
    Quan gác cổng bên Tàu:
    "Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan"
    Mạc Đĩnh Chi
    "Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối"
    Ai nhớ ra câu nào hay hoặc có vế đối cho những câu trên, xin hãy chia sẻ!
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193

    Câu góp vui:
    1- Chữ nơi link, nghĩa nơi link, web nơi link, gõ linh tinh, click vào tô pic.
    2- Đi cầu khỉ, cầu cầu an, dừng đi như...đi cầu.
    Được Tran_Thang sửa chữa / chuyển vào 17:10 ngày 23/07/2010
  5. trai90gai92

    trai90gai92 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2009
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Người quân tử,người anh hùng,giữa biển người,người sẽ gặp người
    Em không dám nhận đối rất chuẩn nhưng tự thấy khá chuẩn,và có thể chuẩn hơn nữa nếu ngồi nghĩ.Hê hê bác hiểu cấu đối của em chứ.
  6. trai90gai92

    trai90gai92 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2009
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Tiếp,có lẽ sửa thì hay hơn:Người đại trí,người đa mưu,giữa biển người,người sẽ gặp người.
  7. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Hay!
    Lịch sử ghi thế này:
    Ngô Thì Nhậm giới thiệu Đặng Trần Thường với Chúa Trịnh. Mr Đặng lom khom, Mr Ngô nói ở đây cần người làm, lom khom ra chỗ khác.
    Mr Đặng vào nam theo Chúa Nguyễn, đánh ra thắng, mới ra về đối như vậy:
    "Ai Công hầu, ai Khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai."
    Ý niệm trong dân gian thì cho rằng, người lom khom đa số là kẻ tiểu nhân luồn cúi, bất tài, vô dụng, không làm được việc lớn. Song thực tế cho thấy đôi khi không phải như vậy.
    Còn chính sử thì có những bậc ngu trung chết cho Chúa tồi, không biết bỏ chỗ tối ra chỗ sáng. Cứng nhắc và bảo thủ.
    Ngoài ra nó còn nói về văn hóa, người trong Nam sống thật thà, nhẹ nhàng, dễ chịu - Khác với luồn cúi. Còn người ngoài Bắc thì thường thẳng thắn, cương trực. Dich vụ, phục vụ của người trong Nam rất tốt, chu đáo. Người ngoài Bắc thì bồi bàn lại ghét bị sai bảo.
    Vậy ẩn ý của câu đối rất nhiều: ai là quân tử, ai là tiểu nhân? ai đúng, ai sai? Không rõ được. Chính sử ta không ưa nhà Nguyễn vì cho rằng cõng rắn căn gà nhà. Vả lại vua cuối của ta là nhà Nguyễn, trong cuộc chiến bài bác Phong Kiến, Tư Bản thì chính sử không ưu nhà Nguyễn cũng là dễ hiểu. Thêm nữa chính quyền bây giờ nằm ở Bắc, nhà Nguyễn lại gây dựng lên ở phía Nam.
    Vậy nội hàm của câu đối mang ẩn ý đối lập.
    - Cương trực, thẳng thắn là khôn hay lom khom, luồn cúi là khôn?
    - Quân tử và tiểu nhân? Ai thành công? Làm hầu, làm tướng... Sao biết được?
    --> Ai dễ biết ai? Thế nào là đúng?
    Về kết quả thì Mr Đặng lại thắng.
    Về đối đúng của Mr Ngô có vẻ là: "... gặp thời thế, thế nào cũng thế" - Ý là dù thế nào ta cũng cương trực, tứ quân tử, theo suy nghĩ của Mr Ngô. Còn về sau có người lại sửa thành: "... gặp thời thế, thế thời phải thế". Thời ở đây cũng là thì. Ngôi Thời Nhậm cũng là Ngô Thì Nhậm. Vậy ta có thể Mr Trịnh không ưa Mr Đặng, ko dùng, song ko nói, bảo Mr Ngô nói, Mr Ngô phải vẽ ra cái chuyện lom khom để đuổi khéo. Tức Mr Ngô cũng là vạn bất đắc dĩ, thế thì phải thế, tức là tính thế phải đuổi, do Mr Đặng ko hợp, ko được dùng. Đúng sai ra sao có lẽ phụ thuộc vào con người thực của Mr Ngô. Cái đó chỉ Chúa với biết. Mà có khi Chúa còn không biết ấy chứ!
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 23:51 ngày 27/07/2010
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Nhà Nguyễn chỉ là tay cờ bạc đã thắng ván cờ thời thế này. Nếu không muốn nói rằng triều đình này dốt sử của tàu, dát văn của Nhậm, không hiểu ẩn ý Xuân thu - Chiến quốc trong câu đối của ông. Chính thời thế này đã dẫn đến việc Tần thuỷ Hoàng thống nhất TQ. Vậy thì ai là người đóng vai trò thống nhất nam-bắc trong thế cuộc đó. Trước đó hẳn là Quang Trung rồi. Nhà Nguyễn phải biết trọng dụng nhân tài như Nhậm, nếu thực sự muốn thu giang sơn về một mối. Đằng này, họ đã để nhân sĩ Bắc hà tuỳ nghi xử lý. Và cũng để cân bằng lại, sau đó họ giết luôn Đặng...Nhà Nguyễn cũng đã đối đãi tương tự với những đại thần như Lê văn Duyệt, Nguyễn văn Thành...
  9. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Cũng là một cách nhìn nhận rất thú vị!
    -----------------------------------------
    Tôi thì tôi vẫn giữ quan điểm của mình cho rằng:
    "Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế" ý muốn nói là thế thời vần vũ, người ta chỉ xem thế thời rồi tùy cơ ứng biến thôi, ai biết được chung cuộc thế nào.
    Mà thời thế vần vũ thì có nguyên nhân từ nhiều yếu tố, chủ quan con người có, khách quan thiên nhiên có. Đâu phải 1 cá nhân có thể quyết định được. Nên việc ai đúng ai sai chỉ là tương đối.
    Những cái chết của Quang Trung và Đinh Bộ Lĩnh là những cái chết vô cùng đáng tiếc. Tiếc cho ông ta, tiếc cho đất nước. Không hiểu do gái nhiều, ăn uống ngủ nghỉ ko điều độ, làm việc nhiều hay do Tàu khựa đầu độc. Có thể định mệnh của nước ta mãi là nước nhỏ.
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi nghĩ vấn đề là miền bắc nói riêng và Vietnam nói chung, từ xưa đã không chú trọng đến dịch vụ và thương mại. Không như Trung Hoa, người Việt chỉ tham danh mỗi cái "bút nghiên ông đồ". Thế nên ông Nhậm đã đúng khi cho rằng thái độ luồn cúi kia là không hợp, khi mà chúa Trịnh cũng đang quần thảo trong cái thế Xuân thu-Chiến quốc. Nhà chúa cần những mưu sĩ, những tướng lĩnh, chớ nhà chúa không phải là thượng khách của nhà ông Đặng...Cũng đã rõ là Đặng chỉ mưu cầu danh vọng. Khanh tướng, Công hầu đều là những tước vị trong thời Xuân thu-Chiến quốc. Tần Thuỷ Hoàng khi thống nhất TQ, đã bãi bỏ mọi tước vị, đặc quyền của giới quí tộc này...

Chia sẻ trang này