1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về câu đối:

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi ntt0180, 16/07/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Tôi có 3 cái gạch đầu dòng cho bài trả lời:
    - Bây giờ người ta không săn bắn, hoặc có săn bắn người ta dùng súng. Nhưng người ta vẫn đưa cung tên vào thi thế vận hội mùa hè. Bây giờ người ta dùng máy xúc, nhưng cái xẻng vẫn cần thiết. Người ta đi máy bay nhưng không thể phủ nhận được xe đạp... Người ta đang cố dạy trẻ con các trò chơi truyền thống như: tò he, bịt mắt bắt dê, nu na nun nống, ô ăn quan, chơi chuyền... để làm gì? Để giữ truyền thống. Để chúng không quên gốc gác tổ tiên. Để phân biệt VN với Thái Lan, Hàn Quốc, Âu Châu...
    - Tôi cho rằng rất nhiều người ở V.N, T.Q, N.Bản, H.Quốc... bây giờ vẫn còn mang trong mình dòng máu nho nhã. Cốt cách nho nhã không có gì sai cả. Thậm chí là rất văn minh vì nó chừng mực, không quá cực đoan, không quá ủy mị. Chỉ sợ những người lai căng mà thôi. Không phải tự dưng mà TQ dựng lại hình ảnh Khổng Tử bằng cả một bộ phim hoành tráng. Tôi không ưa cái chính thể diều hâu TQ, nhưng tôi yêu văn hóa của họ, những văn nhân đất nước họ.
    - Thế hệ của chúng ta chính là thế hệ phải đưa mọi thứ đến tận cùng, thậm chí tạo ra giới hạn mới - Đó chính là tư duy của người phương Tây mà có thể bạn muốn hướng tới để phủ nhận "phong cách Nho". Tôi coi việc phủ nhận "phong cách Nho" như phủ nhận ông cha mình vậy. Chúng ta đang là một thế hệ thăng hoa, được sống trong thời bình, phát triển và thông tin mở. Nhưng chúng ta là người phương Đông, không thể rũ bỏ hoàn toàn mình được. Có rũ bỏ thì chỉ là con số không rỗng tuếch, người ta không cho mình chơi nữa đâu! Anh có bản sắc gì mà chơi? Giống tôi anh giống làm gì? Mà giống làm sao được? Có những người phương Tây họ học văn hóa phương Đông không phải là vì họ phủ nhận dòng văn hóa của họ. Mà họ muốn có trong mình cả hai luồng văn hóa. Chúng ta cũng sẽ làm như vậy. Đó chính là tư duy của thế hệ trẻ tư bản thời đại mới... Nhớ lại chuyện của nước ta năm xưa, Nguyễn Trường Tộ, Đinh Văn Điền dâng sớ với nội dung mở cửa thông thương, đóng tàu, học ngoại ngữ... vua Nguyễn và các đại thần nói để từ từ. Nước ta lạc hậu hàng trăm năm. Vậy hãy chơi các trò chơi truyền thống để giữ bản sắc văn hóa. Hãy học cách tư duy của người Tây phương: luôn muốn xô đổ những giới hạn (kỷ lục) và tạo ra các giới hạn mới.
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 00:44 ngày 12/08/2010
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi thích khái niệm tự do cá nhân. Đó là văn hóa phương Tây chính hiệu, mà xét ngữ cảnh của câu đối trên thì rõ đấy là vi phạm cá nhân, nếu không muốn nói rằng trạng nhà ta khá là khiếm nhã. Nhưng thôi, thực tế thì Nho giáo cũng chỉ là cái vẻ phong cách bề ngoài của các quan lại xưa (giả Nho), làm gì có ảnh hưởng, chi phối đến làng quê Vietnam.
    Cũng vì tư duy đến tận cùng nên nếu tác giả chuyện trạng mà để Quỳnh đối được câu đối ấy thì cũng chẳng hay ho gì. Đấy là chuyện dân gian, được bịa đặt để nhạo phong cách Nho của nữ sĩ họ Đoàn. Văn hóa tận, văn hóa cùng Vietnam đã thắng Nho học. Tuy nhiên về lý, Nho học vẫn luôn là một đối tượng hấp dẫn đối với nhiều thế hệ Việt. Chúng ta vẫn luôn tìm cách đánh đổ Nho học đấy thôi
    Tư duy phương Tây luôn dựa trên những nền tảng, tiên đề. Văn hóa của họ cũng vậy. Thế nào gọi là văn minh, thanh lịch... ? Sao chúng ta không đưa những khái niệm này đến tận cùng ? Tôi thích âm nhạc phương Tây. Họ đưa những khái niệm du dương, pop, rock, Lambada, hip-hop đến những giới hạn tận cùng...Họ không mang cái gọi là văn hóa dân tộc để ngăn chặn giới trẻ đi đến những giới hạn đó, nhưng họ lại luôn cổ vũ cho trạng Quỳnh đối thắng (!?). Đấy là nghịch lý hay mâu thuẫn ?
  3. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Tôi không phải là hạng cực đoan, nhưng tôi cho rằng phường Nho học mà cứng nhắc, giáo điều ấy là phường Nho rởm! Tôi tin rằng Trạng Quỳnh không phải hạng ấy.
    Học thuyết nào, cho dù có cao siêu đến mấy mà không bám vào thực tế cuộc sống, không bám vào tình người thì cũng dễ bề đổ vỡ. Khi ta yêu một người thì nhất nhất chỉ muốn ở gần người ấy thôi, trong vấn đề tình cảm mà mang chuyện đạo đức vào thì ì ạch lắm. Tôi ưa Nho giáo, nhưng không ưa quan niệm của họ về lĩnh vực này lắm. ******** nó như ăn cơm vậy, chả lẽ ăn cơm là xấu sao?
    Trạng Quỳnh là trai chưa vợ, thị Đoàn là gái chưa chồng. Điều gì cấm họ tìm hiểu nhau nhỉ? Giáo chủ Nho giáo không có phát biểu gì ngăn cấm điều này. Thật thà mà nói thì thị Đoàn phải ntn thì Trạng Quỳnh mới dám đến trêu. Ấy chứ phải cái hạng chính chuyên giãy nảy thì ai dám!
    Không phải tự dưng người ta tôn thờ Khổng Tử. Không phải tự dưng người ta yêu mến Trạng Quỳnh. thị Đoàn thì chả có vài câu bênh đó thôi: lẳng lơ cũng chẳng có mòn... , lẳng lơ chết cũng ra ma...
    Có lẽ sự tôn thờ này, sự yêu mến no xuất phát từ nguyên nhân giai cấp mà ra. Gã có tiền sử nghiện như Maradona tại sao lại được người ta yêu mến? Ở V.N 1 gã từng nghiện có được làm HLV ĐTQG ko? Never! Tại sao người ta hay thích sự phá cách? Vì cuộc sống tù túng nhàm chán quá rồi! mr Khổng ạ!
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Đoàn thị Điểm là nhân vật có thật, trạng Quỳnh là nhân vật bịa đặt. Thử nghĩ xem, nếu báo chí bây giờ mà lấy một nhân vật bịa đặt gán ghép với một nhân vật thật thì người ta kiện ra tòa ngay...
    Gái lẳng trai lơ là bản chất tự nhiên của con người thôi. Trong xã hội sơ khai thì điều này sẽ dẫn đến sự hỗn loạn. Thế nên Khổng Tử mới khai sinh ra Nho học nhằm kiềm chế bớt con người bản năng (tiểu nhân), hướng đến con người xã hội (quân tử), thiết lập trật tự, kỉ cương...Nhưng khi những điều răn của Ngài trở thành những giáo điều thì lại là chuyện khác...Không Tử vẫn chưa nghĩ đến việc văn hóa cũng phải phát triển song hành như mọi mặt khác của xã hội...
    Nho học và văn hóa cũng như chân trái chân phải vậy. Nho học phải trụ vững để văn hóa tiến bước, và đến lượt mình văn hóa cũng phải trụ vững để Nho học tiến lên...
  5. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Nói nhân vật nào có thật, nhân vật nào không quả là khó. Có những nhân vật có thật thì bị ỉm đi, còn những nhân vật không có thật được dựng lên khi cần thiết. Lê Văn Tám có thể không có thật và Nguyễn Ái Quốc đâu phải tên của 1 người? Có những người đối kháng xưa kia bị xử tử giờ làm sao được nhắc tên hay ai bảo Ngô Đình Diệm không yêu nước?...
    Khổng Tử tên thật là Khâu, tự là Trọng Ni, người nước Tề. Thời đó đất nước của ông loạn vua không ra vua, quan không ra quan, dân không ra dân... không có phép tắc gì cả. Trong nhà thì quan hệ vợ chồng, cha con... Vua vời ông ra làm quan, trọng ông và mong ông xây được chữ "Lễ" trong chiều đình. Nhưng vua chỉ có chức nhưng quyền lực thật thì lại ở 3 anh em nhà họ Quý. Người anh cả nhà họ Quý không ưa Khổng Tử nên ông phải tránh đi khắp thiên hạ để truyền bá tư tưởng của mình. Chứng tỏ cũng chỉ là bất đắc dĩ mà thành nhập thế hành đạo.
    Tư tưởng của ông rộng hơn nhiều so với quan hệ trai gái. Phép tắc của ông - trọng chữ Lễ" - xây dựng hướng dẫn cách hành xử với nhau trong cuộc sống. Tức là nó hướng dẫn người ta làm đúng, ngược với pháp luật là ngăn cấm người ta làm sai. Cho nên đến bây giờ chúng ta vẫn cần đến, chính tôi và bạn đang nói chuyện với nhau thì dùng phép tắc của ông, chứ pháp luật và nội quy ttvnol không xuất hiện nhiều lắm ở đây.
    Nho học sở dĩ được giai cấp lãnh đạo ưa bởi nó tạo ra sự ổn định xã hội. Tôn ti trận tự và cách người ta hành xử với nhau theo Nho giáo được Khổng Tử xây dựng khá chi tiết, cụ thể và quy mô. Nó xen được vào hầu hết các mối quan hệ xã hội, len vào từng gia đình. Nó làm dịu đi các mâu thuẫn và ỉm đi phần hoang dã trong mỗi con người.
    Còn chuyện lẳng lơ. Tôi không tin rằng sau khi Nho giáo ra đời người ta bớt lẳng lơ. Thứ nhất là Nho giáo cũng chỉ là một trong nhiều giáo phái khác trong xã hội bấy giờ - có những bang phái rất dâm loạn. Thứ hai là lẳng lơ đâu có xấu? Chỉ có người xấu lẳng lơ thôi. Lẳng lơ đúng chỗ, đúng người thì tuyệt vời chứ? Chứ còn cái hạng ra đường gặp ai cũng lẳng lơ thì nói làm gì.
    Nho giáo cùng các loại tôn giáo khác như Lão giáo, Đạo giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo... cùng có mặt trên thế giới. Tôn giáo, văn hóa và khoa họa là 3 mặt cân bằng với hai thứ khủng khiếp là chính trị và kinh tế.
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Đa số các giáo chủ đều muốn tạo cho mình một quá khứ tốt đẹp, hoặc người ta muốn họ hoàn thiện. Tôi thấy rằng những người có tầm vóc ảnh hưởng đều tạo dựng cho hậu thế tiếp bước mình...
    Khổng giáo với sự tách biệt, phân ly giai cấp thì đối lập là sự nhất thể của Lão Tử. Vì thế người theo Lão luôn cười người theo Khổng. Nguyễn Du chẳng hạn, có lẽ chịu ảnh hưởng của Lão nhiều hơn Khổng qua câu "Lạ thay mặt sắt cũng say vì tình". Ngược lại, nếu ta cứ cười nhạo cuộc đời và thói đời thì ta cũng chẳng làm được việc gì lớn lao. Người ta muốn trở lại với Nho học thì hãy có cái nhìn tách biệt vậy. Giai cấp thấp (đại diện là Hạ viện) đừng cười giai cấp trên (Thượng viện), ngược lại giai cấp trên không khinh miệt giai cấp thấp. Thay vào đó là qui định hành vi và năng lực ứng xử, sao cho hợp với địa vị, giai cấp của mình...Xã hội dân chủ không hẳn phải được du nhập tư phương Tây, nó phát sinh từ trong chính xã hội Nho giáo, nếu nền Nho giáo đó có những qui định và phân biệt khắt khe...Nước Nhật là một ví dụ điển hình...
  7. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Cộng sản giáo nghe có vẻ buồn nhất. Dù thứ học thuyết này luôn nhận mình là văn minh chót cao của loài người. Đến bây giờ, sau khi đã mất đi vài chục triệu người, sau quyết định đảng viên được làm kinh tế, người ta mới hiểu ra một cái lẽ tưởng chừng như rất đơn giản rằng: ai chăm chỉ hơn thì sẽ có cuộc sống sung túc hơn.
    Nói về quá trình hoạt động và tạo dựng tương lai thì có lẽ không ai bằng Mr Khổng. Mới đây con cháu ông vẫn được nhà cầm quyền T.Q phong tước. Mr Mặt trời của Bắc Hàn thì tạo ra một đất nước kéo lùi nền văn minh thế giới lại. Mr Mặt trời ở nước ta thì loại đi cả đồng chí khi cần thiết, Tạ Thu Thâu là một ví dụ, còn Mr Stalin và Mr Mao thì không nói làm gì... vài chục triệu người bỏ mạng là công của các ngài cả.
    Thực tế mà nói thì chả có chủ nghĩa nào xấu cả. Chỉ có con người là xấu thôi. Xét về mặt lịch sử, cho đến nay chủ nghĩa + sản chỉ văn minh hơn phong kiến được một chút - đó là nói về mặt thực tế. Còn chủ nghĩa $ bản với tôn chỉ thượng tôn pháp luật hóa ra đến nay lại là văn minh nhất. Thượng tôn pháp luật tức là hành xử với nhau theo luật, luật là đè nén, là kém văn minh rồi. Loài người chúng ta hay thật, cứ nhận mình là văn minh, đâu phải! Cũng tàn bạo, tham làm và man rợ lắm!
    Lão Tử với tâm thế ngạo đời tựa như ngu độn cũng là một giáo phái được ưa chuộng bởi một số người. Ngược với Khổng Tử, quan điểm chung của ông là xuất thế vô vi. Đây có lẽ là hai mặt trong tâm hồn của một người đàn ông thì đúng hơn, ít ai cực đoan trong mình chỉ có một mặt.
    Cái thứ dân chủ của Á Đông, trừ một số nước, là thứ dân chủ kiểu ban phát. Tức là các bố cầm quyền khi nào cho người ta dân chủ là dân chủ. Nó sặc mùi cảm tính, ăn theo cảm giác cá nhân. Vui các bố thế này, bực tức các bố thế khác. Như thế là không được, nguyên tắc tổ chức của một quốc gia như thế là không được. Nó phải có căn cứ, phải bám vứu vào một cái lý lẽ trụ cột thật là chắc chắn. Đó lại là pháp luật. Vậy thì nếu không có tam quyền phân lập, không có thượng tôn pháp luật, không có bầu cử công khai thì thứ dân chủ phương Tây đối với Châu Á chúng ta còn là quá xa xỉ.
    Nguyễn Trãi với một số quan điểm cuối đời cho rằng tại sao con người sinh ra lại người vua, kẻ tôi, sao không bình đẳng như nhau? Ấy thế nhưng một thời nào đó dưới thời đại phong kiến nhà Trần, nước ta đã có vua sáng, có hiền nhân dụng tài... đã có dân chủ từ lâu rồi. Thật chớ trêu!
  8. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Bài trả lời của ntt0180 được đăng tại:
    http://vn.360plus.yahoo.com/ntt0180/article?new=1&mid=48
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi từng gặp khá nhiều người mang cái vẻ ban phát. Thật sự thì người ta không biết xử lý những tình huống khi buộc phải cho hoặc nhận một cái gì đó. Có những người rất thích ban tặng người khác, nhất là người thân, những vật dụng mà mình đã sử dụng qua. Thỉnh thoảng lại muốn xem lại những vật dụng đã cho đó...Riêng tôi thì chẳng muốn đem tặng những gì mình đã sử dụng. Có dạo đi làm xa, vừa thay được chiếc máy vi tính thì đã có cô em qua ...xin chiếc máy cũ. Chẳng lẽ lại cho người ta cái máy chẳng ra gì. Thôi thì bán quách, bù tiền mua tặng luôn một chiếc máy mới
    Chẳng biết ông bạn đã từng sống ở phương Tây chưa mà lại có cái nhìn về dân chủ ở các nước Á đông như thế. Chính tôi cũng chưa thấy hài lòng với cách điều hành đất nước hiện nay. Chính tôi cũng đang muốn làm một điều gì đó để khẳng định mình...
  10. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Khó nhỉ! Nếu bạn hỏi thật lòng thì tôi xin nói thế này: tôi không muốn có những câu hỏi liên quan đến đời tư.
    Một vài chuyên gia Việt Nam học của Việt Nam trên thế giới lại không ở Việt Nam. Bạn đừng hỏi người đi nhiều, hãy hỏi người trông thấy nhiều. Nếu cứ đi nhiều mà thành hiền triết có lẽ lái xe va phi công trở thành triết gia cả rồi. Nhà triết học Immanuel Kant - một nhà triết học lớn - có ảnh hưởng đến tuổi thơ của Einstein cả đời chỉ sống ở một thành phố. Tôi không tin các thạc sĩ Việt Nam viết về khủng hoảng kinh tế lại phải đến phố Wall, viết về chính trị của Anh thì phải đến London...
    Cứ có tin nhiều mà chở thành hiểu biết thì mấy ông bà biên tập viên, phát thanh viên là thông thái nhất rồi. Trí thức phải có thông tin, nhưng phải xử lý được nó. Không phải nói ra như cái đài rồi quên luôn. May thay thời đại này thông tin được truyền tải với nhiều luồng, nhiều nguồn khách nhau nên chúng ta có được nhiều góc nhìn hơn về mọi thứ.
    Tôi không thích việc đặt câu hỏi trên diễn đàn. Diễn đàn là nơi để trao đổi, chia sẻ, không phải là nơi hỏi kiểu như vậy. Phải chăng TT muốn thể hiện điều gì? Đây là nơi mà ai biết gì cứ nói, bạn biết gì cứ nói, bạn đi đến đâu, trông thấy gì kể cho tôi, tôi cảm ơn! Đừng hỏi! Đơn giản bởi vì ai đó (ko mang hàm ý) có thể tự hào rằng mình đi nhiều, ấy nhưng kiến thức tổng hợp được ít, thì niềm tự nào đó cần phải xem lại!
    Tôi tin rằng nếu bạn hỏi 10 người Việt Nam sống ở phương Tây về nước thì có đến 5-6 người không quan tâm đến chính trị bên đó. Họ chỉ quan tâm đến kiếm tiền, đến gia đình của mình thôi. Còn bạn hỏi 10 người Việt Nam thì số lượng quan tâm đến chính trị và thực sự hiểu về chính trị để mà nói không nhiều. Còn bạn nói bạn hài lòng với những gì xảy ra hiện tại. Bạn là người hạnh phúc, xin chúc mừng! Hôm hôm nào đó bạn phải lên phường xin giấy tờ mà lại không quen. Có người nhà ở miền Tây về ốm phải vào viện thì lúc đó bạn xem mấy bà y tá diễn với thấm. Tôi không phải là không phấn đầu, song tôi cũng không phải là mù câm điếc. Đừng phấn đấu vào bóng tối!

Chia sẻ trang này