1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về chấn thương khuỷu tay và các khớp khi chơi tennis

Chủ đề trong 'Tennis' bởi khongtenso0, 30/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Về chấn thương khuỷu tay và các khớp khi chơi tennis

    Các Bác thân mến !
    Tớ có một anh bạn thân chơi tennis cùng, anh ấy bị chấn thương ở khủy tay đã lâu mà chữa trị hoài không hết, bây giờ mỗi khi có bài thuốc hoặc tài liệu nào anh ấy cũng thử và tham khảo. Tuy nhiên vẫn chưa khỏi hẳn. Vậy tớ nhờ Bác nào có phương pháp điều trị hoặc có kinh nghiệm gì về vấn đề này thì post lên cho anh bạn tớ và những người bị như thế có hy vọng qua khỏi được nhé. Thanks các Bác
    Tớ có vài bài post lên mời các Bác tham khảo và phòng ngừa để khỏi mắc phải khi chơi tennis.
  2. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Hội chứng tennis
    Đó là hiện tượng viêm đau chỗ bám của nhóm cơ ở ụ trên lồi cầu. Theo các nghiên cứu, gần 50% vận động viên tennis tập luyện hằng ngày và gần 25% số người tập vài lần/tuần mắc bệnh này. Tuy nhiên, hội chứng tennis cũng có thể gặp ở người chơi các môn khác như golf, bóng chày, bóng bàn...

    Trong hội chứng tennis, chỗ bám của các cơ này bị viêm đau.​
    Nguyên nhân của bệnh lý này là người chơi tennis không nắm vững các nguyên tắc tập luyện, tập quá sức, hoặc do vợt quá nặng, cán vợt quá lớn so với bàn tay, bóng quá nặng hoặc mặt sân quá cứng.
    Các triệu chứng bệnh xuất hiện từ từ và cuối cùng thể hiện đầy đủ như sau:
    - Đau chỗ bám cơ nói trên, nhất là khi lên gân, gồng cơ, khi đánh bóng.
    - Mỏi cơ, lực cơ giảm, đôi khi chuột rút các cơ liên hệ.
    - Cảm giác căng tại bụng cơ.
    - Tê rần vai, hoặc từ khuỷu xuống bàn và ngón tay.
    - Đau, nhức về đêm, nhất là vào gần sáng.
    Các cách xử trí:
    - Ngay sau khi phát hiện bệnh, cần chườm lạnh trong 2-3 ngày. Sau 72 giờ, có thể chườm nóng để tăng nhanh quá trình hồi phục.
    - Ngừng tập luyện cho đến khi hết đau.
    - Đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị thích hợp.
    - Có thể dùng thuốc kháng viêm giảm đau (dicofenac 50 mg, ngày uống 1-2 viên hoặc ibuprofen 0,4 g, ngày uống 2 viên chia 2 lần).
    - Chụp X-quang để có thể loại trừ các trường hợp bệnh lý khác.
    - Nếu chườm lạnh, dùng vật lý trị liệu và thuốc kháng viêm giảm đau không steroid mà không hiệu quả, có thể tiêm tại chỗ steroid. Sau khi tiêm phải nghỉ từ 1 đến 2 tuần, sau đó tập từ từ trở lại. Tiêm tối đa từ 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 tuần.
    - Nếu điều trị bảo tồn không được thì có thể phẫu thuật.
    Để tránh hội chứng tennis, người chơi thể thao cần chú ý:
    - Tập luyện đúng khả năng, chương trình và bài bản. Thời gian đầu nhất định phải được huấn luyện viên hướng dẫn.
    - Có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
    - Chọn vợt và bóng phù hợp với lứa tuổi, trình độ tập luyện của bản thân.
    - Sân tập và điều kiện môi trường phải đảm bảo tiêu chuẩn.
    - Tìm hiểu thêm về kỹ thuật, chiến thuật, phương pháp chuẩn bị thể lực và đặc biệt là sinh lý vận động của môn tennis.
    (BS Lê Quý Hùng, Sức Khoẻ & Đời Sống)
  3. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Gặp hạn vì chơi thể thao không đúng cách
    Mỗi năm, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM điều trị hơn 1.000 ca viêm khuỷu tay do chơi tennis không đúng cách. Do đến muộn nên phần lớn bệnh nhân phải phẫu thuật, trong khi lẽ ra chỉ cần uống thuốc nếu phát hiện sớm.
    Bác sĩ Trần Thanh Mỹ, Giám đốc Bệnh viện cho biết, khi mới đau, bệnh nhân thường chủ quan, chỉ nghỉ chơi vài bữa, sau đó lại chơi tiếp. Vì thế, vết thương ngày càng nặng hơn.
    Bác sĩ Phan Vương Huy Đổng, Tổng thư ký Hội Y học Thể dục thể thao TP HCM, cho biết, môn tennis không đòi hỏi sức mạnh quá mức nhưng người chơi phải vận động liên tục; vì vậy cách chơi đối với từng người cũng phải khác nhau. Chơi để giữ sức khỏe khác với tập để thi đấu, người trẻ chơi với cường độ khác người già. Không riêng gì tennis, mà với những môn thể thao ngoài trời, nếu chơi giữa trưa nắng thì dễ dẫn đến say nắng, mất nước, rối loạn điện giải. Lâu dài, người chơi chẳng những không tăng thể lực mà càng mệt mỏi thêm. Chưa kể đến việc rối loạn điện giải sẽ gây chuột rút, tổn thương cơ...
    Theo tiến sĩ Nguyễn Hoài Nam, giảng viên Đại học Y Dược TP HCM, điều quan trọng nhất trong tập luyện thể thao là phải chọn môn chơi phù hợp với giới tính, tuổi tác và thể tạng. Những môn tập đòi hỏi thể lực nhiều, liên tục như tennis rất tốn sức nên chỉ phù hợp với giới trẻ. Nhưng ở nước ta hiện nay, chơi môn tennis thường là người trung niên, bụng phệ. Ở độ tuổi này, sự vận động quá sức đôi khi gây phản tác dụng, dẫn đến chấn thương hoặc nặng hơn là tử vong. Ở Việt Nam, việc tham gia hoạt động thể thao thường theo ý thích cá nhân và tùy tiện. Hầu như không ai nghĩ đến việc phải khám sức khỏe tổng quát trước khi chơi, đặc biệt là khám tim mạch. Bác sĩ Hoài Nam nói: ?oThỉnh thoảng chúng tôi nghe nói một vài người chơi đã gục ngã trên sân vì nhồi máu cơ tim, một số khác thì than đau nhức vai, cánh tay và các khớp chân vì những chấn thương nhỏ xảy ra liên tục do chọn môn thể thao không đúng?.
    Sau khi vận động, cơ thể đổ nhiều mồ hôi gây mất nước và vitamin B. Nhưng nhiều người tập xong lại rủ nhau đi uống bia, rượu. Chất cồn rất lợi tiểu, làm tăng tình trạng mất điện giải và tổn thương sẽ nặng hơn.
    Một số người càng tập tennis càng tăng cân. Nguyên do là sau buổi tập, các nhóm cùng chơi thường rủ nhau đi ăn nhậu, nên hình thể đáng lẽ rắn rỏi thon gọn hơn thì trái lại ngày càng đẫy đà. Anh Vũ Ngọc Vinh, 29 tuổi, quản lý một quán cà phê trên đường Mạc Đĩnh Chi, quận 1 từng có một thể hình lý tưởng. Anh quen với một nhóm khách chơi tennis và hay cùng họ đi tập và sau đó là nhậu. Chỉ sau vài tháng, vòng bụng của anh tăng thêm chục phân, còn trọng lượng cơ thể thì từ 67 kg lên 75 kg!
    Bác sĩ dinh dưỡng Đào Thị Yến Phi thuộc Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Cán bộ Y tế cho biết, mỗi ngày chị tiếp nhiều bệnh nhân đến khám và yêu cầu lên thực đơn giảm cân. Trong đó, không ít người thắc mắc tại sao càng chơi thể thao thì càng béo. Theo bác sĩ Yến Phi, tập thể thao tuy làm tiêu hao năng lượng nhưng không phải vì thế mà được phép thả phanh ăn uống. Khi năng lượng đưa vào nhiều hơn năng lượng mất đi thì lên cân là chuyện đương nhiên.
    6 điều cần lưu ý khi tập luyện thể thao
    1. Cần nắm được tình trạng sức khỏe của mình trước khi quyết định chơi một môn thể thao. Người mắc bệnh tim mạch thì phải hết sức cẩn thận bởi khi tập luyện, tuần hoàn, hô hấp sẽ tăng lên, dễ dẫn đến đột quỵ trên sân. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập.
    2. Nam giới trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi có nguy cơ chấn thương trong tập luyện thể thao cao hơn, do vậy không nên tập dồn mà cần tăng dần lượng vận động cho phù hợp.
    3. Lựa chọn trang phục và dụng cụ tập luyện phù hợp cho từng môn, đặc biệt lưu ý đến giày, vì mang giày không phù hợp thì dễ dẫn đến chấn thương.
    4. Trước khi tập, phải khởi động cẩn thận. Trong khi tập, cần chú ý đến khối lượng, nhẹ quá hoặc nặng quá đều không tốt. Sau khi tập, nên thả lỏng để cơ thể dần dần hồi phục lại bình thường.
    5. Cần lưu ý đến môi trường tập, thời tiết nóng ẩm sẽ làm cơ thể mất nước nhiều, nên phải quan tâm đến việc bù nước ngay, có chế độ dinh dưỡng phù hợp với chế độ tập luyện.
    6. Sau một thời gian ngừng chơi, khi chơi lại thì chỉ hoạt động nhẹ nhàng để cơ thể quen dần với cường độ hoạt động, sau đó tăng dần cường độ.
    (Theo Người Lao Động)
  4. sammer

    sammer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng muốn hỏi các bác về 1 chấn thương khác.
    Cách đây khoảng 6 tháng tôi bị trẹo chân phải khi chơi tennis, phải nghỉ mất 2 tháng mới chơi lại được. Nhưng từ đó cứ mỗi khi chơi được 1 lúc (khoảng nửa tiếng) là chỗ khớp cổ chân lại có cảm giác mỏi và rất khó chịu, ko thể chơi lâu được; khi khởi động thực hiện động tác bẻ cổ chân sang trái cũng thấy rất đau.
    Không biết có ai biết về chấn thương này và chỗ nào ở HN chữa trị tốt không, giúp tôi với.
    Gần đây tôi có chữa bằng phương pháp vật lý (chiếu tia hồng ngoại và chạy xung điện) nhưng ko thấy đỡ mà còn thấy đau thêm
    Cảm ơn các bác rất nhiều!!!
  5. Batigol_HN

    Batigol_HN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    3.251
    Đã được thích:
    0
    ái chà. bác này chữa chưa dứt điểm ròi. khi khởi động thi bác bỏ 15'' ngồi vặn vẹo bẻ cổ chân. đến bao giờ thấy nóng rực cả cổ chân lên rồi hằng chơi. chứ chiếu chiễc chả ăn thua đâu hoặc bác đi xoa bóp bấm huyệt châm cứu đi.
  6. sammer

    sammer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Batigol (5*)!
    Nhưng vấn đề của mình bây giờ là càng cử động nhiều khớp cổ chân đó càng nhanh đau, nếu mà ngồi 15'' vặn vẹo bẻ cổ chân thì chắc đau nghỉ chơi luôn. Mình bình thường đánh cũng vẫn chịu khó khởi động nhưng ko dám khởi động nhiều chỗ khớp đó.
    Mình hiện vẫn rất khó chịu với cái khớp cổ chân này, mong mọi người tiếp tục cho ý kiến giúp mình có thể chữa khỏi hẳn chấn thương này.
    Rất cảm ơn mọi người quan tâm!
  7. Batigol_HN

    Batigol_HN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    3.251
    Đã được thích:
    0
    theo mì?nh bàn nĂn 'Ắn BV y hòc cĂ? truyĂ?n dĂn tẶc ơ? Ng Bì?nh KhiĂm chĂf 'ò chuyĂn chưa chẮn thưong cho dĂn chơi thĂ? thao ơ? HN 'ò. hof̣c liĂn hẶ với trung tĂm thĂ? thao quẮc gia chưa tài 'ò. 2 chĂf 'ò 'Ă?u cò uy tìn vĂ? chưfa chẮn thuơng 'ò. ChuyẶn chĂn cù?a bàc là? to 'Ắy kĂ 'ơn già?n 'Ău
  8. locke

    locke Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2001
    Bài viết:
    1.349
    Đã được thích:
    0
    Bác sammer nghỉ hẳn một thời gian, chữa trị cho khỏi hẳn đi. Dân thể thao mình có cái trò là thấy khỏi khỏi đỡ đỡ rồi là lại đi tập lại, trong khi đáng lẽ nghỉ thêm chút nữa thì sẽ khỏi hẳn. Bác mà cứ cố đánh tiếp không kheó dai dẳng thành tật không chữa hẳn đuợc đâu.
    Em thì chỉ biết có 2 chỗ , một là cái bệnh viện thể thao ngay cạnh sân Hàng Đẫy, (đi xuôi chiều Nguyễn Thái Học thì rẽ phải vào sân ở đoạn ngã 5 Hàng Cháo - Hùng Vương), chỗ này trông có vẻ xoàng xoàng sao ý
    Một là ông lang Cuờng, nhà ở trên đường Láng, đằng sau Uỷ ban Nhân Dân phuòng, vào hỏi ai cũng biết, chuyên trị các bệnh xương khớp. Chữa đông y thì cũng không tốn lắm đâu, bác không nên ngại, thỉnh thoảng vài ba ngày qua cho bác bóp thuốc thôi. Em cũng trẹo chân một phát do đá bóng, cũng nghỉ đến 3 tháng mới đi tập lại (cầu lông) cái tội mới đỡ đỡ đã chạy nhảy, may mà dừng lại kịp để chữa
  9. sammer

    sammer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Batigol, Locke rất nhiều!
    Mình sẽ thử đi mấy nơi đó xem tình hình thế nào. Hi vọng là ko phải nghỉ tập lâu.
    Đúng là mắc cái bệnh như locke nói, cả tuần chỉ đợi đến giờ đánh tennis là xách vợt đi, có bị đau nhưng còn đánh được là cố.
  10. Hoaitv

    Hoaitv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2005
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Bác Locke có thể tả rõ hơn nhà ô lang Cường được không, chứ bác nói thế ... ai mà tìm được, đường Láng thì dài 5km, ủy ban phường thì cũng có Láng thượng và Láng trung, khó wá
    Em đang bị đúng cái hội chứng Tennis kia đấy, đau ở khuỷu tay mà chưa biết chữa thế nào cho tiện. Đến ngõ Hàng cháo thì họ bảo châm cứu 20 ngày, trời phải nghỉ đánh 3w chắc nghiền muốn chết mất !
    Bác nào có kinh nghiệm gì xin chỉ giáo với,, dùng thuốc được không nhỉ?????

Chia sẻ trang này