1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

về chủ nghĩa Hậu hiện đại

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi datvn, 08/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    về chủ nghĩa Hậu hiện đại

    truóc đây thuong thấy nhắc đến nhiều. Nay không thấy nguòi ta nói đến nữa nhỉ! xU thế bây giờ hầu hết theo Tân cổ điển hoặc Sinh thái! phải chăng chủ nghĩa Hậu hiện đại đã chết.
  2. hau_k5

    hau_k5 Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    749
    Đã được thích:
    0
    he he tách nhiều chia nhiều làm qué gì, chú nào thì cũng ngon là đưọc, bản chất là được!
    tôi thì không chê hậu hiện đại nhưng không theo.
    còn tân cổ điển thì sẽ chết thôi, dần khán giả không còn nữa mà
    Sinh thái thì rốt cuộc cũng phải đưọc hỗ trợ bở công nghệ hiện đại, ở đây tôi trích ra bảng phân tích về kiến trúc hiện đại và hậu hiện đại để ta thấy việc nhiều tầng hiểu biết, nhiều tầng thẩm mỹ sẽ dẫn đến nhiều xu hưóng kiến trúc.
  3. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    hay lắm! Cho một số ví dụ bằng hình ảnh được không?
  4. HAU-HANOI

    HAU-HANOI Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2002
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    ù hay đấy nói thêm đi ,chủ nghĩa hậu hiện đại nhiều người mơ hồ quá .tôi cũng quan tâm đến vấn đề này
  5. hau_k5

    hau_k5 Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    749
    Đã được thích:
    0
    nói thêm thì chỉ hai câu này thôi
    mies : the less is the more
    venturi : the less is a bored
    he he chả ai sai nhưng cứ quá liều là sai
    trong mỗi cái bản thân đã tồn tại nhau rồi,
    thôi nhể
    cứ cố mà sáng tạo nhể
    http://ashui.com/diendan/index.php?sid=b39266ca762a81a1dfea8dd5ecd11327

    kientruc.org
    hai cái này ai thích vào chuyên nganh thì vào

    ai bao? cha)n tra^u la` kho^?
    ma` cha)n tra^u la` ra^t kho^

  6. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Đang định đi làm thấy thế này phải nhảy vào bênh vực tý.
    Chủ nghĩa hậu hiện đại đó là một khái niệm do nhà phê bình Charles Jenk- phát ngôn chính cho một troà lưu KT bắt nguồn từ Mỹ những năm 60. Từ đó là "post modernism". Theo tôi từ này nên dịch là Trào lưu Hậu hiện đại. Bởi nó không giới hạn phong cách sáng tác và biên giới phát triển. Từ MỸ với Venturi, charles Moore, Michael Graves , nhóm Best,... nó đã lan ra khắp châu Âu với Ricardo Bolfill, Bernard Schumirz, C. Portzampact...Cách sáng tác của Trào lưu của nhóm này rất đa dạng và dễ cảm, chủ yếu lấy chất liệu từ kiến trúc Hy La với các phong cách chính như chiết trung, lịch sử,....
    Hậu hiện đại muốn xác định lại rằng Nghệ thuật Kiên trúc làkhông thuần khiết thay vì Thuần khiết đã được xem như một đặc điểm căn bản của Một trào lưu lớn- Kiến trúc Hiện Đại. Nói thế hẳn có người sẽ tưởng lầm rằng Hậu hiện đại đã bác bỏ Kiến trúc Hiện đại. Mà cái bảng so sánh của đồng chí Hau5 là một ví dụ. Tuyên ngôn của kiến trúc hậu Hiện đại chính là cuốn sách " tương phản và nhập nhằng trong kiến trúc " của R. Venturi xuất bản năm 1958 là minh chứng rõ nhất.
    ...

    vị tha vị kỉ hai thằng
    cùng chung thân thể nguyên căn tách rời
  7. Aoitotoro

    Aoitotoro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Bác Egoist ơi,em tưởng nói KT Hậu hiện đại bác bỏ KT hiện đại là đúng chứ,riêng cái quyển sách mà bác nói ở trên kia-"complexity and contradiction in architecture" của Venturi thì chữ contradiction có nghĩa là "bác bỏ,phủ nhận-mâu thuẫn,đối lập" rồi.
    Mà theo em hiểu thì Modern Arch sau khi trở nên quá đơn diệu và khắc nghiệt thì Post Modern đã nảy sinh để làm phong phú nền kiến trúc thế giới,cứu KT thế giới khỏi cuộc cách mạng quá đà có tên trào lưu Hiện đại Nếu không có Post Mdrrn thì bây giờ chúng ta đang sống trongnhững cái hộp mô-nô-tôn xám xịt,hậu quả của nguyên lý Less is more.Cho nên em mới nói thế.Còn cái bảng của bác hau-k5 nói thật là em chả hiểu
    Bác Egoist hay có bác nào có thể nói rõ hơn về Post Modern không?Em thấy hai thứ đều trừu tuợng cả
    Tôi nhận thấy sự tương đồng kỳ lạ giữa KT và Thời trang.Nói ngắn gọn,NHÀ CỬA và QUẦN ÁO,chúng đều là những thứ che đậy con người cả,chỉ khác nhau về quy mô mà thôi
  8. hau_k5

    hau_k5 Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    749
    Đã được thích:
    0
    tớ sẽ học lại tiếng việt. thật
    còn cái bảng kia, thì chỉ là một cách nhìn tại một điểm của hai trào lưu
    thực ra
    cho đến nay
    laọi nào cũng đã biến đổi và tự hoàn thiện, đi xa hơn cái định nghĩa nghèo nan lúc xuất thân,
  9. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Chào các đồng nghiệp !
    Theo tôi được biết thì sau khi Chủ Nghĩa Hiện Đại đã trở thành Phong Cách Quốc Tế, trở nên lỗi thời, không đáp ứng những tư duy của thời đại mới, thì hàng loạt các Trào lưu khác ra đời.
    Trước hết là Chủ Nghĩa Hiện Đại Mới, điển hình như Richard Meyer, Yeoh Ming Pei..., mang phương châm cải tạo, phát triển Chủ Nghĩa Hiện đại theo thời đại mới.
    Một trào lưu khác là Chủ Nghĩa Hậu Hiện Đại ( Robert Venturi, Charles Moore,...) theo phương châm từ bỏ Chủ Nghĩa Hiện Đại, xây dựng ngôn ngữ kiến trúc theo những motif mang tính lịch sử thậm chí đôi lúc còn tỏ ra bỡn cợt, bình dân.
    Bên cạnh đó là Chủ Nghĩa Giải Tỏa Kết Cấu, tiên phong là Frank O''Ghery, với mục tiêu xóa bỏ ấn tượng về một không gian kiến trúc đồng nhất với không gian kết cấu, tạo ra những ấn tượng mới sôi nổi, trừu tượng hơn.
    Tại Nhật Bản, một trong những cái nôi của nền kiến trúc phương Đông, các kiến trúc sư cũng đã tìm kiếm cho mình những hướng đi mới, có thể kế đến Chuyển hóa Luận của Kisho Kurokawa, Kenzo Tange, hay kiến trúc Nhật bản đương đại của Tadao Ando, Toyo Ito hay Itsuko Hasegawa...
    Ngoài ra còn một số trào lưu khác..
    Như vặy, chúng ta nhận thấy rằng, Kiến trúc không bao giờ chết, một Phong cách lụi tàn là ngay lập tức có các trào lưu khác ra đời đáp ứng tốt hơn các yêu cầu tư duy thẩm mỹ của xã hội loài người.
    Một vài ý kiến thiển cận, mong quý vị đồng nghiệp chỉ giáo thêm, vô cùng cảm ơn !
    New Architecture

Chia sẻ trang này