1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về chuyện học hành của con trẻ

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi TruongLaoCaiBang, 18/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TruongLaoCaiBang

    TruongLaoCaiBang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    0
    Về chuyện học hành của con trẻ

    Có lẽ là nhiều người sẽ ngạc nhiên vì thật sự là mình chưa lập gia đình riêng và chắc chắn cũng chưa có con. Tuy vậy mình có một em trai còn nhỏ, năm nay học lớp 5 chuẩn bị vào cấp 2. Mình lập chủ đề này để mong trao đổi về chuyện dạy học cho con trẻ, các phương pháp rèn luyện cho con trẻ, khối lượng kiến thức đủ, . . . Mong được sự quan tâm của mọi người.

    Em mình năm nay học lớp 5 sắp vào cấp 2 rồi. Bố mẹ thì muốn cho em học Giảng Võ vì hộ khẩu nhà mình ở Ngọc Khánh. Mình thì muốn em vào Ams, như thế môi trường tốt, nhưng mà sợ sức học của em đuối, không theo được. Chắc có lẽ là em mình cũng vào Giảng Võ thôi. Ngoài ra vì là em trai nên mình cũng muốn hướng em yêu thích một môn về nghệ thuật, một môn về thể thao. Em mình còn nhỏ nên chưa muốn nó tập võ hay chơi thể thao gì đó. Em mình cũng không có cảm thụ âm nhạc tốt nên bố mẹ cho em đi học vẽ. Được cái thằng bé vẽ cũng khá đẹp và tinh tế.

    Chúc mọi người vui vẻ.
  2. aococ

    aococ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2004
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn,

    Mình đã đọc bài viết của bạn và rất chia xẻ với bạn. Mình không phải là giáo viên nhưng hiện tại đang làm việc tại một trường tiểu học. Ngoài giờ học trường mình có tổ chức câu lạc bộ năng khiếu , có rất nhiều môn cho bọn trẻ lựa chọn, như Vẽ, Đàn oóc , Hát , TDNĐ, Múa , Võ và thậm chí có cả Đàn dân tộc ( học theo dự án " Phát triển nhạc truyền thống và khán giả trung thành với nhạc truyền thống trong nhà trường tiểu học". Và mấy năm rồi , số lượng học sinh tham gia mỗi ngày một đông, cho thấy bọn trẻ con chúng rất thích
    Bạn biết không? Môn võ ấy mà , bọn nhỏ lớp 1 chiếm phần đông, tớ nghĩ là ở tuổi này ( cũng như em bạn thôi ) , chưa cần phải nghĩ đến 1 cái gì đó xa xôi , hay định hướng rằng sau này nó phải theo môn đó hay nghề đó, mà chỉ đơn giản là để chúng vui chơi , cho chúng nhanh nhẹn hơn thôi , và như ở trường của mình , phụ huynh cũng rất hài lòng với các lớp năng khiếu này , cứ để chúng phát triển một cách tự nhiên, có khi lại hay hơn phải không bạn?
    Trên đây là một vài suy nghĩ của mình xin chia xẻ với bạn, chúc bạn , em bạn và bố mẹ bạn hạnh phúc và em bạn sẽ vào được 1 trường đúng với sức học của nó!
  3. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    TLCB!
    Tự bạn cũng thấy em mình có thể không theo kịp chương trình học của trường Ams thì cứ để em vào Giảng Võ đi. Nhà tớ có 2 mống từng học Giảng Võ, mọi người trong nhà rất hài lòng về bọn chúng.
    Khi nào em bạn lên cấp 3 thì cho thi vào Ams cũng được. Cấp 2 này bắt đầu hướng nó vào học hành là vừa.
    Tớ thấy mình vẫn có thể quán xuyến tất cả chương trình học của bọn lớp 6, lớp 7, cả các môn tự nhiên lẫn xã hội. Vì thế tớ nghĩ là TLCB có thể giúp được em bạn rất nhiều nếu nhận việc quản lý cái sự học của nó... Ờ... mà thằng ku nhà TLCB sướng thật, có ông anh lo lắng cho như thế thì còn gì bằng. Khi bạn gần gũi với em mình nhiều hơn thì sẽ càng dễ dàng chỉ dẫn cho nó con đường học tập.
    Có chút kinh nghiệm chia xẻ với bạn.
    Tớ đang làm gia sư của một nhóc học lớp 6. Thật ra thằng ku này học cũng tốt đều các môn, tớ chỉ quản lý bài vở, trả lời những gì nó muốn hỏi về tất cả các môn, và dạy cho nó thêm tí tiếng Anh. Mẹ nó bảo là không thể trả lời được tất cả các câu hỏi của nó nên cần có người để làm việc đó. Công nhận là bọn nhóc ở tuổi này rất cần có người dẫn dắt, hướng cho nó cách học tập, không là về sau "mất gốc", "mất căn bản" ngay. Tớ cố gắng hướng tất cả mọi hoạt động của nó gắn với việc học, cho nó thấy học không phải chỉ đơn giản là học, mà nó phải nhận ra rằng học là điều thiết thực. Nó chỉ có thể hứng thú với việc học khi nó cảm thấy đó là việc cần thiết vì nó gắn bó với mọi mặt cuộc sống. Sau khi kèm thằng nhóc đó 5 buổi, tớ rất vui vì mẹ nó bảo là nó bắt đầu khoái nói đến việc học như thể nói về một trò game. Điều gì khiến thằng nhóc có thể trở thành như thế? Đó chính là vì nó thấy có thể dùng kiến thức đã học để thực hiện một số điều như thể là điều khiển nhân vật của trò game chinh phục mục tiêu vậy.
    Những buổi tớ dậy thằng nhóc là những buổi học trước những ngày nó có tiết Địa Lý vì thế mà tớ đã cho nó ôn bài Địa hơi nhiều. Thật ra Địa Lý lớp 6 chẳng có gì mấy, mỗi bài ngắn ngắn thôi. Nhưng cũng có nhiều câu lý thuyết không rõ ràng và mình buộc phải giải thích rõ hơn cho thằng nhóc. Nhưng phải giải thích thế nào cho dễ hiểu đây, bằng kiến thức của người lớn ư? Cuối cùng tớ chọn giải pháp là dùng chính những gì nó đã học để giải thích cho nó.
    Có một câu, đại khái thế này: "Khí hậu của một vùng biển thay đổi theo các dòng hải lưu". Trong sách ghi vỏn vẹn như thế mà chẳng giải thích thay đổi thế nào. Đến mình cũng thấy không hợp lý khi trình bày kiểu ấy. Thế là thằng nhóc băn khoăn: "Sao người ta lại nói thế này nhỉ?". Tớ bảo: "Em chưa hiểu gì?". Nó bảo: "Em cũng không biết, nhưng em thấy không rõ..."
    Đấy là lúc mình dạy nó cách thắc mắc, cách đặt câu hỏi. "Có phải em chưa hiểu sự thay đổi đó cụ thể là như thế nào không?" Nó gật ngay. Tớ đã bảo nó giở sách Vật Lý ra, xem các bài liên quan đến Nhiệt độ. Để cho nó tự trình bày "thay đổi như thế nào?", mình chỉ việc sửa chữa một chút. Thế là xong. ( Cuối cùng hai chị em đã hoàn thành câu trả lời kiểu thế này: Nhiệt độ của dòng hải lưu nóng hay lạnh sẽ làm thay đổi nhiệt độ nước biển nơi nó chảy qua. Nhiệt độ nước biển thay đổi thì nhiệt độ không khí trên mặt biển thay đổi, do đó nhiệt độ không khí thay đổi nên khí hậu thay đổi.) Có thể câu trả lời đó chưa thoả mãn người lớn chúng ta, nhưng đối với chúng nó là ok rồi, vì chúng nó giải thích bằng chính những gì chúng nó đã học. Kể ra, chương trình giáo khoa cấp 2 cũng được đấy chứ.
    Sau một vài lần tớ hỏi nó hoặc nó hỏi tớ, rồi cả hai cùng hợp tác trả lời, thằng nhóc bắt đầu cảm thấy thú vị khi có thể dùng một môn học để giải thích một môn học khác tưởng như chẳng có gì liên quan. Đó là cách để nó phát triển kĩ năng tổng hợp , cũng là cách để nó bao quát kiến thức mà nó đã được học.
    Tớ cứ nghĩ, làm như thế thì thằng nhóc sẽ quan tâm đến môn Vật Lý hơn. Nhưng... bất ngờ, nó lại thích môn Địa. Ở một bài essay tiếng Anh 10 câu đề tài là "môn học yêu thích nhất" tớ giao cho nó, nó đã bảo thích Địa. Có lẽ vì trong chương trình tiếng Anh của bọn chúng có vốn từ liên quan nhiều đến các môn xã hội, mà lại không có gì liên quan đến các môn tự nhiên. Những câu hỏi về quốc tịch, về ngôn ngữ, về nơi ở... rồi là vài topic về kỳ nghỉ hè, nơi nghỉ hè, các danh lam thắng cảnh, thời tiết...v.v... chắc hẳn khiến thằng nhóc nghĩ đến môn Địa.
    Ôi, muộn rồi. Hẹn hôm khác bàn tiếp về các môn học của bọn lớp 6 nhé (vì hiện giờ vốn kinh nghiệp cuả tớ về bọn này là nhiều nhất..hihì...).
    Cứ phải bàn về việc học từng môn một vì trong khi xem xét cách nó học một môn sẽ biết nó có hứng thú và năng khiếu với môn đó không để mà hướng cho nó con đường hợp với nó.
  4. baby_bluehp

    baby_bluehp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2005
    Bài viết:
    1.652
    Đã được thích:
    11
    Em xin bổ xung thêm thế này nhé!Mặc dù em không có năng khiếu nói về chuyện học hành những môn trên lớp.Nhưng nếu nói về thể thao và nghệ thuật thì em cũng có thể góp chút ý kiến cho anh bạn.
    Tất nhiên là học hành thì cũng nên có vui chơi giải trí, thì đầu óc của trẻ mới có hứng thú cho những đợt học tới.Anh bạn cứ cho em mình tham gia tìm hiểu thể thao và nghệ thuật, và hãy để cho bản thân nó có sự quyết định xem nó thích môn thể thao hay nghệ thuật nào, và cố gắng định hướng cho nó theo kiểu vui chơi giải trí cho khoẻ người.Còn nếu nó có năng khiếu và sự say mê thì cũng có thể hướng nó theo.Động viên, khuyến khích cho nó thấy nó nên tự lập trong suy nghĩ hay nói cách khác là cũng tạo cho nó có một vị trí tương đối độc lập trong gia đình thì nó không chỉ có hứng thú học tập, mà còn cảm thấy nó có trách nhiệm với niềm tin của gia đình hơn. Tất nhiên mọi thứ đều phải có giới hạn của nó, nhưng anh bạn cũng đừng lo lắng quá, đôi khi sự tự nhiên sẽ tốt cho nó hơn.
    Chúc anh sớm tìm ra cho cậu em mình một phương pháp học tập tốt,và gia đình hạnh phúc.
    Iu.
  5. hiepsi1975

    hiepsi1975 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Nếu đúng tuyến thì vào học Giảng Võ cũng được. Theo tôi Kim Liên (THPT), Giảng Võ (THCS) thuộc loại trường tạm được ở Hà Nội (mình có người nhà học các trường đó). Tuy nhiên giáo viên mấy trường đó nói chung kém (tất nhiên có vài người giỏi), hay hành học sinh bằng cách bắt học thêm. Ban giám hiệu KL thì tốt, còn tay Đức hiệu trưởng GV (không hiểu còn làm hiệu trưởng hay thôi ròi) thì rất xôi thịt. Mấy năm trước xin trái tuyến vào GV đã phải 300-400$ rồi.
    Có điều kiện nên cho em luyện thi vào Ams (THPT+THCS) vì đây là môi trường tốt nhất cho học sinh phát triển trong điều kiện hiện nay. Các giáo viên Am nói chung có trách nhiệm, giáo viên môn phụ không hành học sinh mà thường tạo điều kiện chi học sinh được điểm tốt. Đặc biệt học sinh am không phải học thêm ngoài giờ, có đi học thêm là tự thích rồi xin vào các lớp luyện thêm thôi.
    Muốn thi vào Am thì phải luyện mới thi được. Luyện để biết kiểu thi của Am: toán và văn có 15 câu làm trong 30 phút.
    Có thể luyện thi tại chỗ thày Việt (phố Núi Trúc đối diện trường Pháp), nhưng chỗ này nói chung rất đông. Có điều kiện nên xin vào các lớp học riêng thì chất lượng hơn.
    Về mặt "category" thì không thể so sánh được vì Am hơn hẳm mấy trường kia về chất. Học sinh Am phát triển khá toàn diện.
    Theo chủ quan tôi nếu cho điểm trường Am là 10 thì Chu Văn An khoảng 7, Kim Liên 5 và Giảng Võ 4 điểm.
  6. hiepsi1975

    hiepsi1975 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Em cundc này giỏi nhỉ, dạy được đủ các môn cơ à? Em đang học hay đi làm rồi mà còn nhớ kiến thức lớp 6 vậy? Toán lớp 6 có nhiều bài hình và số học hóc búa lắm.
    Đáng phục.
    Nhân thể nhắn cậu Cái Bang là môn toán nên mua quyển sách nâng cao của ông Vũ Hữu Bình cho em cậu luyện thi vào lớp 6.
  7. TruongLaoCaiBang

    TruongLaoCaiBang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    0
    cám ơn anh hiệp sĩ nhưng mà sợ vào Ams sức học của nó không theo được. Có lẽ là nó sẽ vào Phan Chu Trinh. Trường Ams cũng khá tuyệt vời nhưng mà không được đến 10 điểm đâu em học Ams 7 năm nên biết mà.
  8. hiepsi1975

    hiepsi1975 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Tớ nói điểm 10 chỉ để lấy mốc so sánh thôi chứ không có ý định nói 10 điểm là perfect
    cậu học am mà không lo giúp em trai nối bước am được là có lỗi lớn
    Được hiepsi1975 sửa chữa / chuyển vào 01:08 ngày 07/05/2005
  9. buonquata

    buonquata Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Trẻ vào lớp 1 ở Ba Đình thì nên học trường nào ??? Xin có khó không vậy.
  10. QuangMaiLinh

    QuangMaiLinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn . Cundc ơi . Cách dạy bọn trẻ của bạn hay quá.
    Mình cũng có một thằng em, năm nay vào lớp 10. Nó không thông minh lắm mà lại lười nữa. Nên rất dở trong chuyện học.
    Mỗi khi chị em mình ngồi vào bàn học với nhau là thể nào ba mẹ mình cũng ghẹt thở..........nghĩa là chỉ được độ 15 phút là oánh nhau tơi bời rồi.
    Mình khổ tâm quá, làm sao để nó THÍCH HỌC nhỉ. Mình sẽ bắt nó đi học thêm Toán Lý Hóa ngay từ bây giờ để sau này còn thi đại học.
    Nhưng đấy là học ở trường và đi học thêm, còn chủ yếu vẫn là tự học ở nhà.
    Các bạn có cao kiến gì không để giúp mình trị thằng em lười này với.

Chia sẻ trang này