1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về cơ chế hoạt động của màn hình LCD.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi dangiaothong, 05/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Về cơ chế hoạt động của màn hình LCD.

    Tình hình là box Lý dạo này hơi buồn. Kể từ khi chú VLV ra đi, chưa có chủ đề nào khiến anh em hào hứng cả.
    Mình muốn hỏi các anh chị, các bạn là cơ chế hoạt động của màn hình LCD thế nào. Cái này ngày xưa mình đã đọc qua nhưng lâu quá quên mất.
  2. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Cái này cũng search là ra à .
    Thôi, mô tả một chút theo trí nhớ nhé, có gì mọi người bổ sung giúp:
    Cấu tạo cơ bản của một AMLCD gồm :
    1. Back light unit (là nguồn sáng nằm phía sau cùng)
    2. Polarizer 1
    3. TFT/LCD (tinh thể lỏng được điều khiển bởi các transitor màng mỏng, có 2 trạng thái là cho ánh sáng qua và không cho ánh sáng qua).
    4. Polarizer 2.
    5. Color filter (mỗi pixel gồm 3 màu cơ bản RED, GREEN, BLUE).
  3. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Hãy tuởng tuợng màn hình phẳng đuợc chia toa độ theo 2 cạnh, và đã đuợc đánh số .
    Mỗi điểm ảnh trên màn hình đuợc qui định bởi 2 số (tung độ và hoành độ). Để có ảnh trên màn hình, Bộ xử lý của tivi sẽ phải giải mã các thông số đưa vào để xác định độ sáng và màu cho mỗi điểm ảnh. Trên màn hình sẽ hiện lên điểm sáng đã đuợc qui định. Để có ảnh trên màn hình, bộ xử lý sẽ phải giải mã từng điểm ảnh như vậy cho khắp cả màn hình, và ta sẽ đuợc một ảnh tĩnh trên màn hình. Nếu muốn ảnh động, bộ vi xử lý phải tạo ra đuợc 25 hình trong 1 giây.
    Như vậy gọi là màn hình phẳng kỹ thuật số.
  4. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Thế ánh sáng tạo ra thế nào hả các bác? Nó truyền từ nguồn sáng đến các điểm ảnh thông qua cái gì?
  5. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Ánh sáng không truyền đến các điểm trên màn hình, mà mỗi điểm đuợc điều khiển bằng hiệu điện thế. tuỳ theo hiệu điện thế cao, thấp thì các chất phát quang pủ trên màn hình sẽ phát sáng tuơng ứng. (giống như đèn led).
  6. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Với màn hình LCD thì không phải như vậy đâu bạn ạ. Không phải tinh thể lỏng phát quang mà nó chỉ đóng vai trò như một cái công tắc có 2 trạng thái là cho ánh sáng qua nhiều nhất và hầu như không cho ánh sáng đi qua. Back Light Unit sử dụng đèn huỳnh quang làm nguồn phát sáng hoặc chỉ là tấm phản xạ để dẫn ánh sáng chiếu tới vuông góc với mặt phẳng chứa Tinh Thể Lỏng (còn nguồn sáng nằm ở ngoài).
    Xin sửa lại thứ tự của cấu trúc màn hình LCD một chút:
    4. Color filter
    5. Front Polarizer (polarizer 2).
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Trước hết ta cần bàn về sự phân cực của ánh sáng....
  8. 450nm

    450nm Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    0
    Cấu tạo của LCD gồm các bộ phận chính là đèn nền, kính phân cực thẳng, lớp tinh thể lỏng, kính phân cực ngang và cuối cùng là kính lọc màu.
    Đèn nền phát ra ánh sáng phân cực theo mọi hướng, khi đi qua kính phân cực lần thứ nhất, ánh sáng bị phân cực thẳng, nếu điểm ảnh nơi mà ánh sáng truyền qua không có hiệu điện thế, nó sẽ giữ nguyên phương phân cực và đi tới kính phân cực ngang, do đó nó sẽ bị chặn lại. Khi có hiệu điện thế, nó làm quay mặt phẳng phân cực của điểm ảnh đó, và ánh sáng phân cực thẳng đi qua đó sẽ bị quay phương phân cực, tức là không còn phân cực thẳng, do đó ánh sáng có thể đi qua kính phân cực ngang.
    Ảnh tạo ra trên kính lọc màu là sự cảm nhận tổng thể về màu sắc của các điểm ảnh dựa trên sự phối màu từ 3 màu cơ bản: đỏ, lục và lam.

Chia sẻ trang này