1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về cối chày giã máy

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi CoDep, 26/02/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Về cối chày giã máy

    Tôi muốn mua một bộ chày cối giã máy, mà cả thế giới Internet
    không có .

    Nó gồm một mô tơ 1 ngựa chạy điện một chiều điện 120 vôn .
    Mô tơ này chạy giây Cua-roa (belt) đến một bánh xe to, đường
    kính khoảng 50 centimet, gắn một trục khuỷu cách tâm khoảng
    40 centimet . Trục khuỷu này quay quanh tâm trục bánh xe, và
    nó đẩy lên xuống (đúng 90 độ - 270 độ) một ống sắt tròn, trong
    đó có một cái chày bằng thép rỗng đường kính khoảng 10-15
    centimet . Cái chày này đặt dưới một cái lò xo thép cứng, để khi
    chày giã xuống cối, thì có thể chun lại, chứ không đập vỡ máy,
    hay cháy mô tơ điện. Dưới cùng là một cái cối bằng thép không
    gỉ, cao không quá 40 centimet, đường kính 30 centimet, đáy cối
    vừa chạm tới đầu chày. Tất cả đặt trên một khung thép dày, các
    con ốc đường kính khoảng 10 hay 12 milimet. Các trục máy
    (chịu lực) thì đường kính 20 đến 30 milimet. Các chỗ đó đều có
    ổ bi . Khoảng cách lên cao nhất và xuống thấp nhất của chày là
    khoảng chưa đến 400 milimet. Các khoảng cách chày cối đều
    có thể tháo lắp và điều chỉnh chứ không hàn gắn chết chặt.

    Tôi có thể vẽ bản vẽ, nhưng làm thế thì hạn chế sự sáng tạo
    của người làm, vì không tận dụng được nguyên liệu sẵn có từ
    bãi rác, làm giá thành lên cao, không thể làm hay không thể
    mua được . Chỉ cần gợi ý như trên . Bạn nào có thể làm được,
    và giá cả bao nhiêu, xin cho biết để chúng ta thoả thuận sau .
  2. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Làm cái này không khó, tuy nhiên Codep không nên áp đặt các thông số kỹ thuật cũng như giải pháp kỹ thuật (Ví dụ nếu chế tạo bộ chày cối đó i xì theo mô tả của Codep thì chiếc piston sẽ nhảy cào cào loạn xạ trong cái cối vì nó không được dẫn hướng và khi chế tạo xong thì có thể sẽ phải đặt tên cho nó là "CÁI GÌ ĐÂY KỲ NÀY?" Hoặc là "Ơ KÌA!!!".
    Như vậy Codep chỉ cần đưa ra một đầu bài yêu cầu sử dụng cái chày cối máy đó vào việc gì, ví dụ để giã cua làm món canh bánh đa cua Hải Phòng, hoặc dành cho mấy bà cụ ghiền ăn trầu, hầu giải phóng đôi tay của các cụ khỏi việc dùng hết sức bình sinh còm cõi để ngoáy ngoáy cái cối trầu như các cụ vẫn thường làm. Cũng có thể dành cho mấy bà dùng để trị mấy ông chồng lười nhác, tối ngày chỉ ôm chiếc TV. Có cái cối máy này, khi nào ngứa mắt các bà hãy ném thằng chồng mình vô và bật công tắc điện...Chừng 5 phút sau tôi cam đoan kẻ bước ra khỏi chiếc cối sẽ khác hẳn hình ảnh mà các bà thường thấy trước đó.
    Tóm lại, chỉ cần Codep cho biết chiếc cối máy đó được dùng vào việc gì tôi sẽ đáp ứng được, với giá cả phải chăng.
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn nói thế thì nhầm rồi .
    Theo đúng các thông số của tôi thì piston sẽ không thể nhảy
    cào cào loạn xạ được .
    Chẳng qua bạn không rõ cách làm cho piston chỉ lên xuống
    90 độ và 270 độ như tôi đã nói mà thôi .
    Nếu không đúng con số độ tôi nói, thì nó sẽ nhảy cào cào loạn
    xạ như bạn thiết kế .
    Tôi còn nói thêm, tốc độ giã của nó không chậm quá mỗi giây
    một lần, cũng không nhanh quá mỗi giây 2 lần.
    Cối thì không cần bằng sắt, mà bằng đá cũng được . Tôi sẽ
    tự mua cối, không đòi hỏi người chế tạo phải làm cối bằng
    thép không gỉ . Có điều cối bằng thép không gỉ mà lắp vào
    thành một cỗ máy trọn bộ thì hoành tráng lắm.
    Chày hạ thấp nhất phải cách đáy khung ít nhất 100 milimét, để
    có đủ chỗ lắp cối.
    Các con số phải đúng như vậy, còn thiết kế thì tha hồ, cốt sao
    cho hạ giá thành, dễ làm, dễ tháo lắp .
    Còn bạn nói không có con số nào cả, hoàn toàn tuỳ nhà chế
    tạo, thì không có chuyện đó . Bạn làm cho tôi một bộ chỉ vừa
    trên lòng bàn tay thôi, thì tôi đặt làm cho con tôi nó chơi sao ?
    Còn bạn nói yêu cầu của nó, để bạn hoàn toàn thiết kế, thi
    cũng tốt thôi . Yêu cầu của tôi là giã gạo, giã cua, giã chà bông
    và giã thịt nạc làm giò lụa. Các thông số tôi đưa ra không vượt
    quá chày cối giã tay đã có lâu đời ở ViệtNam . Bạn có thấy các
    thông số của tôi có chỗ nào không tốt bằng các thông số của
    bạn thì cứ đưa lên cho mọi người tham gia . Rất mong bạn có
    ý kiến hay hơn. Tôi đã giã cua, chà bông, giò lụa và giã gạo
    bằng tay ở ViệtNam từ thời trai trẻ, chưa quên các thông số đâu .
  4. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    Tôi nghĩ, đề nghị của bác CoDep là hoàn toàn nghiêm túc. Dạo Tết năm kia tôi về quê của một ông cựu binh chống Mỹ tại đúng Bần Yên nhân. Tôi ăn giò nạc ở đó sao mà thấy ngon quá và thơm hơn tất cả giò chả ở các nơi khác. Hỏi ra,mới biết,nhân dịp Tết người ta mổ lợn,giã giò. Giò giã tay thì thơm ngon .Chứ hiện nay khắp chợ cùng quê ở Việt nam cũng như hải ngoại,phần nhiều người ta dùng máy xay thịt mà làm giò nên mới không thơm ngon như vậy.
    Được BrodaRu sửa chữa / chuyển vào 22:54 ngày 06/03/2007
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi đã được thấy cối giã máy ở một xưởng đóng thuyền ở
    tỉnh Quảng Đông. Nó to lắm, cao đến tận nóc nhà, giã
    vôi với dầu để xảm thuyền. Nó cũng lấy động cơ điện quay
    trục khuỷu mà giã chày xuống cối . Có điều là nó to quá,
    trong nhà máy thì được, chứ trong cửa hàng ăn thì không
    có chỗ. Vả lại, to quá thì đắt, ít người có đủ vốn .
    Một kiểu thiết kế nữa là chạy máy bơm hơi mà bơm vào
    xylan, đẩy piston lên xuống, có lò xo, giống như máy đào
    đường nhựa, đào beton đã thấy ở nhiều nơi, hay như máy
    rèn tán đinh bulon trên cầu sắt . Có điều máy này chạy hơi
    nhanh, nếu giã cối, thì cua, cá, thịt hay bột, cơm chưa kịp
    chạy vào lòng cối . Máy thiết kế kiểu này thì nhỏ, tuy có máy
    bơm khí phức tạp, nhưng mua cũng sẵn. Chỉ cần thiết kế
    cho chậm lại thôi. Không thể nhanh quá 2 nhát một giây.
  6. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Quá phức tạp.
    Những loại máy giã thực phẩm kiểu này chỉ cần dùng nguyên lý của chính cánh tay người: nâng chày lên rồi cho nó rơi tự do xuống. Có thể điều chỉnh lực giã dễ dàng bằng khối lượng của chày và chiều cao nâng chày lên. Muốn nâng lên rồi thả ra cũng chỉ cần một cơ cấu cam đơn giản. Chày giã cần được gắn vào trục định hướng và đầu chày nên làm bằng gỗ (tránh thép choảng thép lõm cối thì mệt)
  7. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    Quá phức tạp.
    Những loại máy giã thực phẩm kiểu này chỉ cần dùng nguyên lý của chính cánh tay người: nâng chày lên rồi cho nó rơi tự do xuống. Có thể điều chỉnh lực giã dễ dàng bằng khối lượng của chày và chiều cao nâng chày lên. Muốn nâng lên rồi thả ra cũng chỉ cần một cơ cấu cam đơn giản. Chày giã cần được gắn vào trục định hướng và đầu chày nên làm bằng gỗ (tránh thép choảng thép lõm cối thì mệt)
    [/quote]
    Tôi thấy ý kiến cuả bác rất đúng.Cũng chỉ cần dùng cơ cấu cam chứ không cần khuỷ ,như vậy đơn giản hơn nhiều.Còn chày phi kim loại thì bằng gỗ là tốt,song bên này có thể lấy trục nhựa teflon bỏ đi,tiện ra là dùng được .
    Tuy nhiên,theo tôi hiểu,ý bác CoDep là thiết kế theo kiểu piston chạy trong cylinder ,mà lại chuyển động 1nhát/s là khó được.Thịt có thể bị chín cục bộ do bị nén trong đó và do giã nhanh.Nên chăng lâu hơn một chút.Và cũng thiết kế giống người giã tay hơn.Và dùng kiểu vun thịt chứ không ép nó.
    Việc vun thịt vào mới là khó,chứ giã lại đơn giản.Tuy vậy cơ cấu cam cũng giúp được việc này.Tức là chày vưà rút lên,thì 3 thanh thép khác đi xuống.Đầu chúng có hàn một vành thép mỏng,dày khoảng 2mm,đường kính gần bằng cối. Cứ như thế,khi chầy rơi xuống thì vành thép này đi lên.
    Chắc các bác cũng rõ,ăn giò bên này chán lắm. Nếu mà không cho nưóc mắm,lại cho tỏi và quả ôliu vào thì kể cả gói bằng lá chuối đi nưã thì ai cũng bảo đó là ham.
    Như thế,việc cải thiện chất lượng cuả bác CoDep và các bác ở đây là đúng.
    Có máy rồi,ta có thể cung cấp cho các nhà hàng hay siêu thị loại giò chất lượng khác hẳn. Hoặc giả mở cuả hàng giò chả.
    Hoặc giả làm máy bằng inox ,đánh sáng bóng lên,đặt trong tủ mica,để nghễu nghện trước cưả hàng cho người Việt thấy tận mắt,chắc đắt hàng.
    Hôm Tết năm kia,về VN,tôi ngồi uống bia tươi,thấy chủ quán bày mấy cái nồi nấu bia tròn vo ra sau khung kính,thì hàng đắt khách.Vưà rồi thấy quán Nhà tôi về Vn lôi sang cái xe bán phở mạ sáng bóng,loại hay thấy ở mấy hàng phở rong tại Sg,bày giưã lối đi ngay tại OC và đứng làm phở tại chỗ,mà thấy đông người vào ngồi xì xụp.Cái chiêu này lại hút khách nhiều.
    Ngày nghỉ,tôi cũng mày mò thử xem.Tôi tin rằng cũng không khó lắm.
    Nếu có máy rồi,ta có thể làm chả cá như bác CoDep nghĩ.Chán giò bên này quá,có hôm bọn tôi mua cá catfish về giã nhuyễn trộn với thì là rán lên ăn ngon gần như chả cá ở nhà.
    Được BrodaRu sửa chữa / chuyển vào 21:44 ngày 07/03/2007
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi tin chày giã thì thịt cá ngon hơn xay, vì sợi thịt không bị cắt
    đứt. Chúng ta ai cũng biết trong công nghệ celuloza, làm sợi
    dệt vải, hay làm giấy, sợi celulo càng dài thì vải càng tốt, và
    giấy càng bền. Tờ đôla của Mỹ làm bằng sợi bông xé ra (đúng
    ra là quần áo giẻ cũ) chứ không phải xay rơm rạ ra đâu nhé.
    Bàn về kỹ thuật, thì tốc độ có thể điều chỉnh, khống chế rất dễ
    bằng đai chuyền, hay bánh răng, không phải chuyện khó. Bạn
    có nghe tiếng chày giã giò ở ViệtNam chưa? Nhanh lắm, chừng
    2 nhát một giây. Thật ra, giã giò làm thịt nóng lên, nhưng mới
    đên độ ấm thôi, chứ "nóng lên" không có nghĩa là "nóng" đâu.
    Nếu bạn cho tốc độ 2 nhát một giây là quá nhanh, thì giảm
    xuống 1 nhát một giây đâu khó? Nhanh làm sao bằng máy
    xay thịt cá? Chẳng ai nghĩ đến chuyện giảm tốc độ máy xay thịt
    cá lại cả.
    Còn chuyện đảo thịt trong cối, cũng không phải chuyện khó .
    Khi giã gạo, giã các chất khô, không dẻo, thì mỗi khi chày nhấc
    lên, các chất cho vào giã tự lăn xuống giữa cối. Khi giã thịt cá
    và các chất dẻ quẹo như bột ướt, bột nhão, thì nó khó đi vào
    giữa cối hơn, mà thường thì đi theo thành cối mà lên cao, cho
    đến khi đổ nhào vào giữa cối . Để giúp cho chất giã dẻo đi vào
    lòng cối, chỉ cần úp một cái chụp lên trên cối. Đương nhiên cái
    chụp này phải có lỗ để chày lên xuống, khỏi phải nói đến nữa .
    Cái đáng nói là cái chụp này chặn chất giã dẻo đi lên, mà cuộn
    nó đi vào giữa cối, mà bị chày giập xuống. Cái chụp này, nhân
    dân ta đã làm từ lâu, nhất là ở các cối chày nước trên miền núi,
    làm cho gạo khỏi văng ra, và chim chóc, quạ hoang không ăn
    vụng gạo đang giã.
    Còn chuyện chày phải bằng gỗ, hay chất dẻo chứ không bằng
    sắt, thì các bạn hơi lầm một chút. Vào tay kỹ sư, thì chày thuỷ
    tinh giã cối sắt hay chày thép giã cối thuỷ tinh cũng không cái
    nào vỡ được . Đó là tôi đã điều chỉnh lắp đặt chày và cối không
    chạm vào nhau khi chày đi xuống hết mức rồi. Chỉ khi có một
    cục thép lăn vào đây thì chày mới choảng thẳng xuống cối thôi.
    Ngoài ra, như tôi đã nói, chày có lắp lò xo, để khi giã phải miếng
    thịt cá to, thì nó chùn lại, chứ không giã mạnh xuống như chày
    liền, không có lò xo. Xin nhắc lại trên kia tôi đã nói, lò xo đó như
    lò xo bánh xe hơi. Dù bạn lái xe vào ổ gà, bánh xe xuống hố,
    nhưng bạn ngồi trên xe chỉ hơi bị nhún xuống một tí thôi. Trong
    hệ thống chày cối, thì bánh đà lên xuống cứng nhắc, trục khuỷu
    và đầu trên của chày lên xuống đúng một độ dài không đổi,
    nhưng đầu dưới của chày, lúc trong lòng cối không có gì, thì lên
    xuống hết mức, vẫn cách đáy cối vài milimét . Khi lòng cối có
    một miếng thịt tươi, to bằng nắm tay người lớn thật to (coi như
    150 milimet) đầu chày giã xuống được 100 milimet thì lò xo
    không đủ mạnh để đẩy xuống được nữa, mà chùn lại, làm đầu
    chày cách đáy cối 50 milimét, rồi đến lúc chày đi lên. Tuỳ theo lò
    xo bạn mua, mà đầu chày chùn lại nhiều (lò xo yếu và dài) hay ít
    (lò xo mạnh hay ngắn, hết chỗ chùn). Như tôi đã nói, lò xo
    không chỉ giúp cho chày giã giống tay người, mà còn giúp
    không cháy mô tơ điện nữa. Khi không có lò xo, mà giã phải
    một cục sắt, thì chày thép, cối thép không vỡ, mà lại cháy mô tơ,
    hay gẫy bánh răng, hay đứt giây đai chuyền. Nếu không chạy
    bằng mô tơ điện, mà chạy bằng máy nổ, thì máy nổ sẽ đứng
    lại, không chạy được nữa.
    Vì thế, thiết kế của tôi phải là một cái chày bằng thép không gỉ,
    vừa sạch sẽ, vừa dễ lau chùi, lại có một bề ngoài công nghiệp
    hiện đại. Cối cũng vậy, nên bằng thép không gỉ. Ngày xưa,
    nhiều người nhà quê đã có đầu chày bằng sắt rèn, bọc ngoài
    chày gỗ, giã gạo nhiều, sáng bóng như thép không gỉ . Họ đã
    có khó khăn khi giã chày gỗ, nên mới sáng kiến ra chuyện bọc
    sắt. Tôi chỉ học lại mà thôi . Chúng ta không nên lạc hậu hơn
    người đi trước, mà phải học hết của họ đã.
    Ngay từ ban đầu, thiết kế của tôi đã nghĩ đến các chỗ này rồi,
    chỉ vì không nói kỹ để các bạn thấy rõ mà thôi. Trên nguyên
    tắc, nó giống như máy bơm nước thời Giêm Oát, chuyển động
    quay tròn đổi ra chuyển động lên xuống của trục khuỷu và piston
    trong Xylanh mà thay vì piston bơm nước, thì đặt lò xo và đầu
    chày.
    So với thiết kế của búa máy chạy hơi áp suất, thì kiểu này chậm
    hơn (hơi xì qua van thì không thể chậm được) và dễ chạy, dễ
    sửa chữa, vì ai nhìn thấy cũng hiểu ngay. Nó lại khó hỏng, vì
    thô chứ không tinh vi vì có van, có xylanh-piston thật khít, phải
    mua ở tiệm, và phải có phụ tùng của nhà máy để thay thế. Trong
    hệ thống này, cái tinh vi và dễ hỏng nhất là cái mô tơ điện. Tôi
    mà ở ViệtNam, thì tôi thuê ông thợ rèn hàng xóm đánh được
    ngay. Tuy sần sùi, thô sơ, nhưng chỉ cần lắp được ổ bi vào,
    là chạy ngon lành ngay. Không bao giờ hỏng.
    Được CoDep sửa chữa / chuyển vào 09:32 ngày 08/03/2007
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi đã thiết kế tỉ mỉ, và cái máy này sẽ rất cao, trên 2 mét .
    Có 4 bộ phận làm nó cao như vậy .
    Thứ nhất là cái đầu chày, phải cao hơn 30 cm, để thịt cá hay
    gạo không tràn lên trên đầu chày.
    Thứ hai là cái giằng, là bộ phận truyền từ chuyển động tròn
    sang chuyển động lên xuống, chạy trong một cái ống định
    hướng. Nó phải dài hơn 50 cm, vì dài hơn tổng số của đầu
    nó (bắt vào bánh xe quay tròn) đuôi nó (bắt vào đầu chày),
    chiều dài ống định hướng (chừng 10 cm) và chiều đi lên xuống
    của chày (chừng 40 cm).
    Thứ ba là bánh xe quay tròn, hay trục khuỷu quay tròn. Nếu là
    trục khuỷu thì khoảng lên xuống phải bằng chiều đi lên xuông
    của chày, tức là 40 cm.
    Ngoài 3 bộ phận này, còn bộ phậm giảm chấn của đầu chày,
    có lò xo, lắp vào giữa cái giằng và đầu chày, chừng 40 cm
    khi chưa giã xuống gạo hay thịt . Khi giã vào gạo hay thịt, thì
    nó có thể chỉ còn 30 cm thôi. Ví dụ giã gạo thì nó luôn luôn chỉ
    còn 35 cm, nhưng khi mới giã thịt, thì nó còn 30 cm, và khi thịt
    đã nhuyễn, thì lúc giã xuống, nó vẫn còn chừng 39 cm rưỡi.
    Cộng thêm những bộ phận tiếp nối, và đầu đuôi các bộ phận,
    rồi chiều dày của đáy cối, thì chiều cao của máy lên tới trên 2
    mét . Ấy là chưa kể đáy cối có thể phải đưa xuống sâu để lấy
    nguyên liệu ra sau khi giã xong nữa kia . Đầu chày không tiện
    tháo ra khỏi máy, và khi đi lên nó chỉ vừa cao hơn miệng cối
    một tí thôi, nên nó vướng cho việc lấy nguyên liệu ra khỏi cối .
  10. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Cao thế? Mấy món đồ cơ khí nếu không chịu khó đơn giản hoá sẽ có cái máy vừa to vừa nặng vừa kém tính năng. Nếu bác có xem bộ chương trình howitsmade trên kênh discovery sẽ mở mang ra nhiều về khoản này đấy. Nhiều công đoạn chế tạo sản phẩm cứ nghĩ là phải máy này máy nọ làm mới ra nhưng xem mới thấy thực tế nó đơn giản đến không ngờ. Chính vì vậy mới có ngành chế tạo máy: không chỉ làm được máy mà phải là cái máy đơn giản nhất.

Chia sẻ trang này