1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về cối chày giã máy

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi CoDep, 26/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Moc_tui

    Moc_tui Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Chào bác Codep!
    Đọc mấy bài viết của bác, tôi hiểu ý tưởng bác đưa ra. Nói chung ý tưởng của bác rất chuyên nghiệp và cơ giới. Nhưng cũng là nhược điểm làm mất đi đặc tính quyết định lên độ nhuyễn của giò! sau nữa là thời gian.
    Tôi có ý tưởng khác hẳn với cách làm của bác, tặng bác để bác tham khảo. Chắc bác cũng biết người Dân tộc trên vùng cao hay giã gạo bằng nước suối.Người Kinh mình ngày trước hay giã gạo bằng cối đạp chân khập khiễng.
    Bác sẽ thấy : cái Chày sẽ rơi tự do, và khi nhấc lên nó đòi hỏi phải có một lực ép hay một trọng lực đè lên đầu đối diện của Chày. Nghĩa là : một đầu là Chày bằng gỗ, có trọng lượng.và đầu đối diện là một tấm thép đc tôi cứng để chịu mài mòn, gánh 2 đầu là một trục có ổ bi làm điểm tựa. Điểm bị lực tác dụng lên chính là tấm thép chịu mài mòn, đầu của lực tác dụng lên là vòng bi, truc vòng bi này thực chất điểm xa nhất của Cam lêch tâm, khi ở điểm đầu chày gỗ là cao nhất có nghĩa là đầu tấm thép chịu mài mòn là thấp nhất thì đường kính của Cam là lớn nhất, khi đầu chày Gỗ bị rơi thì có nghĩa là đường kính của Cam bị bé lại đột ngột. Tạo ra một lực giã. Giảm tốc động cơ, theo tôi là không khó lắm.
    Ý tưởng này theo tôi nghĩ : giã Giò có động tác như thật, linh động được chày Gỗ, có thể giã đc 2 cái cùng một lúc luân phiên ( 2 điểm này làm giò khi giã , đc xáo trộn đều). Tốc độ giã, điều khiển bằng điều tốc động cơ.Chi phí gia công thiết bị giảm.Dễ kiếm.và dễ tháo lắp Chày, cũng dễ thay thế phụ tùng.
    Còn về cái chày Gỗ : theo tôi nghĩ Gỗ cũng là một yếu tố chính làm cho Giò ngon,nhược điểm là mòn.Các cụ ngày xưa rất thích dùng Gỗ Nhãn . vì nó không độc. Sau các Cụ bọc sắt nhưng vẫn là lõi gỗ . Tôi đang băn khoăn , Nhiệt lượng sinh ra do Chày đạp xuống có làm cho Giò ấm lên ko?! và có quyết định lên chất lượng của Giò không?!. Theo tôi nghĩ : các Cụ làm Giò kiểu giã thì ko bao giờ cho Hàn the ( Borax)...Tôi ghét cái loại Giò hàn the lắm, ko bao giờ ăn luôn. Phải nói là các Cụ ngày trước ....giã giò...có cơ bắp cánh tay trần cực đẹp luôn. Cứ nhìn cánh tay ấy, biết là nhà đó giò ngon!
    Với cái Cối: tôi nghĩ cứ phải dùng cối bằng đá xanh, loại ko có vết nứt ,thì ngon hơn là làm bằng kim loại.
    Nếu bác làm cả Ruốc nữa thì tôi cũng bày cho bác cách làm thiết bị tạo Ruốc thật bông và trắng , nếu bác yêu cầu.
    Chúc bác thành công!
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cám ơn 2 bạn đã cho ý kiến rất hay.
    Thứ nhất, tôi không có bằng cấp về cơ khí chế tạo máy, mà chỉ
    có bằng về hệ thống computers (phần cứng, phần mềm) và
    database thôi. Ý tưởng trình bầy trên chỉ dựa vào kiến thức học
    phổ thông hồi nhỏ ở Việt Nam thôi. Tôi đã nghĩ đến chi tiết,
    nhưng không thể làm máy nhỏ lại được . Chỉ còn cách nghĩ
    ra một kiểu thiết kế mới khác hẳn mới làm nó nhỏ lại được thôi .
    Một ví dụ tôi đã nêu là cái búa máy, xài hơi nén, từ đầu búa cho
    đến tay cầm chỉ cao 1 mét thôi. Tôi không thích máy này, vì nó
    phụ thuộc hoàn toàn vào hãng làm búa máy, và hãng làm máy
    bơm hơi . Ngoài ra, tôi chưa biết nó có thể làm chậm gấp 10 lần
    lại được không. Các bạn biết, búa máy đập cả chục nhát một
    giây, chắc chắn không giã thịt làm giò được vì nhanh quá.
    Thứ hai, ý kiến thiết kế chày máy chạy cam (thay trục khuỷu) tuy
    giảm được chiều cao, lại tăng chiều ngang. Cái cam này chịu
    ma sát nhiều hơn vòng bi, như ta đã học trong trường phổ
    thông, ma sát trượt thì nhiều hơn ma sát lăn. Để giã một đoạn
    lên xuống 40 cm, có lực của người giã, thì để chày gỗ rơi tự do,
    có thêm vật nặng, chiều dài của cam cũng phải chừng ấy, và
    cánh tay đòn của cối giã là bao nhiêu, tôi chưa kịp nghĩ ra. Tuy
    vậy, tôi có cảm tưởng rằng máy giã này sẽ không nhỏ. Tôi ấn
    định đầu chày phải lên xuống 40 cm, vì khoảng cách từ đáy cối
    lên tới chỗ thịt giã cao nhất phải chừng 1 gang tay - 20 cm, và
    đầu chày phải giơ lên cao hơn chỗ đó 1 gang tay nữa . So với
    người giã giò, thì người còn giơ cao chừng 60 cm chứ không ít.
    Cối giã kiểu này, loại to nặng để giã thọt chân, thường 2 người
    mới giã được, thì dài hơn 2 mét. Chỗ chân thọt xuống, phải đào
    sâu chừng 60 cm. Chỗ đầu chày nâng lên, cao hơn đầu người.
    Còn kiểu cối nước, thì đầu chày hơi ngắn và nhỏ hơn một chút,
    nhưng đuôi chày là một máng nước, không cần kể ra trong chày
    máy ta đang thiết kế. Kiểu này thì đầu chày nâng lên ít ra cũng
    chừng 1 mét . So với thiết kế trục khuỷu tôi nêu lên, thì kiểu chày
    trục cam có thấp đi một nửa, nhưng lại dài ra gấp 3 vì cần ngang
    của chày. Kiểu trục cam thì chiều ngang nơi dài nhất, là chỗ
    đường kính trục khuỷu quay vòng tròn, chỉ 40 cm (chiều lên
    xuống của đầu chày) cộng với chiều cộm của ổ bi (bạc đạn).
    Trong làm ăn, chiều ngang tốn chỗ hơn chiều cao .
    Tuy vậy tôi thích kiểu này vì trục cam đơn giản hơn hẳn trục
    khuỷu. Ai trông vào cũng hiểu ngay, dễ làm, dễ bảo quản và
    sửa chữa.
    Các ý nghĩ chày gỗ nhãn, gỗ dẻ, gỗ nghiến, tôi cũng đã nhớ lại
    thời còn ở Việt Nam, và hoàn toàn đồng ý với bạn. Chuyện tốc
    độ cũng thế. Chỉ việc mua giây cuaroa theo tính nhân chia, thì
    muốn tốc độ mấy nhát giã một giây cũng không khó.
    Thứ ba, tôi cũng muốn giã thịt làm ruốc - chà bông nữa . Xin bạn
    cho ý tưởng tỉ mỉ cho cái cối này. Tôi chỉ mới có ý nghĩ một bộ
    chày cối máy giã đủ các thứ (chủ yếu là giã giò, còn các thứ
    khác là phụ), chứ chưa nghĩ đến máy giã các thứ khác phải khác
    nhau cụ thể ra sao. Tôi sẽ mở một thread khác về Cối xay gạo
    làm bánh cuốn . Xin bạn tham gia và cho ý kiến.
  3. Moc_tui

    Moc_tui Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Chào bác CoDep!
    Nguyên lý cái máy giã mà tôi trình bày với bác, theo tôi nghĩ có thể giã đc Giò, Ruốc, chả mực, chả cá...nói tóm lại thực phẩm nào dạng sợi...Riêng với Ruốc, bác cần có thêm một thiết bị nữa để tạo bông.. Tôi sẽ chụp hình cái máy chà bông sử dụng bằng tay cho bác thấy. Nguyên lý của nó rất đơn giản. sử dụng chuyển động đảo chiều một trục quay có gắn các mũi nhọn. Nhược điểm của thiết bị này là chỉ phù hợp với quy mô Gia đình.Tôi đang có ý định thiết kế cái máy chà bông liên tục, cho ruốc thô vào, và một đầu ruốc bông nhả ra.
    Về khả năng chế tạo Cơ khí thì tôi có đủ điều kiện để làm. Nếu Tôi làm cho bác, tôi chỉ cần mỗi thông số " 1 ngựa và 120 V" là đủ, là tôi tính được phần còn lại!. mặc dù tôi làm về Hóa kỹ thuật, nhưng Cơ khí đối với tôi cũng là Năng khiếu!
    Chúc bác đầu tuần hiệu quả!

    -----------------------------------
    LAN0303: HiHi! Bác Moc_Tui lúc trước bận quá phải không? năm mới Lan tui Chúc Bác mọi sự tốt lành!
    u?c lan0303 s?a vo 17:13 ngy 12/03/2007
  4. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Cam hay trục khuỷu đều chiếm diện tích như nhau. Nói về ma sát, nếu bố trí vòng bi đỡ thích hợp ma sát của cam có thể ngang với trục khuỷu được.
    Nếu muốn thu hẹp chiều ngang có thể dùng cơ cấu xích nâng: xích có gắn mấu móc vào chày ở điểm thấp nhất, kéo lên đến điểm cao nhất thì tự động buông rơi khi lộn ngược lại khi đi xuống.
  5. Moc_tui

    Moc_tui Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Chào bác Lan0303!
    Cám ơn bác đã gửi lời nhắn đầu năm! Đã lâu ko liên lạc với bác.Thời gian vừa rồi tôi cũng bận và hay vao Box Dulịch . Nhân tiện bác CoDep có bài về Giò Việt Nam, tôi nổi hứng xin tí đất của nhà bác, ngứa nghề quá bác ạ!, ít ra cũng giúp bác CoDep kiếm vài tờ xanh mà tiêu...bên Mẽo trông zậy thôi, kiếm xiền mửa mặt. Hic! bác Cổ Đẹp nhờ!
    @ Bác CoDep!
    Moc_tui tôi gửi cho bác vài tấm hình về dụng cụ chà Bông Ruốc và Dụng cụ làm Giò Tai Heo , bác tham khảo. Tất cả sản phẩm đó là tự tay tôi làm dùng cho Gia đình tôi.
    [​IMG]
    Đây là Dụng cụ chà Bông!
    [​IMG]
    Còn đây là Dụng cụ ép Giò Tai Heo!
    Bác có thấy trong cái hộp bằng nhựa có 1 trục gỗ, trên trục gỗ tôi cắm vài que nhọn. Khi tôi dùng dây dù đường kính 5mm quấn 3-4 vòng vào trục gỗ ở phần ngoài hộp, và kéo đi kéo lại như kiểu Khoan Gỗ thợ mộc kiểu ngày xưa các Cụ vẫn hay dùng. Từ nguyên lý đó, tôi cũng đã nghĩ ra kiểu TB sử dụng động cơ để chà.
    Về cái Dụng cụ ép Giò Tai Heo : ép kiểu Vitme, bằng Inox, có đáy và các chi tiết tháo rời đc. Giò Tai Heo là loại Thực phẩm làm từ Thủ Heo, đc thái nhỏ to bang ngón tay út, xào chín với Nấm hương và Nấm Tai Mèo ( Mộc nhĩ), gia vị.., lúc đang nóng đổ ngay vào khuôn và ép cho chảy bớt nước mỡ, để nguội và giữ lạnh. Sau khi Nguyên liệu liên kết lại, tháo đáy ra, dùng vitme đùn Giò ra ngoài.
    Ý kiến về Cối và Chày, theo tôi nghĩ nên dùng vật liệu theo cách cổ điển , vì chất lượng SP thì bác biết rồi, nhưng tiếng ồn và âm thanh của Giã giò kiểu Cổ điển vẫn hay hơn, thật hơn. Chứ bác làm Chày cối bằng Kim loại, thì ồn ào lắm.
    Ý kiến về Động cơ -Giảm tốc: Tôi sẽ thiết kế theo kiểu giảm tốc hộp số, chứ ko dùng dây Curoa, vì Curoa nó làm cho TB rất cồng kềnh.
    Ngoài ra còn có nguyên lý nghiền Trục vít ( giống như máy đùn ép nhựa, hơặc máy đùn gạch.. ), về cơ bản thì vẫn giữ đc sợi protit, nhưng tôi chưa nắm chắc độ dai của sợi ở mức độ nào, nói cho cùng chưa chắc đã bằng giã, hơn chém bằng dao là chắc chắn rùi. Nói túm lại : Giò cứ phải có âm thanh thật nhộn nhịp thì giò mới ngon...hic!
    Chúc bác một ngày mới làm việc hiệu quả!
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cám ơn các bạn đã giúp .
    1- Để chày rơi tự do thì chậm quá, nhất là khi khoảng cách rơi
    lại khá dài . Để nhanh hơn, phải có lò xo ép xuốnghay giây chun
    kéo xuống . Nhưng như thế, chày phải có lò xo để đỡ giã mạnh
    xuống cối . Và như thế, máy trở nên phức tạp . Tốc độ giã tay
    hai chày là 2 nhát giã 1 giây (mỗi chày giã 1 nhát 1 giây). Tốc
    độ thiết kế là 1 chày, giã 2 nhát 1 giây.
    2- Xin các bạn cho biết thêm về máy chà thịt bông . Ví dụ:
    Tốc độ quay nhanh nhất, chậm nhất theo vòng phút .
    Đinh dài nhất, ngắn nhất .
    Thùng to (sâu) nhất, nông nhất theo bán kính .
    Kết quả chà so với xé tay: bông hơn, và tỷ số thịt vụn nát, v v.
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Thịt ép bằng trục vít, và chui qua những lỗ nhỏ thì bị nát ra,
    tiếng Mỹ gọi là bị xay, chứ không phải bị giã nát .
    Nó nát (ngắn sợi) hơn giã nhiều, vì phải qua lỗ nhỏ nhiều lần .
  8. mbavt

    mbavt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2015
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Chào các Anh, chị& Các bạn
    Mình cũng muốn đặt chế tạo hoặc mua một máy tương tự như vậy? Các bạn có thông tin mới update giúp mình nhé.
    Xin Cám ơn
  9. procs16

    procs16 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2005
    Bài viết:
    856
    Đã được thích:
    7
    có gì mới chưa các bác?
  10. Xingau

    Xingau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2016
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Mình đang quan tâm đến cái máy này. Ae nào biết chổ sx nó thì giúp mình địa chỉ đc k ? Hoăc liên lạc với mình sdt 0903992884. Thanks

Chia sẻ trang này