1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về địa danh ở Sài Gòn.

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi carem, 29/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. carem

    carem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Về địa danh ở Sài Gòn.

    Tìm hiểu ý nghĩa của các địa danh mang lại nhiều kiến thức về lịch sử, ngôn ngữ (ngữ nghĩa) thú vị. Trước hết là chữ Sài Gòn (và trong phạm vi chủ đề các địa danh được đề cập nên thuộc Sài Gòn, vì quí vị ở Sài Gòn mà phải không?).
    Theo quyển "Việt Sử: Xứ Đàng Trong" của Phan Khoang xuất bản năm 1965 (tái bản gần đây,không nhớ chính xác là năm mấy, có lẽ sách này còn đang "ế" đầy ngoài các nhà sách) thì tên của Sài Gòn trước kia là Preykor (chữ phiên âm) trong tiếng Campuchia có nghĩa là Rừng Gòn .Vùng đất này trước kia là của Thuỷ Chân Lạp có rất nhiều (cây) gòn(Chân Lạp gồm Thuỷ và Lục Chân Lạp,vùng Thuỷ Chân Lạp là vùng Miền Tây Nam Bộ ngày nay, xin lỗi bà con nếu tui có nhắc đến cái chuyện "ăn cướp" chẳng đẹp đẽ gì của cha ông). Các chúa Nguyễn chính thức "hợp thức hoá" vùng này thành của VN vào năm 1698 (bởi vậy mới có chuyện quí vị mừng 300 năm Sài Gòn).
    Thật sự trước kia vùng này còn được gọi là Sài Côn (bao gồm luôn Đồng Nai ngày nay),còn chuyển và tách,đổi.. thế nào thành Sài Gòn thì tui cũng hổng biết (nhờ anh chị em cao minh chỉ giáo). Trong Hán Việt thì Sài nghĩa là Củi, Gòn (thì là cây gòn rùi) nên Sài Gòn có thể hiểu là Củi Gòn.

    Có nhiều ngữ cảnh mà nếu quí vị thay Sài Gòn với nghĩa thật sự của nó, nghe ra thật là "thú vị".

    Ở Sài Gòn còn nhiều địa danh mà tui đang muốn được tìm hiểu xem ý nghĩa của nó thế nào Ví dụ như Ngã Năm chuồng chó,ngã ba ông Tạ, Lăng Ông (Tả quân Lê Văn Duyệt? ) Bà Chiểu (ai vậy quí vị), rồi mấy "bà" Bà Quẹo, Bà Hom (họ là ai nhỉ?),tên các huyện thị v.v. ? Rất mong được sự giúp đỡ của quí vị.Cảm ơn.
  2. yama2

    yama2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề của bạn rất hay, rất lý thú. Ở Sài Gòn thì cũng nên biết nguồn gốc các địa danh của nó. Nhưng để trả lời các câu hỏi của bạn thì đòi hỏi phải có sự nghiên cứu và tìm tòi tài liệu công phu. Vì vậy nên chưa ai có thể trả lời cả.
    Trên HTV7 sáng CN, hay có chương trình giới thiệu về những địa danh của SG và nguồn gốc tên gọi của nó. Bạn đón xem để có được những thông tin cần thiết nhé !
  3. kuroininja

    kuroininja Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Mấy cái địa danh này chắc phải gặp bác Sơn Nam.

    '"忍?.
  4. foolishman_ise

    foolishman_ise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2003
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Các bạn có thể tham khảo them ở địa chỉ này nè
    http://saigon.nguoihanoi.net
    Được foolishman_ise sửa chữa / chuyển vào 20:54 ngày 02/12/2003
    Được foolishman_ise sửa chữa / chuyển vào 20:54 ngày 02/12/2003
  5. phuongcao

    phuongcao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Các bạn!!!
    Đừng vội vã lên án rằng cha ông chúng ta cướp đất. Thời kỳ Nguyễn Hoàng di dân vào Nam thì đất Saigon lúc này là một vùng đất phèn non mềm chưa ai là chủ nhân cả. (vì tôi không mang theo sử liệu ở đây nên chưa cho các bạn sử chứng bây giờ. Ngày mai chẳng hạn.)
    Còn cái tên Saigon. Thật ra thì có nhiều lý luận sử gia cho biết nguồn gốc. Như theo Người Hoa họ dịch ra là Tây Cống (Offering for the West). Nghĩa là cống hiến cho người phương Tây, ám chỉ Pháp.
    Còn phiên âm Sài là củi Gòn là cây Gòn thì buồn cười quá. Nhưng tui không phủ nhận là sai.
    Về sử học, tui không chuyên ngành. Nghành tui học là ngành Tâm lý học, nhưng đối với Sử thì tui không đến nỗi. Vì Văn Sử Địa tui thích lắm!!!!
    Chờ sau!
  6. phuongcao

    phuongcao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0

    Xin trích lại :"ăn cướp" chẳng đẹp đẽ gì của cha ông"
    cẩn thận kẻo vu oan cho cha ông!
    Sài gòn!!! Miền Nam Việt Nam!!!
    Trước nhất, chúng ta cần biết rằng miền Nam Việt Nam đã được mở ra do cuộc di dân hoà bình mà không có một dấu hiện của một tàn sát chiếm đất của người Việt. Trong đại đa số người Việt đều nghĩ rằng ch ông chúng ta cướp đất của Cam bốt. Những vụ ''cáp duồn'' (chém đầu người Việt) mang đến cho chúng ta một sự ngộ nhận không cần chứng minh rằng người Việt cướp đất nên họ trả thù. Hãy cảnh giác những ''sự thật không cần chứng minh'' của người học và nghiên cứu sử Việt.
    Cam bốt không phải là một đất nước hiền hoà. Có thể nói là đất nước này ra đời trong bạo lực, trưởng thành trong bạo lực và suy tàn vì bạo lực. Họ sẵn sàng tàn sát chính đồng bào họ trong vụ Pol Pot; thì người Việt là cái gì mà họ không tàn sát trong khi nước Việt là một cái cản trước cửa nhìn ra cách cửa quốc tế biển Đông. Nói chung Việt Nam là một sự chướng ngại cho Cambốt.
    Là một vùng đất non do sự bồi đắp phù sa đỏ do sông Cửu Long; miền Nam VN và Cam bốt bây giờ lúc đầu thuộc đế quốc Phù Nam (Sách lịch sủ giáo khoa VN lớp 10 có nói). Dân Phù Nam chủ yếu là những sắc dân đến từ biển đặt biệt là Indonesia, và từ Ấn qua ngả Tam giác vàng. Phù Nam là một đế quốc hiếu chiến. Vào thế kỷ thứ bảy, người Khmer từ Lào tràn xuống tiêu diệt Phù Nam lập ra đế quốc Khmer khét tiếng. Khmer còn tỏ ra khát máu hơn cả Phù Nam. Khmer chế ngự một vùng lớn trong đó cả Thái, Miến và miền Nam VN. Thế kỷ thứ 12, đế quốc Khmer bàng trướng chiếm gần hết đất Chiêm Thành, tận đèo Hải Vân bây giờ. Nhưng lãnh thổ cuả nó tập trung vào Angkor. Những đền đài Angkor là một sự bạo tàn. Theo sử liệu hiếm hoi cho thấy mà đặt sắc nhất là hồi ký của Chu Tá Quan một sứ giả nhà Nguyên có mặt tại Cam bốt. Miêu tả cảnh tăng sĩ và chiến binh xiềng tù binh lại để xây dựng đền đài. Làm việc kiệt sức khi chết họ băm ra cho súc vật ăn thịt. Thế kỷ 13 người Thái vùng dậy và đánh trả Khmer. Họ giành lại độc lập sau đó đánh tiếp tiêu diệt đế quốc Khmer, phá sạch Angkor không còn gì hết. Cho đến năm 1431, đế quốc Khmer cáo chung giả từ ngôi vị đế quốc. Sự tàn phá của Thái khủng khiếp đến nỗi công trìng đồ sộ Angkor chìm mất trong rừng sâu và không còn một chứng nhân lịch sử nào gần đó để nhớ lại Angkor trong ký ưc. Năm 1850, nhà khảo cổ Pháp khám ra nền di tích Angkor mà ngay cả dân Cambốt cách đó 200km mà cũng không ai biết về di tích này.
    Kể từ 1431, chung quang Phnômpênh chỉ còn một triều đại chân lạp yếu ớt, thường hay cống nước ta. Thỉnh thoảng cùng hợp tác với Chiêm Thành cướp phá nước ta(Sách Đại Việt sử ký toàn thư nói rõ). Trong thời gian đó ranh giới Chân Lạp chỉ quanh quanh Phnom Pênh thôi.
    Miền Nam VN lúc này trở thành vô chủ. Từ những năm Trịnh-Nguyễn phân tranh, người dân đã có những cuộc di dân rồi. Những người Việt khai phá miền Nam không phải là những đạo binh viễn chinh mà là chính những người nông dân áo vải này. Những nạn nhân tị nạn chiến tranh Trịnh-Nguyễn. Từ những năm 1623, người Việt đã sát nhập nhiều vùng đất mới ở miền này từ bấy lâu người Việt sinh sống. Cuộc nam tiến này là do sự tăng dân số của Việt nên người dân di từ từ trong hòa bình. Việt Nam bắt đầu lâm vào nội chiến từ sau Tây Sơn nổi lên năm 1771.
    Thời gian ấy, thỉnh thoảng Chân Lạp chạy sang cầu viện trợ VN để giành ngôi với anh em họ. Ít lâu sau họ lại chạy sang Thái cầu viện để chống VN. Rồi ít lâu sau họ thuần Việt cầu viện binh chống Thái. Mỗi lần cần viện là họ dâng đất. Thành ra việc dâng đất với họ không có gì quan trọng. Trong Đại Việt sử ký toàn thư nói rõ là viện dâng đất có nghĩa là không quấy nhiểu vùng đất ấy; Việt Nam không đặt cai trị vùng đó bao giờ.
    Tại sao người Thái tiêu diệt người Cambốt mà họ cảm thấy thù ghét Việt Nam hơn là người Thái? Thứ nhất do sự sung đột giữ hai nền văn minh Ấn độ và Trung Hoa. Thái và Cam bốt chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn. Còn Việt nam thì chịu ảnh hưởng nền văn minh Trung Hoa. Cho nên hai nước dù đã đẫm máu nhau như vẫn thấy cái nết tương đồng và gần gũi hơn một người xa lạ(Việt). Thứ hai là chính sách chia để trị của Pháp mới độc hại. Người Pháp tạo ra huyền thoại Việt Nam thiếu đât thèm đất để Cam bốt làm đối tượng căm thù.
    Một số đông không nắm rõ lịch sử, rồi công nhận rằng những thực tại không cần biện bạch với mặc cảm tội lỗi rằng là kẻ cướp đất của một nước hiền hoà Cam bốt. Biên giới Cam bốt và Việt Nam hơn một thế kỷ qua không hề thay đổi, là một troing những biên giới ổn định nhất thế giới. Trong tương lai sự gượng dây kinh tế Cam bốt không còn cách nào khác là hợp tác chặt chẽ với VN, mà còn hợp tác nồng nhiệt với VN nữa là khác.
    Miền Nam Việt Nam chúng ta ghi ơn những người di dân, những tấm vải nâu chứ không phải là những vua chúa hay danh tướng nào.

Chia sẻ trang này