1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về đơn vị công suất điện năng ?

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi Chuotdong, 10/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. noandyes

    noandyes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn bác , tôi cũng nghĩ là nên dùng chữ công suất phản kháng thì đúng hơn chữ công suát vô công .
    bác mà có thêm mấy hình minh hoạ thì tuyệt nhỉ
  2. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Đa giác ? Chắc bác kỹ sư điện lực đó muốn thể hiện các giản đồ bù thực tế ( phức tạp hơn lý thuyết thật ) , lấy thí dụ cải thiện cos? bằng hệ điện trở thuần thì tam giác công suất sẽ thành tứ giác công suất để thể hiện quá trình . Nhưng cái này cũng chẳng có gì phức tạp hơn .
    Ngoài ra thực tế không phải lúc nào cũng cần cos? cao đâu bác ạ , nhiều khi bắt buộc phải dùng cos? thấp mới đúng kỹ thuật đó !
  3. epower

    epower Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Tụ bù quá lố không phải là vấn đề quan tâm nếu bạn biết tính toán chính xác.
    Nếu tải của bạn không thay đổi, bạn có thể dùng công thức sau:
    Qcap = P[ căn (1-pf1*2)/pf1) ?" căn (1-pf2*2)/pf2 ]
    P = công suất trung bình
    Pf1 = power factor hiện tại
    Pf2 = power factor muốn đổi
    Nếu tải thay đổi, bạn phải tính đến hai trường hợp, P = tối đa và pf = tối thiểu
    Trong trường P = tối đa, dùng công thức sau:
    Qcap = Pmax [ căn (1-pf1_max*2)/pf1_max) ?" căn (1-pf2*2)/pf2 ]
    Pmax= công suất tối đa
    Pf1_max = power factor lúc công suất tối đa
    Pf2 = power factor muốn đổi
    Trong trường pf = tối thiểu, dùng công thức sau:
    Qcap = Ppf1_min [ căn (1-pf1_min*2)/pf1_min) ?" căn (1-pf2*2)/pf2 ]
    Ppf1_min= công suất lúc pf = tối thiểu
    Pf1_min = power factor tối thiểu
    Pf2 = power factor muốn đổi
    Sau khi tính xong bạn chọn Qcap nào lớn nhất để nó có thể bao cho mọi trường hợp.
    Bạn cần phải làm voltage current spectrum analysis để xem có sóng hài hay không, nếu có bạn phải chọn capacitor có capacitor protection reactor để bảo vệ capacitor.
    Bạn cũng phải tính tần số resonance để tránh trường hợp bị resonant.
    Sau cùng bạn dùng automatic capacitor bank, nó sẽ tự điều chỉnh. Bạn cũng có thể dùng chính control system của bạn để điều khiển.
  4. Chuotdong

    Chuotdong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/02/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Đọc hết các tranh luận của các bạn tôi vẫn chưa hiểu được. Ví dụ một máy phát điện 5KV mà pf=0,8 so với một máy phát điện 4,5KVA mà pf=0,9
    cái nào có khả năng phát khoẻ hơn ?
  5. bianvn

    bianvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Mình xin phép giải thích cho các bác hiểu rõ một chút nhé, nếu thấy khó hiểu thì xin bỏ qua cho ( vì cái này giải thích trực tiếp dễ hơn là viết ra ) :
    1. Bất kỳ thiết bị điện nào cũng được chế tạo nhằm mục đích biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác ( như cơ năng, quang năng, nhiệt năng ... )
    2. Do định luật bảo toàn năng lượng nên điện năng tiêu thụ phải bằng với lượng năng lượng sinh ra cộng với tổn hao
    3. Bất kỳ thiết bị điện nào cũng tiêu thụ 2 thành phần sau : công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q. Công suất tác dụng P dùng để sinh ra công có ích ( ví dụ như quay động cơ, đốt nóng điện trở, ... ) và công suất phản kháng Q dùng để tạo từ trường ( ví dụ như động cơ mà không tiêu thụ công suất Q thì sẽ không tạo được từ trường để làm quay trục ).Một thiết bị trên lý thuyết có thể chỉ tiêu thụ P hoặc chỉ tiêu thụ Q ( ví dụ như điện trở chỉ tiêu thụ P để nóng lên hoặc cuộn cảm chỉ tiêu thụ Q để tạo từ trường quanh cuộn dây) tuy nhiên trong thực tế lúc nào một thiết bị bất kỳ cũng tiêu thụ cả 2 công suất này. Nói chung cứ lúc nào dây điện được quấn vòng là sẽ có từ trường,nghĩa là sẽ phải tiêu thụ Q để tạo từ trường đó, và nói chung thiết bị nào mà nóng lên khi dòng điện chạy qua sẽ phải tiêu thụ P để làm nóng thiết bị lên.
    4. Động cơ, máy phát, máy biến áp ... đều tiêu thụ điện năng để chuyển hoá thành công có ích ( nghĩa là chỉ tiêu thụ P để sinh công ) nhưng nếu không tạo từ trường thì động cơ sẽ không sinh công được ( người ta phát minh ra quấn dây cho động cơ sẽ làm động cơ quay từ đó chuyển điện năng thành cơ năng đấy ), do đó chắc chắn động cơ phải tiêu thụ cả P ( để sinh công ) và Q ( để tạo từ trường trong động cơ nhằm chuyển điện năng thành cơ năng )
    5. Do đó người ta mới định nghỉa thêm một đại lượng nữa, đó là công suất toàn phần S ( hay còn gọi là công suất biểu kiến ) : S^2 = P^2 + Q^2 ( về mặt trị số ) hay S = P + jQ ( theo dạng phức ).
    6. Vậy một thiết bị điện nếu biết được P ( thường đó là giá trị định mức ) thì ta biết được công suất thực để sinh công có ích, biết Q là biết được công suất cần có để tạo ra từ trường để có thể chuyển hoá điện năng thành cái công có ích đấy, và biết S là biết được tổng ( đại số ) của 2 công suất trên.
    7. Thường thì người ta chỉ quan tâm đến P ( vì đây là công suất mà người ta sẽ nhận được, hay còn gọi là công có ích ) mà ít quan tâm tới Q ( hay còn gọi là vô công )
    8. cosphi = P/S có rất nhiều ý nghĩa, nhưng ở đây ta có thể hiểu nôm na là tỷ lệ công suất thực trên công suất toàn phần, nghĩa là nếu có cùng công suất biểu kiến S, cosphi càng tiến về 1 thì thiết bị đó càng tiêu thụ ít Q để tạo từ trường ( ví dụ như điện trở R ), cosphi càng nhỏ thì thiết bị đó càng tiêu thụ nhiều Q ( ví dụ như cuộn cảm L ), dĩ nhiên với S không đổi nếu nhiều Q thì ít P và ngược lại.
    9. Do đó các bác có thể biết được 2 thiết bị điện cùng công suất mà khác cosphi thì nó khác nhau như thế nào rồi
    10. Gõ đến đây là muốn xỉu rồi, còn nhiều vấn đề liên quan như dòng điện sinh ra, bù vô công ... thì xin để dịp khác, bác nào muốn hiểu rõ thêm thì đặt thêm câu hỏi, chứ mấy cái này nói tới sáng cũng chưa hết đâu. Khả năng văn chương của mình hơi yếu nên có thể viết hơi lủng củng, bác nào muốn hiểu rõ thêm có thể liên lạc trực tiếp với mình.
    PS : Mình thì rành sáu câu các bác kỹ sư điện lực rồi, 10 người thì đến 7-8 đều mơ hồ về vấn đề này ( xin lỗi nếu có đụng chạm đến ai đó ), không phải cứ kỹ sư điện lực là nói đúng đâu, các bác cứ bình tĩnh suy xét rồi hãy đưa ra kết luận xem ai đúng ai sai ( dĩ nhiên là nếu có ai nói mình sai thì mình cũng sẽ phải xem xét lại chứ không dám vỗ ngực tự xưng là mình đúng đâu )
    Hy vọng giúp được gì đó cho các bác. Thân ái.
  6. epower

    epower Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Khi máy phát điện của bạn được định là 5KVA, pf = 0,8; điều đó có nghĩa là máy có thể cung cấp 5KVA cho tải có pf = 0,8 mà nhiệt độ của máy không vượt qúa nhiệt độ đã ấn định.. Máy sẽ có thể cung cấp cao hơn 5KVA một chút nếu tải có pf lớn hơn 0,8, hoặc thấp hơn 5KVA nếu pf của tải thấp hơn 0,8. Số lượng hon hay kém thay đổi tùy thuộc vào đặc tính của mỗi máy được thể hiện trong capability curve.
    Trong trường hợp của bạn, dĩ nhiên máy 5KVA lớn hơn ví máy 4.5KVA chỉ có thể cung cấp tối đa cho bạn được 4,5KVA, nếu pf nhỏ hơn 0,9, bạn sẽ không thể đạt được 4,5KVA.
    Nếu máy của bạn nối trực tiếp với tải, vấn đề sẽ rất giản dị. Tuy nhiên nếu bạn nối song song với 2 hoặc 3 máy hoặc nối với mạng thì vấn đề sẽ phức tạp hơn. Cho tôi hỏi các bạn một câu:
    Khi nối một máy phát điện với mạng, nếu bạn tăng excitation của máy, điều gì sẽ xẩy ra? Hiệu số điện thế tăng hay công suất biểu kiến tăng? Tại sao? Nếu bạn trả lời được thì bạn cũng đã hiểu khá rõ về Q, P, S.
  7. epower

    epower Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi câu hỏi là hiệu số điện thế tăng hay công suất phản kháng Q tăng ?
  8. Chuotdong

    Chuotdong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/02/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn như vậy với Máy phát chỉ cần quan tâm đến Công suất dạng KVA là đủ (còn công suất kW không cần, vì còn tuỳ vào tải mắc vào như thế nào).
  9. epower

    epower Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Resent due to system error.
  10. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Kể ra bạn viết như vậy thì LVH cũng cảm thấy bị chạm tự ái thật :-))) nhưng khốn nỗi bạn viết rất đúng rất thật và LVH công nhận với bạn cả hai tay .
    Lỗi không phải các kỹ sư điện lực mà lỗi do chế độ giáo dục của VN nặng về lý thuyết mà quá kém các ví dụ sinh động trực quan , kém thực hành , kém thực tế .....tất cả nguyên do từ đầu óc bảo thủ khiến VN nghèo nàn tụt hậu và từ đó kiến thức học sinh sinh viên VN là một thứ hệ quả trong hàng ngàn hệ quả của sự tụt hậu trên : không có nổi một phòng thí nghiệm ra hồn khi mài đũng quần trên ghế nhà trường , ra trường trình độ không đáp ứng được thực tế . Thường các cty nước ngoaì phải đào tạo căn bản lại rất tốn thời gian .
    Khi ra trường các kỹ sư VN nào có điều kiện sẽ lao vào bổ sung thiếu hụt thực tế , các kỹ sư ngại đụng chạm thì tự làm hỏng mình khi vốn kiến thức lý thuyết càng ngaỳ càng tàn lụi trong khi thực tế thì không trau dồi . Ngoài ra các kỹ sư khác tuy có lòng ham học nhưng không phải ai cũng có điều kiện cọ xát thực tế vì mỗi nơi làm việc là một chuyên môn rất hẹp . Các kỹ sư VN chỉ biết việc mình làm nơi công sở của chính mình , khác với các kỹ sư đào tạo ở nước ngoài là họ có vốn thực tế cơ bản từ khâu đào tạo nên họ dễ thích nghi với các môi trường khác nhau , cho vào làm ở đâu cũng dễ bắt nhịp ngay ...
    VN 99% sẽ vào WTO cuối năm nay , nhiều cty nước ngoiài sẽ cần một số lượng lớn các kỹ sư có kinh nghiệm , cho nên việc trao đổi hay tự đào tạo trước là việc nên làm , nếu các bạn ý thức được KHÔNG CÓ CHỖ CHO SỰ TỰ ÁI VÀ MẶC CẢM thì các bạn sẽ vượt qua tất cả .
    BIẾT THÌ TRAO ĐỔI , KHÔNG BIẾT THÌ DỰA CỘT NGHE HOẶC QUYẾT TÂM MỞ MIỆNG HỎI , không ngại trêu chọc hay bị chê dốt .
    Cái thiếu nhất ở nền giáo dục VN lẫn xã hội VN hiện nay là tinh thần sẵn sàng phản biện ( do học sinh và công dân quen phải nghe bao cấp tư duy từ trên lãnh đạo xuống , từ thày giáo đến học sinh ....mà thứ tư duy này cứ bị xem là đúng là chân lý - cấm cãi ...) thành ra thanh niên VN đâm thụ động bạc nhược quá thể .
    Đó cũng là nguyên do cái đất nước này cứ lẹt đẹt .
    Để mai có thời gian LVH sẽ viết lại về SPQ giúp các bạn nào chưa hiểu rõ về nó .

Chia sẻ trang này