1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về Hà Nội và ...

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Yasunari, 17/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Irish

    Irish Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    1.098
    Đã được thích:
    0
    Ối giời ơi! Tôi chết!
    Xin lỗi các bác, mới học được câu này, đem ra thử nghiệm.

    Rồi thì gió cũng sẽ cuốn đi
    Tóc trên đầu và những chia ly
  2. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Yasu đang ở đâu?

    Bỗng nhớ cánh buồm xưa ấy
    Giờ đây cũng bỏ ta đi

  3. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Yasu đang ở đâu?

    Bỗng nhớ cánh buồm xưa ấy
    Giờ đây cũng bỏ ta đi

  4. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Em ở Hà Nội . Nhưng nhớ Hà Nội . Hic !
    -------
    Người đẹp vén bức màn ngọc
    Lặng lẽ ngồi xuống , chau mày lại
    Thấy hai dòng lệ âm thầm lăn từ khóe mắt
    Không rõ nàng buồn giận điều gì ...
  5. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Em ở Hà Nội . Nhưng nhớ Hà Nội . Hic !
    -------
    Người đẹp vén bức màn ngọc
    Lặng lẽ ngồi xuống , chau mày lại
    Thấy hai dòng lệ âm thầm lăn từ khóe mắt
    Không rõ nàng buồn giận điều gì ...
  6. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Mà nhớ cả cái làng nhỏ mình vừa rời đi nữa . Buồn thật ! Người ta hay đứng núi này trông núi nọ . Đến đấy thì nhớ Hà Nội , trở về , thấy Hà Nội khang khác , lại nhớ nơi kia .
    -------
    Người đẹp vén bức màn ngọc
    Lặng lẽ ngồi xuống , chau mày lại
    Thấy hai dòng lệ âm thầm lăn từ khóe mắt
    Không rõ nàng buồn giận điều gì ...
  7. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Mà nhớ cả cái làng nhỏ mình vừa rời đi nữa . Buồn thật ! Người ta hay đứng núi này trông núi nọ . Đến đấy thì nhớ Hà Nội , trở về , thấy Hà Nội khang khác , lại nhớ nơi kia .
    -------
    Người đẹp vén bức màn ngọc
    Lặng lẽ ngồi xuống , chau mày lại
    Thấy hai dòng lệ âm thầm lăn từ khóe mắt
    Không rõ nàng buồn giận điều gì ...
  8. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Nói về Hà Nội thì đã có nhiều, và mỗi người yêu Hà Nội một kiểu. Kính gửi mọi người đọc chơi một bài viết về Hà Nội của Băng Sơn, người đã nổi tiếng với những trang văn Hà Nội.
    Đó là bài tùy bút đầu tiên trong Đường vào Hà Nội, (Băng Sơn, NXB Thanh Niên 1997), Phần 1: Tiếng phố phường
    Bài viết thiết tha, thấm đẫm một tình yêu-có khi phải dùng từ "si mê" mới đúng-với Hà Nội, một Hà Nội xưa linh thiêng hào hoa.
    Thiêt tha quá, si mê quá, cho nên nhiều chỗ [cá nhân lys] thấy cũng hơi... buồn cười. Có đắc tội với kẻ bề trên không (Băng Sơn năm nay đã bảy mươi tuổi trời, và cũng gần chừng ấy năm tuổi Hà Nội) khi phát biểu rằng tình yêu của ông đôi khi cực đoan và có đôi nét gàn dở...
    Có những câu văn trau chuốt mượt mà, đọc một lần mà lưu giữ mãi trong óc trong tim; lại có những câu dài lượt thượt bắc từ ý này sang ý khác, không hiểu được ông muốn chuyển tải điều gì, chỉ có thể CẢM được cái tình của ông qua từng con chữ. Có những câu duyên dáng ý nhị, cũng có những câu hô khẩu hiệu vụng về. Âu cũng là một thứ TÌNH với Hà Nội...
    Bài viết gợi lại nhiều truyền thuyết về Hà Nội, cho người Hà Nội hay người có TÌNH với Hà Nội một chút gì náo nức xốn xang với những huyền thoại thấp thoáng. Nhưng cơ hồ hơi khó hiểu với những người chưa mấy gắn bó với Hà Nội, khi gặp những "điển tích điển cố văn xuôi" mà có lẽ tác giả cứ giả định rằng người ta đã biết hết cả. Dù vậy, đây đó cũng có thể bắt gặp những giải thích khá thú vị về những địa danh Hà Nội, cho người ta, dù là người gắn bó với Hà Nội ở mức độ nào, một chút thêm hiểu, thêm yêu Hà Nội.
    (bài lys đã đăng ở http://www.sinhvienvietnam.net/viewtopic.php?p=5171&sid=0350e674afcd501b788c08c659e9a3f9#5171, post sang đây chia sẻ với mọi người)
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 23:01 ngày 31/07/2002
  9. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Nói về Hà Nội thì đã có nhiều, và mỗi người yêu Hà Nội một kiểu. Kính gửi mọi người đọc chơi một bài viết về Hà Nội của Băng Sơn, người đã nổi tiếng với những trang văn Hà Nội.
    Đó là bài tùy bút đầu tiên trong Đường vào Hà Nội, (Băng Sơn, NXB Thanh Niên 1997), Phần 1: Tiếng phố phường
    Bài viết thiết tha, thấm đẫm một tình yêu-có khi phải dùng từ "si mê" mới đúng-với Hà Nội, một Hà Nội xưa linh thiêng hào hoa.
    Thiêt tha quá, si mê quá, cho nên nhiều chỗ [cá nhân lys] thấy cũng hơi... buồn cười. Có đắc tội với kẻ bề trên không (Băng Sơn năm nay đã bảy mươi tuổi trời, và cũng gần chừng ấy năm tuổi Hà Nội) khi phát biểu rằng tình yêu của ông đôi khi cực đoan và có đôi nét gàn dở...
    Có những câu văn trau chuốt mượt mà, đọc một lần mà lưu giữ mãi trong óc trong tim; lại có những câu dài lượt thượt bắc từ ý này sang ý khác, không hiểu được ông muốn chuyển tải điều gì, chỉ có thể CẢM được cái tình của ông qua từng con chữ. Có những câu duyên dáng ý nhị, cũng có những câu hô khẩu hiệu vụng về. Âu cũng là một thứ TÌNH với Hà Nội...
    Bài viết gợi lại nhiều truyền thuyết về Hà Nội, cho người Hà Nội hay người có TÌNH với Hà Nội một chút gì náo nức xốn xang với những huyền thoại thấp thoáng. Nhưng cơ hồ hơi khó hiểu với những người chưa mấy gắn bó với Hà Nội, khi gặp những "điển tích điển cố văn xuôi" mà có lẽ tác giả cứ giả định rằng người ta đã biết hết cả. Dù vậy, đây đó cũng có thể bắt gặp những giải thích khá thú vị về những địa danh Hà Nội, cho người ta, dù là người gắn bó với Hà Nội ở mức độ nào, một chút thêm hiểu, thêm yêu Hà Nội.
    (bài lys đã đăng ở http://www.sinhvienvietnam.net/viewtopic.php?p=5171&sid=0350e674afcd501b788c08c659e9a3f9#5171, post sang đây chia sẻ với mọi người)
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 23:01 ngày 31/07/2002
  10. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2

    Đường vua đi
    (Bài tùy bút đầu tiên trong Đường vào Hà Nội, (Băng Sơn, NXB Thanh Niên 1997), Phần 1: Tiếng phố phường)
    Tám chín thế kỷ kinh đô. MỘt vùng làng cổ, lau sậy hoang vu với đầm hồ rau lúa, có con cáo trắng, rùa thiêng, trâu vàng, bạch mã, cả thần cây đa, ma cây gạo, rồi mọc lên thành quách lâu đài, thênh thang đình tạ, mái cong cửa cuốn, đường quan ngựa trạm phi bay... từ Rốn con rồng (Long Đỗ) có tường thành Đại La của thời Luy Lâu tướng Cao Biền yểm bùa, lẩy bẩy dậy non mà con rồng vàng bay lên cho Cấm Thành uy nghiêm bí mật thâm cung, Hoàng Thành tấp nập ngựa voi, đô thành rộn ràng chợ búa, cáng võng xênh xang... qua thăng trầm mưa gió, những ghềnh thác lòng người, máu lan giặc giã, lửa loạn kiêu binh... kinh đô Đại Việt chỉ còn là trấn Bắc Thành, với đô thị nằm gọn phía Trong Sông, ngoài kia Mẹ Hồng Hà, Phú Lương, dòng Nhị lượn quanh đê quai vạc như cái vành tai, con sông mang tên ấy: Nhị Hà... chứng kiến bể dâu chìm nổi trải suốt thiên niên kỷ sắp tròn.
    Những triều đại dấy lên, tồn tại, lụi tàn, xô nghiêng thế núi hình sông, bao minh quân bạo chúa... Hẳn những Cửu Trùng, Bệ Ngọc, Ngai Cao âý không thể suốt một đời chỉ ngồi im trên vàng son thâm u kín mít, mà phải bước vào đời sống dân gian, công cán hay vi hành, bằng đôi hài xảo bện rơm hay đôi ủng hia thêu vàng chạm ngọc.
    Đường vua đi xuất hiện thế chăng?
    Người con gái đứng tựa gốc lan, hái dâu hay cắt cỏ, dải yếm phất phơ, váy ba bức yêu kiều, ỡm ờ cất lên câu hát trữ tình trêu cợt:
    Tay cầm bán nguyệt xênh xang
    Một trăm thức cỏ lai hàng tay ta

    để nhà vua phải dừng kiệu, để con ngựa phải cúi đầu hí dài tức vó, để thớt voi phải cong vòi gầm lên câu mừg rỡ duyên ai. Con đường vua đi dẫn nàng Ỷ Lan về cung, đã có những rặng cây truyền thống: Đông Hoè, Tây Liễu (vẫn còn dấu tích Hoè Nhai và Liễu Giai) chưa, hay chỉ mới có giang dầu, bến đá.
    Nhà vua trẻ tuổi cũng đa tình đầu mày cuối mắt. Cô trinh nữ thôn dân cũng long lanh đôi ngọc bồ câu đắm đuối. Đôi trai anh hùng gái thuyền quyên sánh vai trên những con đường nào của một Thăng Long đầy những nhà tranh mái lá, đường đất gập ghềnh, đá củ đậu xước chân nghèo, ngõ quanh lầy lội?
    Con chó mẹ và đàn chó con (Cẩu Mẫu Cẩu Nhi) mang trên lưng chữ Vương tượng hình chạy từ thôn Cổ Pháp về làm ổ giữa Đại La đã làm gì có quán bánh tôm trên con đường Cổ Ngư như một cái lô cốt bê tông giam gió lại, khóa mây trời vào cốt thép như ngày nay. Nhà vua đi ngựa hay bơi thuyền rồng, áo hoàng bào giơ lên khi người giơ cánh tay thụng ra chỉ sóng mặt hồ Trúc Bạch để lập đền thờ không quên ơn cả loài vật giúp đỡ thuở hàn vi, suốt một đời chỉ biết trung thành.
    Những đời vua nào đã động lòng trắc ẩn tình xưa, một lần đến đây thăm lãnh cung, gặp lại người phi tần cung nữ bất hạnh già nua, tạ tàn nhan sắc, phải tự trồng dâu dệt lấy tấm lụa trắng mà mặc bên gò Mỏ Phượng, có rặng trúc la đà, có canh gà thổn thức, có tiếng xa quay như mưa thu rả rích bên những người đàn bà chỉ còn biết thở than:
    Cái đêm hôm ấy đêm gì,
    Bóng dương ***g bóng trà mi trập trùng...

    xa lắc xa lơ, nay chỉ còn là hư ảo mông lung khôn khuây. Nhà vua dừng lại ở chỗ nào, quắc mắt hay thở dài? Xót thương hay phủi tay tàn nhẫn? Để sau cùng mọc lên trên đường vua đi mấy trăm năm sau một nhà máy gạch lợm mùi khói khiến mái chùa Trấn Quốc phía hồ bên như lùn đi, lún xuống với những Tây Hồ đầy bóng hoàng hôn.
    Con đường từ Cấm Thành ra với mùa xuân tre lúa, thửa ruộng nào được đón chân vua lội xuống, thả một đường cày tượng trưng mong phong đăng hòa cốc cho dân chúng. Tịnh điền đã chìm khuất qua hàng nghìn vụ bão tố, lụt lội, hạn hán, trôi dạt dưới những móng nhà toàn ximăng sỏi đá có tầng hầm hay còn trên những trang sử biên niên nằm trong kho lưu trữ.
    Vua là Con Trời - Thiên Tử - nên vua cũng phải làm lễ tế trời lạy đất. Đàn Xã, Đàn Tắc, Đàn Nam Giao còn phảng phất khói hương kia, ba bậc đất son già, cao vọi. Vua đi, nào nhã nhạc đằng trước, nào quần thần phía sau, nào voi ngựa dẹp đường, nào lễ Tam Sinh, vật phẩm thời trân khiêng gánh, với rượu vò, xôi ván. Đường vua đi từ Bệ rồng đến Nam Giao phải qua nơi trai giới, phải thay xiêm y thường bằng lễ phục. Vua ghé vào hành quán hay ngôi chùa mộc mạc cổ sơ để thay đề đổi, cho ngày nay còn một phố Hòa Mã (mà nguyên là Đổi Mã) (Mã là cái vỏ bên ngoài - như "tốt mã" chứ không phải là con ngựa như trong tấm bia "hạ mã") ngập tràn hàng vải hàng lụa tân kỳ nếu nhà vua sống lại chắc hẳn cũng choáng mắt không ngờ, khi thấy đàn bà con gái mặc váy cưỡi "bình bịch" hếch lên, thay cho hình dáng người thục nữ ngồi xếp chân tẽ sen ướp trà trong cảnh khẽ khàng nửa tối nửa sáng qua cửa sổ tò vò, vào thưa ra gửi như tiếng hát.
    Đàn Nam Giao được vua đặt bước chân, cúi đầu, châm lên bó nhang thiêng xin đât trời chứng kiến lòng thành... đã bị san bằng, biến thành nhà máy diêm, nơi xoè ra tia lửa, những tia lửa đời thường chúng dân và đốt lên lời nhuận cho cái két người nứơc ngoài. Thòi gian vần chuyển, nó thành cái nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo (chẳng hiểu cơ khí và Đức Thánh Trần có liên quan gì với nhau không, chắc Tiết Chế Quốc Công Trần Quốc Tuấn chưa hề biết đến cái máy bơm hay trục bánh xe tàu hỏa). Cũng có luyện gang nung sắt, làm ra máy nọ guồng kia, nhưng dăm bảy năm nay, nó thoi thóp, chỉ còn thấy ba bề bốn bên vây quanh bằng những quán bia tươi bia héo, đầy những nộm chua, mực nướng, môi uống miệng tu. Con đường vua đi qua mấy trăm năm, đã tàng hình vào hiện tại, bên kia đường nhựa, khuôn viên ngôi chùa làng Vân, làng Hồ, có xá lỵ hay không có xá lỵ, chỉ còn xào xạc lá chuối những đêm trăng.
    Thương cho một ông vua nhà Lý trên con đường đi vào cõi tĩnh mịch không cùng, con đường uất hận, phải chui qua khuôn cửa đục xuyên tường, mà người con gái non nớt mới tám tuổi đầu, không cứu nổi vua cha, đành cam phận nghe câu nói: "Nhổ cỏ thì nhổ cho sạch rễ", cùng với tiếng sập hầm trong bữa yến, đời sau như còn nghe lẫn vào nhịp xe lửa rầm rầm chạy bên phố Cổng Đục, hẹp một sải tay, giống như con đường thôn Bát Tràng, đường làng Thổ Hà ghép bằng tiểu sành gốm vỡ.
    Sông Hồng từng cuồn cuộn đổi dòng, bao nhiêu sóng nước đổ vào Biển Đông xanh biếc. Hồ Tây là con đẻ của dòng sông. Bờ kia, ngôi đền Đồng Cổ, mùng 4 Tết vua làm lễ thề nguyền. Đường vua đi đến đền thuở ấy còn chưa có chùa Châu Lâm nơi giam giữ tù binh, chưa có làng Bưởi, trường Bưởi, khi tiếng trống đồng vang lên rằng: "... Ai không trung thành thì trời tru đất diệt...". Vua đứng ngồi ra sao trên đường về, trời đất đầy xuân, không gian đầy tết, ai quì xuống không dám nhìn thẳng "mặt rồng"?
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

Chia sẻ trang này