1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về Hà Nội và ...

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Yasunari, 17/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2

    Đường vua đi
    (Bài tùy bút đầu tiên trong Đường vào Hà Nội, (Băng Sơn, NXB Thanh Niên 1997), Phần 1: Tiếng phố phường)
    Tám chín thế kỷ kinh đô. MỘt vùng làng cổ, lau sậy hoang vu với đầm hồ rau lúa, có con cáo trắng, rùa thiêng, trâu vàng, bạch mã, cả thần cây đa, ma cây gạo, rồi mọc lên thành quách lâu đài, thênh thang đình tạ, mái cong cửa cuốn, đường quan ngựa trạm phi bay... từ Rốn con rồng (Long Đỗ) có tường thành Đại La của thời Luy Lâu tướng Cao Biền yểm bùa, lẩy bẩy dậy non mà con rồng vàng bay lên cho Cấm Thành uy nghiêm bí mật thâm cung, Hoàng Thành tấp nập ngựa voi, đô thành rộn ràng chợ búa, cáng võng xênh xang... qua thăng trầm mưa gió, những ghềnh thác lòng người, máu lan giặc giã, lửa loạn kiêu binh... kinh đô Đại Việt chỉ còn là trấn Bắc Thành, với đô thị nằm gọn phía Trong Sông, ngoài kia Mẹ Hồng Hà, Phú Lương, dòng Nhị lượn quanh đê quai vạc như cái vành tai, con sông mang tên ấy: Nhị Hà... chứng kiến bể dâu chìm nổi trải suốt thiên niên kỷ sắp tròn.
    Những triều đại dấy lên, tồn tại, lụi tàn, xô nghiêng thế núi hình sông, bao minh quân bạo chúa... Hẳn những Cửu Trùng, Bệ Ngọc, Ngai Cao âý không thể suốt một đời chỉ ngồi im trên vàng son thâm u kín mít, mà phải bước vào đời sống dân gian, công cán hay vi hành, bằng đôi hài xảo bện rơm hay đôi ủng hia thêu vàng chạm ngọc.
    Đường vua đi xuất hiện thế chăng?
    Người con gái đứng tựa gốc lan, hái dâu hay cắt cỏ, dải yếm phất phơ, váy ba bức yêu kiều, ỡm ờ cất lên câu hát trữ tình trêu cợt:
    Tay cầm bán nguyệt xênh xang
    Một trăm thức cỏ lai hàng tay ta

    để nhà vua phải dừng kiệu, để con ngựa phải cúi đầu hí dài tức vó, để thớt voi phải cong vòi gầm lên câu mừg rỡ duyên ai. Con đường vua đi dẫn nàng Ỷ Lan về cung, đã có những rặng cây truyền thống: Đông Hoè, Tây Liễu (vẫn còn dấu tích Hoè Nhai và Liễu Giai) chưa, hay chỉ mới có giang dầu, bến đá.
    Nhà vua trẻ tuổi cũng đa tình đầu mày cuối mắt. Cô trinh nữ thôn dân cũng long lanh đôi ngọc bồ câu đắm đuối. Đôi trai anh hùng gái thuyền quyên sánh vai trên những con đường nào của một Thăng Long đầy những nhà tranh mái lá, đường đất gập ghềnh, đá củ đậu xước chân nghèo, ngõ quanh lầy lội?
    Con chó mẹ và đàn chó con (Cẩu Mẫu Cẩu Nhi) mang trên lưng chữ Vương tượng hình chạy từ thôn Cổ Pháp về làm ổ giữa Đại La đã làm gì có quán bánh tôm trên con đường Cổ Ngư như một cái lô cốt bê tông giam gió lại, khóa mây trời vào cốt thép như ngày nay. Nhà vua đi ngựa hay bơi thuyền rồng, áo hoàng bào giơ lên khi người giơ cánh tay thụng ra chỉ sóng mặt hồ Trúc Bạch để lập đền thờ không quên ơn cả loài vật giúp đỡ thuở hàn vi, suốt một đời chỉ biết trung thành.
    Những đời vua nào đã động lòng trắc ẩn tình xưa, một lần đến đây thăm lãnh cung, gặp lại người phi tần cung nữ bất hạnh già nua, tạ tàn nhan sắc, phải tự trồng dâu dệt lấy tấm lụa trắng mà mặc bên gò Mỏ Phượng, có rặng trúc la đà, có canh gà thổn thức, có tiếng xa quay như mưa thu rả rích bên những người đàn bà chỉ còn biết thở than:
    Cái đêm hôm ấy đêm gì,
    Bóng dương ***g bóng trà mi trập trùng...

    xa lắc xa lơ, nay chỉ còn là hư ảo mông lung khôn khuây. Nhà vua dừng lại ở chỗ nào, quắc mắt hay thở dài? Xót thương hay phủi tay tàn nhẫn? Để sau cùng mọc lên trên đường vua đi mấy trăm năm sau một nhà máy gạch lợm mùi khói khiến mái chùa Trấn Quốc phía hồ bên như lùn đi, lún xuống với những Tây Hồ đầy bóng hoàng hôn.
    Con đường từ Cấm Thành ra với mùa xuân tre lúa, thửa ruộng nào được đón chân vua lội xuống, thả một đường cày tượng trưng mong phong đăng hòa cốc cho dân chúng. Tịnh điền đã chìm khuất qua hàng nghìn vụ bão tố, lụt lội, hạn hán, trôi dạt dưới những móng nhà toàn ximăng sỏi đá có tầng hầm hay còn trên những trang sử biên niên nằm trong kho lưu trữ.
    Vua là Con Trời - Thiên Tử - nên vua cũng phải làm lễ tế trời lạy đất. Đàn Xã, Đàn Tắc, Đàn Nam Giao còn phảng phất khói hương kia, ba bậc đất son già, cao vọi. Vua đi, nào nhã nhạc đằng trước, nào quần thần phía sau, nào voi ngựa dẹp đường, nào lễ Tam Sinh, vật phẩm thời trân khiêng gánh, với rượu vò, xôi ván. Đường vua đi từ Bệ rồng đến Nam Giao phải qua nơi trai giới, phải thay xiêm y thường bằng lễ phục. Vua ghé vào hành quán hay ngôi chùa mộc mạc cổ sơ để thay đề đổi, cho ngày nay còn một phố Hòa Mã (mà nguyên là Đổi Mã) (Mã là cái vỏ bên ngoài - như "tốt mã" chứ không phải là con ngựa như trong tấm bia "hạ mã") ngập tràn hàng vải hàng lụa tân kỳ nếu nhà vua sống lại chắc hẳn cũng choáng mắt không ngờ, khi thấy đàn bà con gái mặc váy cưỡi "bình bịch" hếch lên, thay cho hình dáng người thục nữ ngồi xếp chân tẽ sen ướp trà trong cảnh khẽ khàng nửa tối nửa sáng qua cửa sổ tò vò, vào thưa ra gửi như tiếng hát.
    Đàn Nam Giao được vua đặt bước chân, cúi đầu, châm lên bó nhang thiêng xin đât trời chứng kiến lòng thành... đã bị san bằng, biến thành nhà máy diêm, nơi xoè ra tia lửa, những tia lửa đời thường chúng dân và đốt lên lời nhuận cho cái két người nứơc ngoài. Thòi gian vần chuyển, nó thành cái nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo (chẳng hiểu cơ khí và Đức Thánh Trần có liên quan gì với nhau không, chắc Tiết Chế Quốc Công Trần Quốc Tuấn chưa hề biết đến cái máy bơm hay trục bánh xe tàu hỏa). Cũng có luyện gang nung sắt, làm ra máy nọ guồng kia, nhưng dăm bảy năm nay, nó thoi thóp, chỉ còn thấy ba bề bốn bên vây quanh bằng những quán bia tươi bia héo, đầy những nộm chua, mực nướng, môi uống miệng tu. Con đường vua đi qua mấy trăm năm, đã tàng hình vào hiện tại, bên kia đường nhựa, khuôn viên ngôi chùa làng Vân, làng Hồ, có xá lỵ hay không có xá lỵ, chỉ còn xào xạc lá chuối những đêm trăng.
    Thương cho một ông vua nhà Lý trên con đường đi vào cõi tĩnh mịch không cùng, con đường uất hận, phải chui qua khuôn cửa đục xuyên tường, mà người con gái non nớt mới tám tuổi đầu, không cứu nổi vua cha, đành cam phận nghe câu nói: "Nhổ cỏ thì nhổ cho sạch rễ", cùng với tiếng sập hầm trong bữa yến, đời sau như còn nghe lẫn vào nhịp xe lửa rầm rầm chạy bên phố Cổng Đục, hẹp một sải tay, giống như con đường thôn Bát Tràng, đường làng Thổ Hà ghép bằng tiểu sành gốm vỡ.
    Sông Hồng từng cuồn cuộn đổi dòng, bao nhiêu sóng nước đổ vào Biển Đông xanh biếc. Hồ Tây là con đẻ của dòng sông. Bờ kia, ngôi đền Đồng Cổ, mùng 4 Tết vua làm lễ thề nguyền. Đường vua đi đến đền thuở ấy còn chưa có chùa Châu Lâm nơi giam giữ tù binh, chưa có làng Bưởi, trường Bưởi, khi tiếng trống đồng vang lên rằng: "... Ai không trung thành thì trời tru đất diệt...". Vua đứng ngồi ra sao trên đường về, trời đất đầy xuân, không gian đầy tết, ai quì xuống không dám nhìn thẳng "mặt rồng"?
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  2. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Hưng thịnh, tồn vong để một thời vua và Thái Thượng Hoàng phải ra bến sông, lên thuyền rút khỏi đế đô tránh thế giặc đang cuồng, chờ lúc giặc mỏi ta nhàn mới theo kế của Hưng Đạo Vương mà thu lại giang sơn... Cảnh ấy thế nào? Tản cư, sơ tán... Lếch thếch bầu đoàn gựa xe xộc xệch, tai nải quang gánh... có thể đã là diễn lại mấy trăm năm sau khi tiếng thần công làng Láng nổ giòn đêm tháng Chạp 1946 hay trận Điện Biên Phủ trên không tháng Chạp năm 1972. Con ngựa nào phi về hướng Nam, trên đường thiên lý, chở theo ai, còn Hưng Đạo Vương chặn thù, rút ra bến Đông Bộ Đầu, có người tì tướng trung thành Yết Kiêu cắm sào chờ đợi chủ tướng của mình suốt đêm sương giá. Con đường vua phải ra đi là để trở về, vượt những rừng hoa mai nở, những Hồng Mai, Hoàng Mai, Bạch Mai, Thanh Mai, Mai Động, đến giờ lại lưu giữ hình hài người anh hùng mới Hoàng Văn Thụ, có tên tuổi một nữ chiến sỹ Minh Khai, một tướng yêu nước Trương Định.
    Điện Diên Hồng nằm ở đâu, mong sao có ngày nhà khảo cứu tìm ranền điện, nơi bô lão tay chống gậy trúc, thắt lưng đeo bầu rượu, tóc trắng bông, quần áo đỏ, nước da lam lũ ruộng đồng, cùng hô câu "Quyết đánh" khiến sau mấy trăm năm, cũng trên khoảng vị trí này, câu ấy biến thành chân lý: "Thà chết chứ không chịu làm nô lệ".
    Sông Nhị cứ trôi đi, qua bến Chương Dương, qua cửa Hàm Tử, vượt ngôi đền Đa Hòa thờ đôi trai gái yêu nhau trong tình cờ số mệnh, nàng là công chúa rong chơi, chàng là dân chài không tấc vải che thân; có lẽ đó là ngôi đền duy nhất khong thờ danh tướng công thần mà lại thờ một TÌNH YÊU.
    Những con đường vua đi, nay dân thường chúng ra qua lại. Hình như mỗi bước chân ta đều chạm vào lịch sử, từ bờ đê cỏ may đến một gương ao, một hàng tre, một bóng nhà, viên sỏi... Vua hẳn từng đến một cái ĐẤU ĐONG trên bờ sông Tô Lịch, chỉ mới lặn vào hư vô mấy chục năm nay, đáng tiếc cho di tích. Đã là lúc nào "Nửa đêm truyền hịch" không đếm xuể số quân, phải dồn từng đấu mà đong người, rồi cộng lại, nhân lên? Đó là những người lính chân đất, áo nâu nẹp xanh nẹp đỏ, nón dấu, xà cạp quấn chân, tay giáo tay gươm, họ chét vì nước, ra đi trong tiếng gà mờ sương, qua chiếc đấu đong người vào trận... Con đường từ CẦu Giấy lên chợ Bưởi nay chỉ toàn trê vầu nứa lá bộn bề...
    Chợt thúc lại câu đồng dao náo nức, nghe như nhịp vó câu, như nhạc ngựa như nhịp quân đi...:
    Nhong nhong ngựa ông đã về,
    Căt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn...

    Cái lầu cao chót vót, lên đoa bằng thang tre bốn cột hay sáu cột. Phái dưới là Sao Khuê Nguyễn Trãi, tầng trên là ông, là Bình Định Vương, là Lê Lợi, Lê Thái Tổ. Người ngồi dưới tìm mưu lược, lo trừ hàn. Ông phía trên nhìn vào thành xem động tĩnh quân giặc, cố đô là của ta, có những con đường các bậc tiên đế từng qua, không thể để quân thù lộng hành tai quái. Con ngựa của ông buộc gần đâu đây mặc sức nhai những bó cỏ non do dân dâng tặng. Gia Lâm, Ái Mộ đây chăng, xa phía trên là ngã ba sông Đuống, xuôi suống dưới là Vĩnh Tuy, Thanh Trì, ta cứ ngỡ bước chân mình vừa đặt khít lên bước chân vua xưa vương lại.
    Khi nhà vua bước lên con thuyền để luyện quân hồi tưởng, thuyền vua lướt đi trên mặt hồ Lục Thủy, Tả Vọng Hữu Vọng, Thủy Quân, sao có thần Rùa nổi lên ngậm kiếm về hồ để trở thành hồ Trả Kiếm nghìn đời. Hẳn là vua phải bước xuống thuyền từ một bậc đá xanh nào hay một mô đất ngọn cỏ nào bên mép nước, chỗ ấy là đâu? Chỗ cây lộc vừng hay cây gạo, chỗ đời sau Thần Siêu đã đắp lên Tháp Bút Đài Nghiên, bắc cầu son như chiếc lược hồng ngọc.
    Ngõ Huy Văn sinh ra ông vua thi sỹ Thánh Tông. Cậu bé hoàng tử ấy đùa chơi cùng bao đứa trẻ có tóc trái đào, cun cút, những con nhà nghèo chân đất áo thô... sao mà giống trước kia, cậu bé Linh Lang vật nhau suýt thua thì nhà vua bật lên câu nói: "Con ta đấy", khiến cậu bé ở trần, đen trùi trũi suýt thắng phải bỏ chạy, còn bé suýt thua thì được chính thức công nhận là hoàng tử, còn đền thờ gọi là Voi Phục trên đất làng Thủ Lệ.
    Ngày nay, nơi ngõ sinh ra con vua, nơi đền thờ con vua... dân thường chúng ta trú ngụ và dạo chơi, làm ăn tần tảo hay nghe chim hót vượn kêu, ngắm trăng vờn sân thượng bồng bềnh hoặc thả thuyền vào hồ dài mơ mộng.
    Thời gian quả là phép lạ. Vận nước và mệnh người cho ta được đổi đời, không còn phải đóng chặt cửa, phải quì rạp trên đường vua đi, mà cứ phơi phới thanh xuân, tưng bùng nhạc hội, ngửng cao đầu cùng với thủ đô, ngang hàng với mọi địa danh trên hoàn vũ.
    Xuôi Nam hay ngược Bắc, ta còn nghe thấy gió bay cờ của ngườì anh hùng áo vải cờ đào, qua Hà Hồi, Ngọc Hồi bằng thế chẻ tre, tan ngói, chớp giật sấm vang để áo bào đầu voi sạm mùi khói lửa ngày khai hạ giữa đô thành. Chỗ cầu Chương Dương bốn làn xe rộng, tự ta thiết kế thi công, có phải là chỗ lên cầu phao Tôn Sỹ Nghị gãy tan phao? Cũng cứ bâng quơ mà hổi chỗ nào là chỗ Công chúa Ngọc Hân 16 tuổi làm lễ tơ hồng vu qui, còn ông vua ngoài ba mươi tuổi không ngờ lại được làm chủ một kho báu Bắc Hà:vừa cành vàng lá ngọc, vừa là nữ thi sỹ tài hoa, khóc chồng bằng thơ khiến nghìn đời sau còn thổn thức cảm thương.
    Đường vua đi nay dân chúng thường đi. KHông thể ghi hết được nghìn năm bao nhiêu gót giày trên đất kinh thành uy phong và tài tử.
    Hà Nội của mình đây. Ta chẳng ước mơ mà cũng chẳng thể nào được làm vua (dù nhất dạ) nhưng ta đang được đi trên những con đường vua đi, trên đất Kinh thành, nay là Thủ đô của một nước Việt Nam hoàn toàn đổi khác. Trong bước chúng ta, ai làm cho con đường thêm đẹp, ai thì ngược lại. Cứ tự suy ngẫm mà xem.
    Thời gian tích lũy lại không phải bằng những cuốn lịch đầy mạng nhện, mà bằng sự hun nóng cho than đá hóa kim cương, bằng những vòng tròn thớ gỗ trong thân cây mà mỗi xuân tích lũy tưng bừng, mỗi thu đổ lá vàng thương nhớ.
    Ta đứng dưới bóng mát hàng muỗm cổ thụ đền Quán Thánh, ta bước lên bậc xây chùa Diên Hựu (tên chữ của Chùa Một Cột), ta tự tĩnh lặng trong ngõ Tràng An, ta sờ tay vào lưng con rồng đá mát lạnh nơi xưa là điện Kính Thiên, ta vào chợ Cửa Nam, nơi chợ Đại Hưng, nơi cửa thành niêm yết chiếu chỉ nhà vua hay quan Phủ Doãn... ta đi trên đường vua đi, cảm thấy lâng lâng được sinh ra, lớn lên trong kỷ đại đầy tiếp nối.
    Đường đã khác xưa nhiều, nhưng vẫn là nằm trên cái nền mờ tỏ của bao đời tạo dựng nên. Xưa là vua, nay là ta.
    Trời đã chuyển gió. Màu cờ đã mới như thân ta đã mới. Nhưng có lẽ từ sâu thẳm, hồn ta vẫn Việt Nam, như nhà vua từng rung động nhịp tim trên suốt những dặm dài.
    Rồi nghìn năm sau nữa sẽ có ai đó nghĩ như ta, hỏi nghìn năm trước đã có ai từng đi trên con đường lúc đó họ đang đi.
    Cũng chưa biết thế nào những con đường xưa vua đi và nay là chúng ta đi...
    Băng Sơn
    Tháng 8-1996
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  3. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Hưng thịnh, tồn vong để một thời vua và Thái Thượng Hoàng phải ra bến sông, lên thuyền rút khỏi đế đô tránh thế giặc đang cuồng, chờ lúc giặc mỏi ta nhàn mới theo kế của Hưng Đạo Vương mà thu lại giang sơn... Cảnh ấy thế nào? Tản cư, sơ tán... Lếch thếch bầu đoàn gựa xe xộc xệch, tai nải quang gánh... có thể đã là diễn lại mấy trăm năm sau khi tiếng thần công làng Láng nổ giòn đêm tháng Chạp 1946 hay trận Điện Biên Phủ trên không tháng Chạp năm 1972. Con ngựa nào phi về hướng Nam, trên đường thiên lý, chở theo ai, còn Hưng Đạo Vương chặn thù, rút ra bến Đông Bộ Đầu, có người tì tướng trung thành Yết Kiêu cắm sào chờ đợi chủ tướng của mình suốt đêm sương giá. Con đường vua phải ra đi là để trở về, vượt những rừng hoa mai nở, những Hồng Mai, Hoàng Mai, Bạch Mai, Thanh Mai, Mai Động, đến giờ lại lưu giữ hình hài người anh hùng mới Hoàng Văn Thụ, có tên tuổi một nữ chiến sỹ Minh Khai, một tướng yêu nước Trương Định.
    Điện Diên Hồng nằm ở đâu, mong sao có ngày nhà khảo cứu tìm ranền điện, nơi bô lão tay chống gậy trúc, thắt lưng đeo bầu rượu, tóc trắng bông, quần áo đỏ, nước da lam lũ ruộng đồng, cùng hô câu "Quyết đánh" khiến sau mấy trăm năm, cũng trên khoảng vị trí này, câu ấy biến thành chân lý: "Thà chết chứ không chịu làm nô lệ".
    Sông Nhị cứ trôi đi, qua bến Chương Dương, qua cửa Hàm Tử, vượt ngôi đền Đa Hòa thờ đôi trai gái yêu nhau trong tình cờ số mệnh, nàng là công chúa rong chơi, chàng là dân chài không tấc vải che thân; có lẽ đó là ngôi đền duy nhất khong thờ danh tướng công thần mà lại thờ một TÌNH YÊU.
    Những con đường vua đi, nay dân thường chúng ra qua lại. Hình như mỗi bước chân ta đều chạm vào lịch sử, từ bờ đê cỏ may đến một gương ao, một hàng tre, một bóng nhà, viên sỏi... Vua hẳn từng đến một cái ĐẤU ĐONG trên bờ sông Tô Lịch, chỉ mới lặn vào hư vô mấy chục năm nay, đáng tiếc cho di tích. Đã là lúc nào "Nửa đêm truyền hịch" không đếm xuể số quân, phải dồn từng đấu mà đong người, rồi cộng lại, nhân lên? Đó là những người lính chân đất, áo nâu nẹp xanh nẹp đỏ, nón dấu, xà cạp quấn chân, tay giáo tay gươm, họ chét vì nước, ra đi trong tiếng gà mờ sương, qua chiếc đấu đong người vào trận... Con đường từ CẦu Giấy lên chợ Bưởi nay chỉ toàn trê vầu nứa lá bộn bề...
    Chợt thúc lại câu đồng dao náo nức, nghe như nhịp vó câu, như nhạc ngựa như nhịp quân đi...:
    Nhong nhong ngựa ông đã về,
    Căt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn...

    Cái lầu cao chót vót, lên đoa bằng thang tre bốn cột hay sáu cột. Phái dưới là Sao Khuê Nguyễn Trãi, tầng trên là ông, là Bình Định Vương, là Lê Lợi, Lê Thái Tổ. Người ngồi dưới tìm mưu lược, lo trừ hàn. Ông phía trên nhìn vào thành xem động tĩnh quân giặc, cố đô là của ta, có những con đường các bậc tiên đế từng qua, không thể để quân thù lộng hành tai quái. Con ngựa của ông buộc gần đâu đây mặc sức nhai những bó cỏ non do dân dâng tặng. Gia Lâm, Ái Mộ đây chăng, xa phía trên là ngã ba sông Đuống, xuôi suống dưới là Vĩnh Tuy, Thanh Trì, ta cứ ngỡ bước chân mình vừa đặt khít lên bước chân vua xưa vương lại.
    Khi nhà vua bước lên con thuyền để luyện quân hồi tưởng, thuyền vua lướt đi trên mặt hồ Lục Thủy, Tả Vọng Hữu Vọng, Thủy Quân, sao có thần Rùa nổi lên ngậm kiếm về hồ để trở thành hồ Trả Kiếm nghìn đời. Hẳn là vua phải bước xuống thuyền từ một bậc đá xanh nào hay một mô đất ngọn cỏ nào bên mép nước, chỗ ấy là đâu? Chỗ cây lộc vừng hay cây gạo, chỗ đời sau Thần Siêu đã đắp lên Tháp Bút Đài Nghiên, bắc cầu son như chiếc lược hồng ngọc.
    Ngõ Huy Văn sinh ra ông vua thi sỹ Thánh Tông. Cậu bé hoàng tử ấy đùa chơi cùng bao đứa trẻ có tóc trái đào, cun cút, những con nhà nghèo chân đất áo thô... sao mà giống trước kia, cậu bé Linh Lang vật nhau suýt thua thì nhà vua bật lên câu nói: "Con ta đấy", khiến cậu bé ở trần, đen trùi trũi suýt thắng phải bỏ chạy, còn bé suýt thua thì được chính thức công nhận là hoàng tử, còn đền thờ gọi là Voi Phục trên đất làng Thủ Lệ.
    Ngày nay, nơi ngõ sinh ra con vua, nơi đền thờ con vua... dân thường chúng ta trú ngụ và dạo chơi, làm ăn tần tảo hay nghe chim hót vượn kêu, ngắm trăng vờn sân thượng bồng bềnh hoặc thả thuyền vào hồ dài mơ mộng.
    Thời gian quả là phép lạ. Vận nước và mệnh người cho ta được đổi đời, không còn phải đóng chặt cửa, phải quì rạp trên đường vua đi, mà cứ phơi phới thanh xuân, tưng bùng nhạc hội, ngửng cao đầu cùng với thủ đô, ngang hàng với mọi địa danh trên hoàn vũ.
    Xuôi Nam hay ngược Bắc, ta còn nghe thấy gió bay cờ của ngườì anh hùng áo vải cờ đào, qua Hà Hồi, Ngọc Hồi bằng thế chẻ tre, tan ngói, chớp giật sấm vang để áo bào đầu voi sạm mùi khói lửa ngày khai hạ giữa đô thành. Chỗ cầu Chương Dương bốn làn xe rộng, tự ta thiết kế thi công, có phải là chỗ lên cầu phao Tôn Sỹ Nghị gãy tan phao? Cũng cứ bâng quơ mà hổi chỗ nào là chỗ Công chúa Ngọc Hân 16 tuổi làm lễ tơ hồng vu qui, còn ông vua ngoài ba mươi tuổi không ngờ lại được làm chủ một kho báu Bắc Hà:vừa cành vàng lá ngọc, vừa là nữ thi sỹ tài hoa, khóc chồng bằng thơ khiến nghìn đời sau còn thổn thức cảm thương.
    Đường vua đi nay dân chúng thường đi. KHông thể ghi hết được nghìn năm bao nhiêu gót giày trên đất kinh thành uy phong và tài tử.
    Hà Nội của mình đây. Ta chẳng ước mơ mà cũng chẳng thể nào được làm vua (dù nhất dạ) nhưng ta đang được đi trên những con đường vua đi, trên đất Kinh thành, nay là Thủ đô của một nước Việt Nam hoàn toàn đổi khác. Trong bước chúng ta, ai làm cho con đường thêm đẹp, ai thì ngược lại. Cứ tự suy ngẫm mà xem.
    Thời gian tích lũy lại không phải bằng những cuốn lịch đầy mạng nhện, mà bằng sự hun nóng cho than đá hóa kim cương, bằng những vòng tròn thớ gỗ trong thân cây mà mỗi xuân tích lũy tưng bừng, mỗi thu đổ lá vàng thương nhớ.
    Ta đứng dưới bóng mát hàng muỗm cổ thụ đền Quán Thánh, ta bước lên bậc xây chùa Diên Hựu (tên chữ của Chùa Một Cột), ta tự tĩnh lặng trong ngõ Tràng An, ta sờ tay vào lưng con rồng đá mát lạnh nơi xưa là điện Kính Thiên, ta vào chợ Cửa Nam, nơi chợ Đại Hưng, nơi cửa thành niêm yết chiếu chỉ nhà vua hay quan Phủ Doãn... ta đi trên đường vua đi, cảm thấy lâng lâng được sinh ra, lớn lên trong kỷ đại đầy tiếp nối.
    Đường đã khác xưa nhiều, nhưng vẫn là nằm trên cái nền mờ tỏ của bao đời tạo dựng nên. Xưa là vua, nay là ta.
    Trời đã chuyển gió. Màu cờ đã mới như thân ta đã mới. Nhưng có lẽ từ sâu thẳm, hồn ta vẫn Việt Nam, như nhà vua từng rung động nhịp tim trên suốt những dặm dài.
    Rồi nghìn năm sau nữa sẽ có ai đó nghĩ như ta, hỏi nghìn năm trước đã có ai từng đi trên con đường lúc đó họ đang đi.
    Cũng chưa biết thế nào những con đường xưa vua đi và nay là chúng ta đi...
    Băng Sơn
    Tháng 8-1996
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  4. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Mưa đây . Cứ mưa là đầu óc người ta lại đầy ảo ảnh , Hà Nội khi mưa mới đúng là nó . Hoa trong mưa đầy đủ màu sắc . Nguời yêu anh khi mưa cũng đẹp nhất .
    Hừm , chỉ có TTVN là không biết gì đến mưa cả . Mưa gió gì thì nó cũng vô tâm . Tớ không thích thế . Tớ out khỏi TTVN đây .
    Tạm biệt !
    -------
    Vậy thì con vật nào đã bay theo những đoá hoa triêu nhan của tôi ? Không biết nữa ...
  5. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Mưa đây . Cứ mưa là đầu óc người ta lại đầy ảo ảnh , Hà Nội khi mưa mới đúng là nó . Hoa trong mưa đầy đủ màu sắc . Nguời yêu anh khi mưa cũng đẹp nhất .
    Hừm , chỉ có TTVN là không biết gì đến mưa cả . Mưa gió gì thì nó cũng vô tâm . Tớ không thích thế . Tớ out khỏi TTVN đây .
    Tạm biệt !
    -------
    Vậy thì con vật nào đã bay theo những đoá hoa triêu nhan của tôi ? Không biết nữa ...
  6. dong533

    dong533 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Cũng là một tình yêu với Hà nội, ?osi mê và thấm đẫm?
    Nhưng mà tại sao lại không yêu, không phải theo một cách nhìn thời thượng
    Cũng vì yêu Hà nội nên Ông mới chọn con đường ấy, ?oĐường vua đi?, dẫu không thể là vua và cũng không để làm vua nhưng đó là con đường dõi tìm những dấu chân lịch sử.
    Si mê và hoài niệm, ở đâu là ?omột bậc đá xanh? một ?o mô đất ngọn cỏ nào bên mép nước ?o bên một mặt hồ xanh lung linh giữa phố phường hoa lệ , ở đâu là ?o cái ĐẤU ĐONG bên bờ sông Tô lịch chỉ mới lặn vào hư vô mấy chục năm nay? và dòng sông cũng như đang mỏi mòn theo năm tháng, ở đâu bên bến sông ?oĐông bộ đầu ?o là chỗ ?o người tì tướng trung thành Yếu Kiêu cắm sào chờ đợi chủ tướng của mình suốt đêm sương giá ?o, liệu có thể nói lên được điều gì trong cái thời mở cửa, ở đâu là những con đường của ?o Một Thăng long nghèo đầy những nhà tranh mái lá, đường đất gập nghềng, đá củ đậu xước chân nghèo, ngõ quanh lầy lội? những ?oCon đường thôn Bát tràng, đường làng Thổ hà ghép bằng tiểu sành gốm vỡ ?o,ở đâu là một kinh thành ?o mái cong đình tạ ?o một đô thành ?o tấp nập ngựa voi rộn ràng chợ búa cánh võng xêng xang ?o.Dẫu chỉ là một hoài niệm nhưng cũng đã dựng lại cho thế hệ sau một hình ảnh hiếm hoi quí giá, để có được một chút gì của Ta trong cái mớ Tàu - Hàn ngồn ngộn.
    ?oSi mê và thấm đẫm?, cứ trải ra cho Ta như một dòng chảy, một bức tranh toàn cảnh chứa đựng cả thời gian, tự như chính trong cuộc sống của biết bao thế hệ trên đất này. Một mảnh đất đã trải qua bao nhiêu ?olửa loạn kiêu binh?, có ?oĐông hoè Tây liễu? có ?o Hồng mai ,Hoàng mai, Bạch mai,Thanh mai , Mai động? lẫn con ?ophố Cổng đục ?o vọng tiếng còi tàu của một thời đô hộ. Chân chất đời thường , lam lũ ?o lếch thếch bầu đoàn ngựa xe xộc xệch, tai nải quang gánh?, có cả công cuộc dựng xây với những bộn bề gian khó, cũng có cả những cảm nhận nồng nàn của trời đất mà chưa từng biết được bao giờ ?otrời đất đầy xuân, không gian đầy tết?. Cũng dẫu trên đường vua đi.
    ?oThẫm đẫm si mê? nên có đôi khi ?o gàn dở ?o trong cái mảnh đất ?o Thời tướng Cao Biền yểm bùa lẩy bẩy dậy non ?o có ?oCả thần cây đa, ma cây gạo?, như lời Bà cầu nguyện ngày xưa ?o Con lạy tám phương trời, con lạy mười phương đất, cho con cháu được bình an, đi đến nơi về đến chốn... !? tuy đôi lúc bí hiểm và buồn cười trong niềm vui con trẻ nhưng lại là một niềm tin linh thiêng.
    ?oThẫm đẫm si mê? nên cũng không cần phải trau chuốt hoa mỹ, cứ thế đi ra như đời thường vậy, đi đến đâu, thấy gì cứ việc nói thế, nhưng nhìn lại lại rõ được một bức tranh toàn cảnh về lịch sử của đô thành Thăng long - Hà nội. Âu cũng là do cái tình của người viết mà ra.
    Và cũng là một thứ Tình yêu với Hà nội.
  7. dong533

    dong533 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Cũng là một tình yêu với Hà nội, ??osi mê và thấm đẫm???
    Nhưng mà tại sao lại không yêu, không phải theo một cách nhìn thời thượng
    Cũng vì yêu Hà nội nên Ông mới chọn con đường ấy, ??oĐường vua đi???, dẫu không thể là vua và cũng không để làm vua nhưng đó là con đường dõi tìm những dấu chân lịch sử.
    Si mê và hoài niệm, ở đâu là ??omột bậc đá xanh??? một ??o mô đất ngọn cỏ nào bên mép nước ??o bên một mặt hồ xanh lung linh giữa phố phường hoa lệ , ở đâu là ??o cái ĐẤU ĐONG bên bờ sông Tô lịch chỉ mới lặn vào hư vô mấy chục năm nay??? và dòng sông cũng như đang mỏi mòn theo năm tháng, ở đâu bên bến sông ??oĐông bộ đầu ??o là chỗ ??o người tì tướng trung thành Yếu Kiêu cắm sào chờ đợi chủ tướng của mình suốt đêm sương giá ??o, liệu có thể nói lên được điều gì trong cái thời mở cửa, ở đâu là những con đường của ??o Một Thăng long nghèo đầy những nhà tranh mái lá, đường đất gập nghềng, đá củ đậu xước chân nghèo, ngõ quanh lầy lội??? những ??oCon đường thôn Bát tràng, đường làng Thổ hà ghép bằng tiểu sành gốm vỡ ??o,ở đâu là một kinh thành ??o mái cong đình tạ ??o một đô thành ??o tấp nập ngựa voi rộn ràng chợ búa cánh võng xêng xang ??o.Dẫu chỉ là một hoài niệm nhưng cũng đã dựng lại cho thế hệ sau một hình ảnh hiếm hoi quí giá, để có được một chút gì của Ta trong cái mớ Tàu - Hàn ngồn ngộn.
    ??oSi mê và thấm đẫm???, cứ trải ra cho Ta như một dòng chảy, một bức tranh toàn cảnh chứa đựng cả thời gian, tự như chính trong cuộc sống của biết bao thế hệ trên đất này. Một mảnh đất đã trải qua bao nhiêu ??olửa loạn kiêu binh???, có ??oĐông hoè Tây liễu??? có ??o Hồng mai ,Hoàng mai, Bạch mai,Thanh mai , Mai động??? lẫn con ??ophố Cổng đục ??o vọng tiếng còi tàu của một thời đô hộ. Chân chất đời thường , lam lũ ??o lếch thếch bầu đoàn ngựa xe xộc xệch, tai nải quang gánh???, có cả công cuộc dựng xây với những bộn bề gian khó, cũng có cả những cảm nhận nồng nàn của trời đất mà chưa từng biết được bao giờ ??otrời đất đầy xuân, không gian đầy tết???. Cũng dẫu trên đường vua đi.
    ??oThẫm đẫm si mê??? nên có đôi khi ??o gàn dở ??o trong cái mảnh đất ??o Thời tướng Cao Biền yểm bùa lẩy bẩy dậy non ??o có ??oCả thần cây đa, ma cây gạo???, như lời Bà cầu nguyện ngày xưa ??o Con lạy tám phương trời, con lạy mười phương đất, cho con cháu được bình an, đi đến nơi về đến chốn... !??? tuy đôi lúc bí hiểm và buồn cười trong niềm vui con trẻ nhưng lại là một niềm tin linh thiêng.
    ??oThẫm đẫm si mê??? nên cũng không cần phải trau chuốt hoa mỹ, cứ thế đi ra như đời thường vậy, đi đến đâu, thấy gì cứ việc nói thế, nhưng nhìn lại lại rõ được một bức tranh toàn cảnh về lịch sử của đô thành Thăng long - Hà nội. Âu cũng là do cái tình của người viết mà ra.
    Và cũng là một thứ Tình yêu với Hà nội.
  8. blur13

    blur13 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2002
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    hà nội nắng ghê người. nhìn thấy nắng mà sợ. ấy là bởi vì đi dưới nắng nhiều quá thôi, chứ nắng của ngày xưa đẹp lắm. ngày xưa đẹp, nắng đẹp và mưa cũng đẹp.
    nắng là những giọt rơi qua mái dầu nhà ông bà nội, những ống nắng dài nhỏ xíu bên trong là vạn vạn bụi li ti chạy đuổi nhau. những ống nắng màu vàng rõ rệt, mọi vật qua ống nắng ấy đều ánh lên một màu rực rỡ, những fần sự vật qua ống nắng ấy đều ánh lên một màu rực rỡ, rực lên bên những fần sự vật còn lại, những fần lặng im trong không khí mờ mờ tối tối. nhà là một căn nhà tập thể nhỏ, sàn xi măng xanh óng như mai cua đá, mát lạnh, cái mát âm vì bao nhiêu nắng trời rót xuống đã rơi cả vào khu nhà đằng trước, cái dãy nhà cao tầng chi chít vệt rêu xanh - rêu chen nhau trong làn nước rỉ ra từ những đường ống vỡ. nhà thì nhỏ và những con người tí xíu sát bên nhau trong đó. có thể dùng một động từ khác để miêu tả, có thể bảo là ?ochen chúc?. nhưng nào có ai chen chúc nhỉ? cuộc sống yên ả và thời gian đọng lại, ko trôi nữa.
    nắng lúc bấy giờ tràn trên những mái dầu sần sùi, đen óng. trời rót mật xuống và người thì nào có bình mà hứng, mật cứ thế chảy lan. nắng ngoài ngõ ?" ngõ khi ấy hãy còn là ngõ đất chứ chưa trải nhựa như bây giờ; nắng chảy vào nhà, chảy đến bên bậu cửa rồi thản nhiên nằm đó, hé mắt nhìn vào trong, trong cái fần nắng ko với tới ấy, thấy con người cười nói với nhau, cả đôi khi họ nhìn nhau nữa, chỉ nhìn thôi, nhìn mãi ko thôi?
    mưa là những ngày ngồi trong căn nhà Pháp già nua, chong mắt bên cửa sổ nhìn ra fố - con fố chỉ thấy nước và người. hà nội mưa và chỉ có ba fố ngập, thì một trong ba fố ấy chắc fải có fố này. mưa trắng trời trắng đất hay mưa rỉ rả tỉ ti, mưa nào cũng ngập cả. có fải ngập đã là một fần của fố (cũng fải thế thì người ta mới để cho ngập mãi vậy chứ nhỉ, rót thêm bao nhiêu tiền, và vá được chỗ ngập này chỗ ngập khác lại lóp ngóp bò lên!). đã ngồi trong căn nhà ấy, từ khi fải ngỏng cổ lên mà ngó, cho đến khi có thể bê cái ghế mây gỗ viền màu đen và mây đã ngả vàng ra cạnh cửa, nhìn dòng người bơi trong nước, dòng người bơi từ khi chỉ toàn những chân trần cho đến khi có khói cùng vết dầu loang góp vui trên mặt nước. fố vẫn ngập thế. và ngồi trong nhà mà ngóng ra thì thấy thú vị lắm, nước từ trời xuống, nước từ cống lên, nước chảy trên mặt người, nước làm bóng áo mưa và nước làm cái khung cửa sổ quen thuộc bỗng có thêm lớp rèm mờ trắng. trẻ con thì hoan hô. người lớn thì nhíu mày mà nghĩ xem có ngập vào nhà được ko? có fải chuyển đồ gì không? có fải thêm một nỗi lo vào chiếc bình đã đầy ứ những lo toan và mệt mỏi?
    nhà ông bà nội xây lại, nhô thêm một chút ra con ngõ vốn đã chẳng lấy gì làm rộng rãi, giống như những nhà khác. con ngõ được trải nhựa, nhựa hay bê tông cũng chẳng rõ, chỉ biết là không fải đất nữa mà thôi. và ngõ nhỏ đi đến một nửa. nắng ngày càng gắt nhưng ko ai nhận ra điều đó bởi ngõ đã nhỏ tới mức giữa trưa nắng cũng ko xuống nổi. nắng đứng trên nóc dãy nhà cao tầng trước mặt, ngó xuống, vẫy vẫy tay chào ngõ. và một cơn gió mang cái vẫy tay ấy xuống cho ngõ nhựa (hay ngõ bê tông chẳng rõ?). ngõ đáp lại hờ hững (ngõ nào biết nắng là ai, trước khi ra đi ngõ đất quên điều dặn dò với ngõ mới về cô bạn nắng này). đến một ngày rồi nắng cũng chán thôi, tình cảm nhạt dần, và nắng xa hẳn con ngõ.
    nhà ông bà ngoại đã được bán đi. giờ là cửa hàng gì ấy nhỉ? hình như mới đầu là mỹ fẩm Hàn quốc, giờ đổi lại thành sơn vôi ve gì đó cho hợp với cả fố. fố cũng khác còn gì. có hai ba nhà còn mài dao kéo, còn thì đã đổi sang buôn sơn hết rồi. fố có cái hàng bún chả cũ, chủ cũng đã chuyển đi. giờ chủ mới tách làm hai hàng, đem than rắc lên biển trông cho có vẻ cũ nhưng ăn rồi thì sẽ biết ngay mà. người cũ đã đi, bún ngon cũng đã đi, dao kéo đã đi?.chỉ có mưa ở lại?.mưa rồi fố lại ngập. cách đây vài năm đã có nàng ăn sương chết vì điện giật khi cố lội trong làn nước ấy. một kiếp người, sống trong sương và chết trong nước mưa lẫn nước cống và dầu xăng lẫn rác thải?.
    bây giờ thì trời đang nắng lắm?mà mấy hôm nữa rồi mùa mưa lại đến đây?.

    ...i'm the man in the moon...i'm walking on sand...on my own high noon...in love with the moon...and not you...
  9. blur13

    blur13 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2002
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    hà nội nắng ghê người. nhìn thấy nắng mà sợ. ấy là bởi vì đi dưới nắng nhiều quá thôi, chứ nắng của ngày xưa đẹp lắm. ngày xưa đẹp, nắng đẹp và mưa cũng đẹp.
    nắng là những giọt rơi qua mái dầu nhà ông bà nội, những ống nắng dài nhỏ xíu bên trong là vạn vạn bụi li ti chạy đuổi nhau. những ống nắng màu vàng rõ rệt, mọi vật qua ống nắng ấy đều ánh lên một màu rực rỡ, những fần sự vật qua ống nắng ấy đều ánh lên một màu rực rỡ, rực lên bên những fần sự vật còn lại, những fần lặng im trong không khí mờ mờ tối tối. nhà là một căn nhà tập thể nhỏ, sàn xi măng xanh óng như mai cua đá, mát lạnh, cái mát âm vì bao nhiêu nắng trời rót xuống đã rơi cả vào khu nhà đằng trước, cái dãy nhà cao tầng chi chít vệt rêu xanh - rêu chen nhau trong làn nước rỉ ra từ những đường ống vỡ. nhà thì nhỏ và những con người tí xíu sát bên nhau trong đó. có thể dùng một động từ khác để miêu tả, có thể bảo là ?ochen chúc?. nhưng nào có ai chen chúc nhỉ? cuộc sống yên ả và thời gian đọng lại, ko trôi nữa.
    nắng lúc bấy giờ tràn trên những mái dầu sần sùi, đen óng. trời rót mật xuống và người thì nào có bình mà hứng, mật cứ thế chảy lan. nắng ngoài ngõ ?" ngõ khi ấy hãy còn là ngõ đất chứ chưa trải nhựa như bây giờ; nắng chảy vào nhà, chảy đến bên bậu cửa rồi thản nhiên nằm đó, hé mắt nhìn vào trong, trong cái fần nắng ko với tới ấy, thấy con người cười nói với nhau, cả đôi khi họ nhìn nhau nữa, chỉ nhìn thôi, nhìn mãi ko thôi?
    mưa là những ngày ngồi trong căn nhà Pháp già nua, chong mắt bên cửa sổ nhìn ra fố - con fố chỉ thấy nước và người. hà nội mưa và chỉ có ba fố ngập, thì một trong ba fố ấy chắc fải có fố này. mưa trắng trời trắng đất hay mưa rỉ rả tỉ ti, mưa nào cũng ngập cả. có fải ngập đã là một fần của fố (cũng fải thế thì người ta mới để cho ngập mãi vậy chứ nhỉ, rót thêm bao nhiêu tiền, và vá được chỗ ngập này chỗ ngập khác lại lóp ngóp bò lên!). đã ngồi trong căn nhà ấy, từ khi fải ngỏng cổ lên mà ngó, cho đến khi có thể bê cái ghế mây gỗ viền màu đen và mây đã ngả vàng ra cạnh cửa, nhìn dòng người bơi trong nước, dòng người bơi từ khi chỉ toàn những chân trần cho đến khi có khói cùng vết dầu loang góp vui trên mặt nước. fố vẫn ngập thế. và ngồi trong nhà mà ngóng ra thì thấy thú vị lắm, nước từ trời xuống, nước từ cống lên, nước chảy trên mặt người, nước làm bóng áo mưa và nước làm cái khung cửa sổ quen thuộc bỗng có thêm lớp rèm mờ trắng. trẻ con thì hoan hô. người lớn thì nhíu mày mà nghĩ xem có ngập vào nhà được ko? có fải chuyển đồ gì không? có fải thêm một nỗi lo vào chiếc bình đã đầy ứ những lo toan và mệt mỏi?
    nhà ông bà nội xây lại, nhô thêm một chút ra con ngõ vốn đã chẳng lấy gì làm rộng rãi, giống như những nhà khác. con ngõ được trải nhựa, nhựa hay bê tông cũng chẳng rõ, chỉ biết là không fải đất nữa mà thôi. và ngõ nhỏ đi đến một nửa. nắng ngày càng gắt nhưng ko ai nhận ra điều đó bởi ngõ đã nhỏ tới mức giữa trưa nắng cũng ko xuống nổi. nắng đứng trên nóc dãy nhà cao tầng trước mặt, ngó xuống, vẫy vẫy tay chào ngõ. và một cơn gió mang cái vẫy tay ấy xuống cho ngõ nhựa (hay ngõ bê tông chẳng rõ?). ngõ đáp lại hờ hững (ngõ nào biết nắng là ai, trước khi ra đi ngõ đất quên điều dặn dò với ngõ mới về cô bạn nắng này). đến một ngày rồi nắng cũng chán thôi, tình cảm nhạt dần, và nắng xa hẳn con ngõ.
    nhà ông bà ngoại đã được bán đi. giờ là cửa hàng gì ấy nhỉ? hình như mới đầu là mỹ fẩm Hàn quốc, giờ đổi lại thành sơn vôi ve gì đó cho hợp với cả fố. fố cũng khác còn gì. có hai ba nhà còn mài dao kéo, còn thì đã đổi sang buôn sơn hết rồi. fố có cái hàng bún chả cũ, chủ cũng đã chuyển đi. giờ chủ mới tách làm hai hàng, đem than rắc lên biển trông cho có vẻ cũ nhưng ăn rồi thì sẽ biết ngay mà. người cũ đã đi, bún ngon cũng đã đi, dao kéo đã đi?.chỉ có mưa ở lại?.mưa rồi fố lại ngập. cách đây vài năm đã có nàng ăn sương chết vì điện giật khi cố lội trong làn nước ấy. một kiếp người, sống trong sương và chết trong nước mưa lẫn nước cống và dầu xăng lẫn rác thải?.
    bây giờ thì trời đang nắng lắm?mà mấy hôm nữa rồi mùa mưa lại đến đây?.

    ...i'm the man in the moon...i'm walking on sand...on my own high noon...in love with the moon...and not you...
  10. latrung

    latrung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    0
    Ngày chủ nhật,buổi chiều đi đá bóng trên sân Vạn phúc,cái đội hình dự bị của 7x gồm ATC,Hoà thượng,X31,La trung cộng thêm một thủ môn đi mượn đã chiến thắng. Tan trận bốn thằng kéo nhau ra Nguyễn thái Học ăn xôi.Thằng x31 đi cùng bạn gái,ăn xong bất chấp trời đang mưa kéo bạn gái lượn mất .Còn lại ba thằng sang quán chè mạn nằm nép dưới mái hiên ngồi ngắm mưa Hà Nội . Bà lão bán hàng tuổi đã trạc 70,tóc bạc phơ những vẫn toát lên vẻ nhanh nhẹn,tự nhiên .Dạo này thành phố ra quyết định làm đường thông hè thoáng,bởi vậy quán cụ già có vẻ gọn gàng để dễ cơ động .Mưa rào đầu mùa hạ,những giọt mưa nhìn thấy cao nhất khi đã rơi qua ánh đèn vàng,chúng tuôn như pháo hoa lấp lánh xuống nền đường,băng qua hàng cây sấu . Nhiều người vẫn hối hả đi dưới cơn mưa,một số không mặc áo mưa .Người Hà Nội đi xe ít sử dụng còi hơn Sài Gòn .Nhớ lúc vào Nam,ngồi trong quán cà phê mà nhức đầu vì bao nhiêu tiếng còi inh ỏi . Không biết vì mật độ giao thông Hà Nội ít hơn hay do người Hà Nội ít dùng còi hơn . Chênh chếch góc đường kia là một toà biệt thự của Pháp cũ ,toà nhà vừa được tôn tạo lại,nhưng đường nét vẫn giữ nguyên đầu thế kỷ trước .Tiếc là người ta khoét mấy chỗ để cái máy điều hoà nên làm bớt đi vẻ nguyên thuỷ.Từ chân tường đến hàng rào là một khoảng trống trồng mấy cái cây to .Nhà biệt thự thời Pháp thường hay trồng xen những cây lâu năm lấy bóng mát như vậy .Hồi nhỏ mình cũng nhiều lần trèo qua rào sắt nhiều ngôi nhà như vậy để lấy quả . Bây giờ cuộc sống thiết thực hơn,nhiều nhà tận dụng mọi diện tích mặt tiền để bán hàng.cho dù là một cái ngõ của mấy hộ đi chung rộng có chừng 1m thì phía trước vỉa hè cũng có người đặt vài chiếc can nhựa 2l bán xăng,hoặc chiếc tủ kính bày vài bao thuốc,bật lửa . Có lẽ để gìn giữ cái đẹp chúng ta phải tạm thời có lúc nào đó hết cơn khát vật chất .Nền kinh tế thị trường thúc đẩy nhiều hàng hoá được sản xuất,lưu thông .Trước những hàng tiêu dùng hấp dẫn và tiện lợi nhu cầu mua tăng cao.Và để có tiền để mua thì phải kiếm tiền .chúng tôi tranh luận loanh quanh một hồi để rồi kết luận.Một ngày nào đó người Hà nội sẽ ý thức gìn giữ được đường nét nên thơ của phố phường khi nhu cầu vật chất đã tạm đủ.
    ------------------------
    Bây giờ còn nhớ hay không?
    Ngày xưa hè đến,phượng hồng nở hoa
    Ngây thơ anh rủ em ra
    Bảo nhặt hoa phượng về nhà chơi chung

Chia sẻ trang này