1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về Hà Nội và ...

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Yasunari, 17/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Raxun_Gamzatop

    Raxun_Gamzatop Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2001
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    0
    Cũng như Pitty, tôi sinh ra ở Hà Nội và lớn lên cũng ở Hà Nội. Và với tôi, Hà Nội là một phần không thể thiếu. Quê gốc của tôi là một thị chấn tên là Diêm Điền ở Thái Bình. Nơi ấy không có những cánh đồng thẳng tắp cánh cò bay trong bài học ngày xưa. Nơi ấy cũng không có những nghề thủ công truyền thống. Nơi ấy chỉ có một khúc sông và một cái cảng hiu quạnh đón thuyền buôn lậu từ biển vào.
    Trong đám bạn bè tôi, những người Hà Nội gốc chỉ là rất ít, hầu như tất cả đều như tôi, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Thế hệ chúng tôi bây giờ chỉ còn biết một Hà Nội xưa qua những tuỳ bút của Vũ Bằng, Băng Sơn, Nguyễn Tuân và vài cuốn tiểu thuyết. Và tôi tưởng tượng, tưởng tượng một Hà Nội ngày xưa. Để rồi một lúc nào đấy, tôi có một Hà Nội của chính mình. Tôi nhớ rất nhiều con đường đã đi qua, nhưng tôi nhớ rất ít tên của chúng. Mỗi góc phố, mỗi ngôi nhà, mỗi hàng cây, chưa bao giờ chúng giống nhau cả. Và chỉ cần một người nào đó đi qua, vào một lúc nào đấy, tôi nhìn thấy Hà Nội của mình.
    Tôi không viết về kỷ niệm, tôi viết về những hình ảnh hiện hữu hàng ngày. Những dòng người tất bật. Những cơn mưa. Những chiếc lá. Những tách cà phê. Những sáng sớm trên con đường dài ngoẵng đến trường. "Nhớ đến một người để nhớ mọi người". Yêu đến một người để yêu đến cả Hà Nội. Nhiều lần, tôi thử đi tìm vẻ đẹp của Hà Nội. Tôi đi qua những nơi đẹp nhất, những đặc trưng nhất mà người ta vẫn thường ca ngợi. Và tất nhiên, tôi chẳng tìm thấy gì ngoài những dòng người hối hả. Chẳng bao giờ tôi có Hà Nội nếu tôi đi tìm nó. Vì Hà Nội không phải là một hình khối thống nhất để tìm kiếm trong không gian nhiều chiều. Tôi chẳng biết điều gì về hồn của Hà Nội, tôi chẳng bao giờ tìm được, tôi chỉ biết rằng mãi mãi tôi thuộc về nơi đây.
    Xin được lộng ngôn mà viết tiếp mấy câu thơ vào Hà Nôi phố của Phan Vũ
    Em ơi Hà Nội phố
    Ta còn em những mảnh vụn ghép lại của bao người
    Những ngôi nhà, hàng cây, góc phố
    Những tình yêu và cả những bài thơ
    Ta còn em những điều ta chưa bao giờ tìm được
    Em ơi!
    Ta còn em
    Ta còn tình yêu
    Và ta còn Hà Nội
    To viet cai nay de lam gi the nhi???
  2. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Đọc những dòng hồi tưởng của Quang, em chợt muốn viết...
    Hà Nội và...
    Ban công nhỏ - Mây - Khoảng trời xanh
    Nhà bà ngoại ở trên tầng một khu tập thể. Ông bà chuyển về đó từ lâu lắm rồi, trước cả khi mình ra đời. Nghe đâu phải cán bộ có chức mới được phân cho một căn hộ trong khu này. Và ngày xưa hình như được có nhà trong khu tập thể đối với các Đảng viên là một điều vinh dự lắm. Đúng là thời thế thay đổi, đến bây giờ, chắc chẳng cán bộ có chức có quyền nào lại mong chui về cái xó nhà nhỏ hẹp ấy cả. Về đó khoảng vài năm thì ông mất. Mình đã sống với bà trong ngôi nhà nhỏ có những chậu cây râm mát qua bao buổi trưa hè nắng gắt, có mây trắng và bầu trời trong xanh lắm...
    Ở Hà Nội chắc chẳng có mấy trẻ con không đi mẫu giáo. Thường thì các bậc phụ huynh đều lao cả ra ngoài kia, tất bật kiếm sống, tìm cách chèo chống, giữ gìn sự no ấm cho cái gia đình nhỏ bé. Vì thế, trẻ con, cứ theo lệ thường, đến tuổi là đi mẫu giáo. Bà thương mình, cô cháu gái duy nhất sống gần bà, kiên quyết giữ bằng được cháu ở nhà để bà chăm.
    Khu tập thể có một mặt nhìn ra đường phố, mặt bên trong quay về phía trường mẫu giáo Hoa Sen, bên dưới là dãy các cửa hàng mậu dịch. Cứ độ khoảng giữa buổi sáng, các cô giáo vẫn thường hay đi qua khu nhà mình để đi chơi, tranh thủ thời gian rảnh rỗi. Hồi đó hình như đồng phục của các cô là những bộ quần áo trắng tinh trông giống giống như quần áo của các cô y tá bây giờ. Bà thường cho cháu gái ngồi lên cái "ban công" rồi bảo cháu mỗi khi thấy các cô mặc quần áo trắng đi qua thì gọi với xuống: "Cháu chào cô giáo ạ". "Ban công" là một cái ***g sắt với những mắt hình vuông thưa thớt, trên đó lót một vài miếng ván gỗ, và đặt xung quanh là những chậu cây, chậu hoa. Cô cháu gái của bà thì bé nhỏ, mà giọng lại rõ to. Chẳng biết mỗi lần chào các cô như vậy, có cô nào nhìn thấy mặt nó trong "rậm rạp" những chậu hoa ấy không, chỉ biết các cô hình như có thói quen, đi qua đoạn đường ấy, lại ngẩng mặt lên mỉm cười mỗi khi nghe tiếng chào quen thuộc.
    Cái ban công bé nhỏ ấy trở thành "nơi trú ẩn" ngày hè của con bé khi lớn hơn một chút. Nó mê mẩn cái ban công đó, không chỉ bởi không khí trong lành, thơm mát của hoa, của lá, không chỉ bởi tiếng chim ríu rít ngoài kia... Ngày nào cũng vậy, khi bà bận rộn với những công việc của bà thì nó trốn ra ngồi ngoài ban công, ngắm nhìn cuộc sống bên dưới kia cả ngày không biết chán. Đôi lúc mình tự hỏi không biết con bé đó đã nghĩ những gì khi ngồi nhìn những con người không quen biết, chuyển động hối hả trên những chiếc xe đạp bên dưới. Có lẽ màu sắc của quần áo, dáng điệu của họ đã thu hút nó chăng? Cũng chẳng biết nữa, chỉ nhớ rằng hình như con bé ấy rất thích thú ngồi nghe tiếng những con người xa lạ đi qua, trao đổi, bàn tán, tiếng những đứa trẻ như nó í ới gọi nhau dưới sân hay chạy đùa nhau trên các cầu thang dãy nhà đối diện... Hình như hồi đó, ở khu tập thể bên kia có một bà điên thì phải. Thỉnh thoảng lại thấy bà ra hành lang chửi toáng lên, chửi từ chồng cho đến con. Vừa chửi, bà vừa ve vẩy cái quạt nan, vừa ve vẩy, vừa chỉ chỏ lung tung. Hồi đó mình đâu có biết bà sống có một mình. Hồi đó mình cũng đâu có biết người ta có thể vì đau khổ, uất ức quá mà hoá điên? Mình chỉ bíêt bà ấy điên, và những điều bà ấy nói nghe rất lạ tai, rất thú vị... Mọi người thường tránh xa bà, mỗi khi bà "lên cơn". Bà nói một mình, chán, lại thôi. Chẳng hiểu nếu hồi đó, bà biết có một "khán giả" trung thành cứ ngồi lặng hàng giờ ngắm bà từ một ban công nhỏ đầy hoa ở khu tập thể đối diện, bà sẽ nghĩ gì nhỉ?! Bây giờ nghĩ lại, mình chợt thấy tò mò, không biết liệu những ngày đó, có đứa bé nào, từ một ô cửa nhỏ nào đó trong khu, cũng ngồi thế, nhìn bà, nhìn trời, nhìn đất như mình không nhỉ?!
    Mùa hè, bầu trời thường cao, trong, xanh. Mây cũng trắng và "bông" một cách kỳ lạ. Mình vẫn thường hay ngồi trên ban công, cả ngày lặng ngắm mây trôi. Những cơn gió thổi mây bay đi, vô tình tạo nên những hình thù kỳ dị. Con bé dở hơi của bà ngoại thường ngồi nhìn trời, nhìn mây rồi tưởng tượng lung tung. Những Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Sa Tăng, Tru Bát giới, Quan Âm Bồ Tát của tuổi ấu thơ dường như hoá thân cả trong những đám mây bay bay... Khoảng mây kia chắc là động Hoa quả sơn vì "có" thác, "có" núi... Cụm mây đang trôi đi rất nhanh kia hình như giốgn cái đài hoa sen của Bồ Tát... Nhìn mây mà nghĩ ra những câu chuyện hoang đường của riêng mình, những câu chuyện có công chúa, có hoàng tử, có cả mụ phù thuỷ độc ác, đôi khi có cả con bò cạp hay cả Ngưu Ma Vương xấu xí to đùng như cái đám mây to uỳnh có cái "sừng" nhọn nhọn trên kia... Mây buổi chiều thường to, đẹp và nhiều hình khối hơn mây buổi sáng. Trời chiều cũng nhiều nắng nhạt hơn, cũng nhiều gió hơn... Gió thường tạo thành những "bức tranh sơn thuỷ hữu tình" và cũng thường là kẻ phá hoại những bức tranh đó. Nhiều lúc đang ngồi đoán xem cái đám mây lơ lửng trên kia nó giống với cái gì thì gió ùa tới, thổi tung đi tất cả, để lại một con bé tức tối nơi ban công bên dưới... Những đám mây cũng có màu sắc. Khi trời nắng, mây thường có màu ngà ngà chứ không trắng tinh như buổi sáng. Khi trời mưa, mây thường mang một màu xám xịt, u tối như kẻ đang uất ức điều gì. Trời càng về chiều, mây càng toả hồng, sắc hồng mỗi lúc một đậm dần, cho đến khi ngả bóng thì mây chuyển từ đỏ rực sang thành tím ngát... Khoảng trời nhỏ, những mái nhà tập thể nhấp nhô, những đám mây bồng bềnh trên nền trời trong xanh, điểm vài vệt mây trắng chéo ngang, phẳng lì là bức tranh thanh bình nhất mà có lẽ sẽ chẳng bao giờ mình được ngắm lại...
    Mấy năm nay bà bị bệnh, chuyển về nhà mình. Căn nhà tập thể bỏ không. Nghe đâu người ta đang định đập khu nhà đó để xây một loạt các khu tập thể kiểu mới, hiện đại và sang trọng hơn. Vẫn biết phải bỏ cái cũ để xây cái mới, tốt hơn, nhưng sao cứ thấy lòng mình mặn đắng. Nhà mất... tuổi thơ cũng đi xa...
    ...ttvnonline, bye for now...
    ...Ta làm con chim hót
    Ta làm một nhành hoa
    Ta nhập vào hoà ca
    Một nốt trầm xao xuyến...
  3. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Đọc những dòng hồi tưởng của Quang, em chợt muốn viết...
    Hà Nội và...
    Ban công nhỏ - Mây - Khoảng trời xanh
    Nhà bà ngoại ở trên tầng một khu tập thể. Ông bà chuyển về đó từ lâu lắm rồi, trước cả khi mình ra đời. Nghe đâu phải cán bộ có chức mới được phân cho một căn hộ trong khu này. Và ngày xưa hình như được có nhà trong khu tập thể đối với các Đảng viên là một điều vinh dự lắm. Đúng là thời thế thay đổi, đến bây giờ, chắc chẳng cán bộ có chức có quyền nào lại mong chui về cái xó nhà nhỏ hẹp ấy cả. Về đó khoảng vài năm thì ông mất. Mình đã sống với bà trong ngôi nhà nhỏ có những chậu cây râm mát qua bao buổi trưa hè nắng gắt, có mây trắng và bầu trời trong xanh lắm...
    Ở Hà Nội chắc chẳng có mấy trẻ con không đi mẫu giáo. Thường thì các bậc phụ huynh đều lao cả ra ngoài kia, tất bật kiếm sống, tìm cách chèo chống, giữ gìn sự no ấm cho cái gia đình nhỏ bé. Vì thế, trẻ con, cứ theo lệ thường, đến tuổi là đi mẫu giáo. Bà thương mình, cô cháu gái duy nhất sống gần bà, kiên quyết giữ bằng được cháu ở nhà để bà chăm.
    Khu tập thể có một mặt nhìn ra đường phố, mặt bên trong quay về phía trường mẫu giáo Hoa Sen, bên dưới là dãy các cửa hàng mậu dịch. Cứ độ khoảng giữa buổi sáng, các cô giáo vẫn thường hay đi qua khu nhà mình để đi chơi, tranh thủ thời gian rảnh rỗi. Hồi đó hình như đồng phục của các cô là những bộ quần áo trắng tinh trông giống giống như quần áo của các cô y tá bây giờ. Bà thường cho cháu gái ngồi lên cái "ban công" rồi bảo cháu mỗi khi thấy các cô mặc quần áo trắng đi qua thì gọi với xuống: "Cháu chào cô giáo ạ". "Ban công" là một cái ***g sắt với những mắt hình vuông thưa thớt, trên đó lót một vài miếng ván gỗ, và đặt xung quanh là những chậu cây, chậu hoa. Cô cháu gái của bà thì bé nhỏ, mà giọng lại rõ to. Chẳng biết mỗi lần chào các cô như vậy, có cô nào nhìn thấy mặt nó trong "rậm rạp" những chậu hoa ấy không, chỉ biết các cô hình như có thói quen, đi qua đoạn đường ấy, lại ngẩng mặt lên mỉm cười mỗi khi nghe tiếng chào quen thuộc.
    Cái ban công bé nhỏ ấy trở thành "nơi trú ẩn" ngày hè của con bé khi lớn hơn một chút. Nó mê mẩn cái ban công đó, không chỉ bởi không khí trong lành, thơm mát của hoa, của lá, không chỉ bởi tiếng chim ríu rít ngoài kia... Ngày nào cũng vậy, khi bà bận rộn với những công việc của bà thì nó trốn ra ngồi ngoài ban công, ngắm nhìn cuộc sống bên dưới kia cả ngày không biết chán. Đôi lúc mình tự hỏi không biết con bé đó đã nghĩ những gì khi ngồi nhìn những con người không quen biết, chuyển động hối hả trên những chiếc xe đạp bên dưới. Có lẽ màu sắc của quần áo, dáng điệu của họ đã thu hút nó chăng? Cũng chẳng biết nữa, chỉ nhớ rằng hình như con bé ấy rất thích thú ngồi nghe tiếng những con người xa lạ đi qua, trao đổi, bàn tán, tiếng những đứa trẻ như nó í ới gọi nhau dưới sân hay chạy đùa nhau trên các cầu thang dãy nhà đối diện... Hình như hồi đó, ở khu tập thể bên kia có một bà điên thì phải. Thỉnh thoảng lại thấy bà ra hành lang chửi toáng lên, chửi từ chồng cho đến con. Vừa chửi, bà vừa ve vẩy cái quạt nan, vừa ve vẩy, vừa chỉ chỏ lung tung. Hồi đó mình đâu có biết bà sống có một mình. Hồi đó mình cũng đâu có biết người ta có thể vì đau khổ, uất ức quá mà hoá điên? Mình chỉ bíêt bà ấy điên, và những điều bà ấy nói nghe rất lạ tai, rất thú vị... Mọi người thường tránh xa bà, mỗi khi bà "lên cơn". Bà nói một mình, chán, lại thôi. Chẳng hiểu nếu hồi đó, bà biết có một "khán giả" trung thành cứ ngồi lặng hàng giờ ngắm bà từ một ban công nhỏ đầy hoa ở khu tập thể đối diện, bà sẽ nghĩ gì nhỉ?! Bây giờ nghĩ lại, mình chợt thấy tò mò, không biết liệu những ngày đó, có đứa bé nào, từ một ô cửa nhỏ nào đó trong khu, cũng ngồi thế, nhìn bà, nhìn trời, nhìn đất như mình không nhỉ?!
    Mùa hè, bầu trời thường cao, trong, xanh. Mây cũng trắng và "bông" một cách kỳ lạ. Mình vẫn thường hay ngồi trên ban công, cả ngày lặng ngắm mây trôi. Những cơn gió thổi mây bay đi, vô tình tạo nên những hình thù kỳ dị. Con bé dở hơi của bà ngoại thường ngồi nhìn trời, nhìn mây rồi tưởng tượng lung tung. Những Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Sa Tăng, Tru Bát giới, Quan Âm Bồ Tát của tuổi ấu thơ dường như hoá thân cả trong những đám mây bay bay... Khoảng mây kia chắc là động Hoa quả sơn vì "có" thác, "có" núi... Cụm mây đang trôi đi rất nhanh kia hình như giốgn cái đài hoa sen của Bồ Tát... Nhìn mây mà nghĩ ra những câu chuyện hoang đường của riêng mình, những câu chuyện có công chúa, có hoàng tử, có cả mụ phù thuỷ độc ác, đôi khi có cả con bò cạp hay cả Ngưu Ma Vương xấu xí to đùng như cái đám mây to uỳnh có cái "sừng" nhọn nhọn trên kia... Mây buổi chiều thường to, đẹp và nhiều hình khối hơn mây buổi sáng. Trời chiều cũng nhiều nắng nhạt hơn, cũng nhiều gió hơn... Gió thường tạo thành những "bức tranh sơn thuỷ hữu tình" và cũng thường là kẻ phá hoại những bức tranh đó. Nhiều lúc đang ngồi đoán xem cái đám mây lơ lửng trên kia nó giống với cái gì thì gió ùa tới, thổi tung đi tất cả, để lại một con bé tức tối nơi ban công bên dưới... Những đám mây cũng có màu sắc. Khi trời nắng, mây thường có màu ngà ngà chứ không trắng tinh như buổi sáng. Khi trời mưa, mây thường mang một màu xám xịt, u tối như kẻ đang uất ức điều gì. Trời càng về chiều, mây càng toả hồng, sắc hồng mỗi lúc một đậm dần, cho đến khi ngả bóng thì mây chuyển từ đỏ rực sang thành tím ngát... Khoảng trời nhỏ, những mái nhà tập thể nhấp nhô, những đám mây bồng bềnh trên nền trời trong xanh, điểm vài vệt mây trắng chéo ngang, phẳng lì là bức tranh thanh bình nhất mà có lẽ sẽ chẳng bao giờ mình được ngắm lại...
    Mấy năm nay bà bị bệnh, chuyển về nhà mình. Căn nhà tập thể bỏ không. Nghe đâu người ta đang định đập khu nhà đó để xây một loạt các khu tập thể kiểu mới, hiện đại và sang trọng hơn. Vẫn biết phải bỏ cái cũ để xây cái mới, tốt hơn, nhưng sao cứ thấy lòng mình mặn đắng. Nhà mất... tuổi thơ cũng đi xa...
    ...ttvnonline, bye for now...
    ...Ta làm con chim hót
    Ta làm một nhành hoa
    Ta nhập vào hoà ca
    Một nốt trầm xao xuyến...
  4. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Chị Quang ơi, chị viết tiếp đi
    ...Ta làm con chim hót
    Ta làm một nhành hoa
    Ta nhập vào hoà ca
    Một nốt trầm xao xuyến...
  5. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Chị Quang ơi, chị viết tiếp đi
    ...Ta làm con chim hót
    Ta làm một nhành hoa
    Ta nhập vào hoà ca
    Một nốt trầm xao xuyến...
  6. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0

    Lan man cùng với mọi người...
    Hồi nhỏ, tôi hay thức đến khuya để đợi cha đi làm thêm về, rồi tôi giúp ông gánh nước. Tối đen, các nhà đều tắt đèn từ lâu. Máy nước cách nhà vài chục mét, dưới một cái hố và dưới những bụi cây rậm rạp âm u tiếng côn trùng. Lúc nào tôi cũng sung sướng khi thấy cha xách hai thùng nước đến chỗ tôi. Bởi vì khi ông quay đi với hai thùng nước đầy, tôi còn lại một mình với nỗi sợ hãi của trẻ con trước những bóng ma tưởng tượng. Chẳng bao giờ tôi nói ra nỗi sợ hãi ấy, bởi vì tôi là một thằng con trai mà!
    Rồi khi lớn hơn một chút, chẳng còn sợ gì các bóng ma, thì khu nhà cũng được xây dựng lại khang trang hơn. Các bụi cây bị phát quang đi hết, thay vào đó là những bức tường. Tất nhiên những bóng ma hồi trẻ con chỉ là tưởng tượng. Có điều, tôi chẳng ngạc nhiên khi người ta đào được nhiều tiểu sành đựng hài cốt, chôn xung quanh cái nơi trước kia là máy nước. Người ta nói rằng thời Pháp thuộc, khu này là một bãi tha ma. Có khi, các bóng ma ấy rất khoái chí khi đứng nghe bọn trẻ khu tôi kể chuyện ma cho nhau nghe, thằng nào thằng nấy mặt cắt không còn hột máu. Có khi, ngày trước lúc tôi đang run rẩy sợ sệt, thì các bóng ma ngượng ngùng lắm và áy náy lắm.
    Tuổi thơ đi qua, thì những khung cảnh quen thuộc của tuổi thơ cũng đã ra đi bằng sạch. Người ta vẫn xây nhà nhiều như thế, mà chẳng còn thấy ở đâu có những hố vôi trắng. Những hố vôi ấy thật là nguy hiểm mà cũng thật là mê hoặc. Mê hoặc đến nỗi kiểu gì cũng phải thử nhảy qua nó một lần. Và cả tiếng kêu ?oéc éc? gớm ghiếc của những con chim cú lợn cũng đã lâu lắm chẳng còn nghe thấy. Đến cả đàn chuồn chuồn ngày xưa thường bay rợp trời mỗi chiều hè cũng chẳng còn thấy đâu nữa. Tức là bọn trẻ con không còn cái thú ?ogiúp mẹ việc nhà? bằng cách bắn chuồn chuồn về cho gà ăn.
    Cha vẫn thích trồng hoa trước nhà. Nhưng bây giờ là những cây hoa trồng gọn ghẽ trong chậu cảnh. Chúng tù túng và cô đơn. Không giống như những luống hoa san sát ngày xưa, lúc nào cũng vui vẻ ca hát. Đường sá xung quanh nhà thì sạch bong, trời mưa không còn thấy những dòng nước uốn lượn quanh những gốc cây. Chỉ cần thả một que diêm xuống dòng nước ấy, tức là đã có cả một cuộc hành trình hào hùng vượt qua những vùng xoáy và những thác ghềnh.
    Cũng đúng thôi. Bây giờ nhìn vào gương, tôi có thấy mình giống chút gì với thằng bé hồi trước đâu. Thế thì khu nhà của tôi cũng vậy. Cả Hà Nội đang thay đổi từng ngày một, như nó vẫn thay đổi từng ngày một. Nhưng nó vẫn là nó đấy chứ. Vẫn là một tính cách ấy và một tâm hồn ấy.
    Vẫn là như thế thôi. Có một lần tôi ngồi ở Café Giảng đầu đường Hàng Gai. Vừa tán phét với thằng bạn, tôi vừa nhìn ngắm những dòng xe cộ tấp nập, nhìn ngắm những bước chân hối hả và những kiểu váy áo thời trang. Tự dưng tôi thấy hiện lên một ký ức sâu xa, vượt ra khỏi ký ức của chính mình. Đó là cái đám đông hối hả đang dựng lên chiến luỹ bằng bàn ghế và sập gụ tủ chè, đang đục tường để làm đường đi xuyên qua phố, đang chuẩn bị ra đi và chuẩn bị ở lại với thủ đô? Hà Nội của mùa đông 1946 và Hà Nội của hôm nay. Thành phố vẫn được gọi tên là Hà Nội, đám đông vẫn được gọi tên là Người Hà Nội.
    Còn bọn trẻ con khu tôi, chúng sẽ có những ký ức tuổi thơ riêng của chúng. Không giống tôi và các bạn tôi. Nhưng rồi sau này chúng lớn lên, chúng nhớ lại, và chúng cũng yêu mảnh đất nơi sinh ra và lớn lên. Giống hệt như tôi và các bạn tôi.

    Tequila Sunrise

  7. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0

    Lan man cùng với mọi người...
    Hồi nhỏ, tôi hay thức đến khuya để đợi cha đi làm thêm về, rồi tôi giúp ông gánh nước. Tối đen, các nhà đều tắt đèn từ lâu. Máy nước cách nhà vài chục mét, dưới một cái hố và dưới những bụi cây rậm rạp âm u tiếng côn trùng. Lúc nào tôi cũng sung sướng khi thấy cha xách hai thùng nước đến chỗ tôi. Bởi vì khi ông quay đi với hai thùng nước đầy, tôi còn lại một mình với nỗi sợ hãi của trẻ con trước những bóng ma tưởng tượng. Chẳng bao giờ tôi nói ra nỗi sợ hãi ấy, bởi vì tôi là một thằng con trai mà!
    Rồi khi lớn hơn một chút, chẳng còn sợ gì các bóng ma, thì khu nhà cũng được xây dựng lại khang trang hơn. Các bụi cây bị phát quang đi hết, thay vào đó là những bức tường. Tất nhiên những bóng ma hồi trẻ con chỉ là tưởng tượng. Có điều, tôi chẳng ngạc nhiên khi người ta đào được nhiều tiểu sành đựng hài cốt, chôn xung quanh cái nơi trước kia là máy nước. Người ta nói rằng thời Pháp thuộc, khu này là một bãi tha ma. Có khi, các bóng ma ấy rất khoái chí khi đứng nghe bọn trẻ khu tôi kể chuyện ma cho nhau nghe, thằng nào thằng nấy mặt cắt không còn hột máu. Có khi, ngày trước lúc tôi đang run rẩy sợ sệt, thì các bóng ma ngượng ngùng lắm và áy náy lắm.
    Tuổi thơ đi qua, thì những khung cảnh quen thuộc của tuổi thơ cũng đã ra đi bằng sạch. Người ta vẫn xây nhà nhiều như thế, mà chẳng còn thấy ở đâu có những hố vôi trắng. Những hố vôi ấy thật là nguy hiểm mà cũng thật là mê hoặc. Mê hoặc đến nỗi kiểu gì cũng phải thử nhảy qua nó một lần. Và cả tiếng kêu ??oéc éc??? gớm ghiếc của những con chim cú lợn cũng đã lâu lắm chẳng còn nghe thấy. Đến cả đàn chuồn chuồn ngày xưa thường bay rợp trời mỗi chiều hè cũng chẳng còn thấy đâu nữa. Tức là bọn trẻ con không còn cái thú ??ogiúp mẹ việc nhà??? bằng cách bắn chuồn chuồn về cho gà ăn.
    Cha vẫn thích trồng hoa trước nhà. Nhưng bây giờ là những cây hoa trồng gọn ghẽ trong chậu cảnh. Chúng tù túng và cô đơn. Không giống như những luống hoa san sát ngày xưa, lúc nào cũng vui vẻ ca hát. Đường sá xung quanh nhà thì sạch bong, trời mưa không còn thấy những dòng nước uốn lượn quanh những gốc cây. Chỉ cần thả một que diêm xuống dòng nước ấy, tức là đã có cả một cuộc hành trình hào hùng vượt qua những vùng xoáy và những thác ghềnh.
    Cũng đúng thôi. Bây giờ nhìn vào gương, tôi có thấy mình giống chút gì với thằng bé hồi trước đâu. Thế thì khu nhà của tôi cũng vậy. Cả Hà Nội đang thay đổi từng ngày một, như nó vẫn thay đổi từng ngày một. Nhưng nó vẫn là nó đấy chứ. Vẫn là một tính cách ấy và một tâm hồn ấy.
    Vẫn là như thế thôi. Có một lần tôi ngồi ở Café Giảng đầu đường Hàng Gai. Vừa tán phét với thằng bạn, tôi vừa nhìn ngắm những dòng xe cộ tấp nập, nhìn ngắm những bước chân hối hả và những kiểu váy áo thời trang. Tự dưng tôi thấy hiện lên một ký ức sâu xa, vượt ra khỏi ký ức của chính mình. Đó là cái đám đông hối hả đang dựng lên chiến luỹ bằng bàn ghế và sập gụ tủ chè, đang đục tường để làm đường đi xuyên qua phố, đang chuẩn bị ra đi và chuẩn bị ở lại với thủ đô??? Hà Nội của mùa đông 1946 và Hà Nội của hôm nay. Thành phố vẫn được gọi tên là Hà Nội, đám đông vẫn được gọi tên là Người Hà Nội.
    Còn bọn trẻ con khu tôi, chúng sẽ có những ký ức tuổi thơ riêng của chúng. Không giống tôi và các bạn tôi. Nhưng rồi sau này chúng lớn lên, chúng nhớ lại, và chúng cũng yêu mảnh đất nơi sinh ra và lớn lên. Giống hệt như tôi và các bạn tôi.

    Tequila Sunrise

  8. daysleeper

    daysleeper Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    779
    Đã được thích:
    0
    đọc bài của các bác viết về hà nội mà tôi chảy cả nước mắt ra dằng mồm (thèm quá đấy mà) tôi co' cảm xúc như muốn được ăn nó ngay bây giờ. Nhưng đanh` chờ thôi..!

    chắc tôi phải nấu món Đà Nẵng cho các bác ăn lại., các bác sẽ khóc thật đấy, vì nó cay lắm!Nhưng phải để thật đói dã.Khi nào đói thì ới tôi một tiếng.Thế nhé!!!
    không ai đến nhẹ nhàng như gió
    chỉ có những con người câm lặng bước qua
    họ gặp nhau đâu đấy trên đường
    chỉ mỉm cười rồi âm thầm bước đi
    [/size=3]
  9. daysleeper

    daysleeper Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    779
    Đã được thích:
    0
    đọc bài của các bác viết về hà nội mà tôi chảy cả nước mắt ra dằng mồm (thèm quá đấy mà) tôi co' cảm xúc như muốn được ăn nó ngay bây giờ. Nhưng đanh` chờ thôi..!

    chắc tôi phải nấu món Đà Nẵng cho các bác ăn lại., các bác sẽ khóc thật đấy, vì nó cay lắm!Nhưng phải để thật đói dã.Khi nào đói thì ới tôi một tiếng.Thế nhé!!!
    không ai đến nhẹ nhàng như gió
    chỉ có những con người câm lặng bước qua
    họ gặp nhau đâu đấy trên đường
    chỉ mỉm cười rồi âm thầm bước đi
    [/size=3]
  10. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Đang đói đây bác ạ . Nghe nói Đà Nẵng biển có , đồng lúa có , sông có , núi có , lại nằm ngay dưới chân Hải Vân , không gian không thua gì Huế , luôn thèm viếng thăm một chuyến . Bác tả cho em nghe đỡ thèm .
    Khi người yêu tôi
    Mặc áo trắng đi ngang qua đồi
    Vương vào lá
    Chắc áo sẽ ngả vàng
    Vì đang là mùa thu ...

Chia sẻ trang này