1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

về hiện tượng đổ mồ hôi của hàng hoá

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi bobob, 03/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bobob

    bobob Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    về hiện tượng đổ mồ hôi của hàng hoá

    Tôi đang học về cách bảo quản của hàng hoá khi đóng gói hàng, xếp dỡ hàng hoá nhưng không hiểu các vấn đề sau:
    _ khi nào hàng hoá đổ mồ hôi?
    _khi nào tường kho đổ mồ hôi?
    _khi nào nền kho đổ mồ hôi?
    Xin được giải thích dùm các trường hợp sau, dựa vào độ ẩm tuyệt đối, bão hòa và điểm sương của môi trường, không khí và trong kho:
    -Tsao hàng hoá lại nhiễm ẩm ở tron gkhi đóng kín khi thời tiết thay đổi đột ngột?
    -Tsao khi đưa hàng chưa nguội vào kho đóng kín làm cho hàng hoá bị nhiễm ẩm?
    -Tsao khi thời tiết bên ngoài đang rất lạnh, người quản lý mở rộng khi đột ngột làm cho hàng hoá bị nhiễm ẩm?

    Cứu với ... mong mọi người cứu giúp dùm!
  2. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Để tìm được cách chống ẩm thích hợp cho hàng hóa, bạn cần hiểu bản chất của quá trình bay hơi và ngưng tụ nước cũng như độ ẩm không khí.
    Nước bay hơi và ngưng tụ ở mọi nhiệt độ. Vì trái đất có rất nhiều nước trên bề mặt nên lượng hơi nước trong khí quyển bao giờ cũng có, chúng tạo ra độ ẩm của không khí. Nếu trong một không gian kín, lượng nước bay hơi cao sẽ làm tăng độ ẩm của không khí. Lượng hơi nước có trong một thể tích khí được gọi là độ ẩm tuyệt đối.
    Nếu trong không gian này vẫn còn có nước, độ ẩm sẽ tăng đến một mức mà khi đó, có bao nhiêu phân tử nước bay hơi vào không khí, sẽ có bấy nhiêu phân tử nước trong không khí ngưng tụ lên các bề mặt của không gian kín này. Như vậy, độ ẩm không thể tăng thêm được nữa, ta gọi đó là trạng thái hơi bão hòa. Lượng hơi nước trong trạng thái bão hòa lệ thuộc vào nhiệt độ không khí: nhiệt độ càng cao thì lượng hơi để đạt được trạng thái bão hòa càng lớn. Tỷ lệ giữa lượng hơi thực tế và lượng hơi bão hòa tại một nhiệt độ được gọi là độ ẩm tương đối, tính theo phần trăm. Dĩ nhiên, độ ẩm tương đối không thể lớn hơn 100%. Nếu độ ẩm tương đối của không khí là thấp, vật sẽ "khô'''' hơn khi độ ẩm tương đối của không khí có giá trị cao. Nếu độ ẩm không khí bằng 100%, bạn sẽ không thể hong khô được mọi vật bằng các cách thông thường.
    Bây giờ ta sẽ xem từng câu hỏi của bạn.
    1. Khi nào hàng hóa đổ mồ hôi: đó là khi độ ẩm tương đối của không khí trong kho xấp xỉ 100% và nhiệt độ của hàng hóa hơi thấp hơn nhiệt độ không khí. Nếu mái che kho bằng tôn, bạn sẽ thấy ngay rằng vào ban ngày, nhiệt độ hàng hóa nói chung là thấp hơn không khí trong kho, nhất là những lô hàng đặt dưới thấp.
    2. Khi nào tường đổ mồ hôi: cũng như trên, đặc biệt những bức tường phía khuất nắng.
    3. Khi nào sàn đổ mồ hôi: cũng như trên.
    Tóm lại, khi trời nồm (độ ẩm cao) thì những vật gì có nhiệt độ thấp hơn không khí đều bị đổ mồ hôi, từ dưới thấp lên cao, bất kể là sàn hay tường hoặc đồ. (Kể cả khi trời không nồm, bạn hãy quan sát ly nước đá, sẽ thấy vật lạnh dễ bị đổ mồ hôi ra sao). Nhiều người có kinh nghiệm thường phải đóng kín tất cả các cửa sổ và cửa ra vào để chấp nhận mức độ đổ mồ hôi hiện tại vì họ biết nếu mở cửa ''''cho thoáng'''' thì rút cục sẽ kéo thêm không khí ẩm bên ngoài vào. Nếu điều kiện cho phép, nên bật máy sấy, bóng đèn... để nâng nhiệt độ không khí lên trong khi vẫn đóng kín các cửa. Tôi không đề xuất biện pháp dùng máy hút ẩm vì không thực tế đối với kho tàng nói chung. Khi nhiệt độ không khí nâng lên, dù rằng độ ẩm tuyệt đối vẫn không đổi, nhưng độ ẩm bão hòa lại tăng lên, khiến cho độ ẩm tương đối giảm xuống và hàng hóa sẽ khô dần.
    4 và 5. Tại sao hàng hóa gói kín vẫn bị ẩm khi thay đổi thời tiết: Khi đóng gói tại nhiệt độ cao, độ ẩm tương đối trong gói hàng là thấp, bạn thấy hàng vẫn khô ráo. Nhưng khi nhiệt độ trong kho thấp, độ ẩm tương đối tăng (do lượng hơi bão hòa giảm) nên hơi bắt đầu ngưng tụ trong bao, khiến hàng bị đổ mồ hôi. Do vậy rất nên cảnh giác với những lô hàng đóng gói khi trời nóng ẩm. Lúc này chỉ còn cách mở gói ra, hong khô rồi đợi nguội hẳn hãy gói lại.
    6. Khi trời rất lạnh, lượng hơi bão hòa giảm thấp khiến cho độ ẩm tương đối tăng cao và nước dễ ngưng tụ trên mọi vật. Hơn nữa, gió lạnh sẽ lùa xuống phía dưới (là nơi để hàng hóa) chứ ít tác động tới khối khí bên trên của nhà kho. Kết quả là hàng hóa lạnh hơn không khí sẽ bị đổ mồ hôi.
  3. khongcoviecgikho

    khongcoviecgikho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    NHẢM NHÍ QUÁ !
    Nước bay hơi và nước ngưng tụ ? hay
    Nước bay hơi và hơi ngưng tụ ?
    Hơi 1000 độ C có ngưng tụ nổi tại 999 độ C thành nước hay không ?
    Được khongcoviecgikho sửa chữa / chuyển vào 12:19 ngày 03/06/2006
  4. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Nước (H[sub]2[/sub]O)có thể ở các trạng thái rắn, lỏng và khí.
    Với áp suất rất cao, nước có thể ở trạng thái lỏng, thậm chí rắn khi nhiệt độ hàng ngàn độ C.
  5. khongcoviecgikho

    khongcoviecgikho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    VẪN NHẢM NHÍ
    NƯỚC MÀ BAY HƠI THÌ NGƯƠÌ TA GỌI LÀ HƠI NƯỚC CHỨ KHÔNG CÒN LÀ NƯỚC NỮA .
    Ở trên đang nói trong điều kiện MỌI NHIỆT ĐỘ , tự dưng bây giờ lại lôi thêm áp suất vào đây ? Thế thì câu trên phải thêm yếu tố áp suất nữa .
    Tôi hỏi ông : đố ông làm được cục nước rắn ở 5000 độ đấy , cho ông áp suất tuỳ ý , ông chứng minh được tôi thua liền . Ông lưu ý ngưỡng nhiệt độ mà mọi vật chất biến thành plasma bất chấp áp suất nhá , từ đó ông thấy nên bỏ chữ "mọi nhiệt độ " nhảm nhí ở trên của ông đi .
  6. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Trước hết, tôi viết bài trả lời về vấn đề kho tàng với hàm ý trong điều kiện khí hậu thông thường, nên có thể bạn khongcoviecgikho không nhất trí với cụm từ ''''mọi nhiệt độ''''. Tôi xin rút kinh nghiệm.
    Thứ hai, việc định nghĩa nước là hợp chất H2O ở thể lỏng theo ý bạn, bạn có lý, như vậy dễ hiểu hơn. Tôi xin tiếp thu.
    Thứ ba, diễn đàn là nơi mọi người cùng nhau học tập và trao đổi, bạn có thể giúp tôi nhận thức đúng những điều tôi quan niệm sai, không nhất thiết dùng những từ nặng nề và xúc phạm người khác để chứng tỏ sự uyên bác của mình.
  7. khongcoviecgikho

    khongcoviecgikho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Oái , không có việc gì hết , trước hết tôi đếch phải thằng đứng trong đội ngũ "uyên bác" , ( hai từ này chỉ nên dành cho bọn thằng Ranarok và Werty thôi ) . Tôi chỉ có một lượng chữ vừa đủ để đét đít mấy cậu nói nhảm . Thế thôi .
    Ai mà chẳng có lỗi nhưng tính tôi rất ngứa miệng khi thấy ai nói nhảm những điều quá cơ bản .
    Có gì nghe xong bỏ qua , khỏi mất công giận nhau .
    Chúc ông bạn viết tốt .
  8. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    lý thuyết chạm ngươfng thực nghiệm rô?i
  9. king_hung

    king_hung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Trước hết tôi xin nói rằng trả lời của bạn dcl202 cho ban bobob là rất đúng (hay ít nhất tôi chưa tìm ra được lỗi sai). Về câu nói :
    Nước (H[sub]2[/sub]O)có thể ở các trạng thái rắn, lỏng và khí.
    Với áp suất rất cao, nước có thể ở trạng thái lỏng, thậm chí rắn khi nhiệt độ hàng ngàn độ C.
    Thì cũng không đúng lắm, nhưng tôi hiểu là bạn dcl202 ko phãi ko hiểu rõ mà chỉ là wên nói ra hết thôi. Nếu các bạn có học về nhiệt thì sẽ biết về bản đồ pha cho biết trang thái các chất khi biết các yếu tố như nhiệt độ, áp suất. Trong bản đồ đó sẽ phân chia các vùng miền và nếu một điềm (nhiệt độ, áp suất) thuộc vùng miền đó thì pha của nó (rằng, lỏng, khí) sẽ xác định được. Nói chung ở một nhiệt độ, nếu áp suất rất cao thì mọi chất sẽ chuyền từ khí, sang lỏng, sang rắn. Tuy nhiên đa số các chất có điểm tới hạn của nhiệt độ mà tính chất vừa nêu trên sẽ không tồn tại. Đối với nước thì nhiệt độ tới hạn là 374.14C. quá nhiệt độ này thì nuớc luôn luôn ở thể khí với mọi áp suất. Tôi xin chia sẽ thêm với các bạn yêu thích vật lý là chúng ta cũng có một áp suất tới hạn là 22.09 MPa. Nêu cã 2 cái trên cùng thoả mãn thì chúng ta có được H20 tồn tại cùng một lúc 3 trạng thái rắn lỏng khí. Các chất khác cũng có tính chất tương tự và đường phân chia vùng miền thường có hình dáng đặc trưng giống như parabol (bản đồ P-v, T-v).
  10. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Bạn King_hung viết rất chính xác. Nếu bạn không nhắc thì thật sự tôi chẳng còn nhớ gì về giản đồ trạng thái của nước theo nhiệt độ và áp suất.
    Bây giờ nghĩ lại, tôi vẫn còn nhớ khi học đến phần này, tôi cứ bàng hoàng khi thấy cái khe hẹp mà tại đó, nước tồn tại ở trạng thái lỏng, trong những biên độ cực lớn của những giá trị nhiệt độ và áp suất mà chúng ta từng biết. Kỳ lạ làm sao khi bề mặt trái đất của chúng ta lại lọt được đúng vào giữa cái khe hẹp đó, để có thể tạo ra (hoặc dung dưỡng) sự sống, thậm chí là sự sống có trí tuệ. (Nhờ vậy, chúng ta mới tồn tại và có những thảo luận thú vị như thế này).
    Xin lỗi đã đi lạc đề.

Chia sẻ trang này