1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VỀ KHÍ HẬU

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi phamhuykhanh, 05/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    phamhuykhanh à, tôi nghĩ anh có thể đem cái topic này vào box kiến trúc đi. Có thể có người góp ý với anh được đấy.
  2. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    @Raklei ui, vậy đê kè dùng để làm gì vậy, tớ vẫn nghĩ là dùng để chắn nước mùa lũ cơ mà.
    ở vùng Ninh Thuận không thích hợp cho đê kè?!? Bác biết tại sao không?
  3. raklei

    raklei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    0
    Đê, kè để chắn nước dâng chứ không phải để chắn lũ. Nước lũ lên nhanh và mạnh làm gì có đê nào chống được (Chứ không như cái nước sông Hồng lên từ từ đâu). Hơn nữa thời gian nước lên và rút rất nhanh.
    Không chỉ vùng NT mà nói chung các tỉnh miền Trung- Nam đều ko thích hợp với đê. Đặc điểm tự nhiên nó thế mình cũng khó giải thích tường tận vì không phải dân thuỷ lợi.
    Chẳng hạn như ở Nihn Thuận, cái suối gần chỗ mình bình thường nước chỉ đến mắt cá chân, bề rộng 2-3mét, thoải mái mà lội. Nhưng lũ đến có khi nước dâng lên cao 4-5 mét, bề rộng trải ra như một cái hồ. Một năm chỉ có 1, 2 lần lũ như vậy nên dân họ biết tránh và không làm nhà gần đó. Thế nên nếu làm đê ở đó thì chẳng có tác dụng gì cả. vì không ai đắp đê cho một cái suối 2-3 mét. Và tất nhiên nó còn có rất rất nhiều những cái suối như thế, thế thì làm bao nhiêu đê kè cho đủ??. Nhà nước mới tận dụng cái tính chất "nhiều nước"- đấy làm đập chắn nước tích nước cho mùa khô. Thì vừa hạn chế lũ, vừa có nước dùng.
    Mình thấy các bác trên trời tưởng tượng thế nào, chứ dân ở đấy họ hay lắm, có ai kêu khổ đâu. Đất Ninh Thuận là mảnh đất tôi nghĩ là anh hùng nhất VN, vì đất xấu, thời tiết khắc nghiệt, vậy mà người ta có nhiều cái nhất. Chẳng hạn đất xấu người ta trồng nho, có bóng mát ở dưới, không cần nhiều nước, sản lượng nho NT lớn nhất cả nước.
    NT cũng là nơi nuôi nhiều cừu nhất VN, hình như bọn cừu chịu nóng tốt và cũng xơi ít nước. Tỏi NT cũng là giống tỏi ngon nhất VN... và có nhiều cái nhất nữa. Các bạn nên đến một lần, đi vào từng ngõ ngách mới thấy hiểu được cái gì là thực tế và cần làm.
    Tất cả cái mô hình trên, chưa cần nói tới đúng, sai, tiền ít tiền nhiều gì nhưng chắc chắn sẽ không và không bao giờ bằng được người ta trồng một giàn nho. Chỉ thế là đủ.
    Được raklei sửa chữa / chuyển vào 22:39 ngày 28/09/2005
  4. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Từ ngày được biết đến bác raklei em rất lấy làm ngưỡng mộ. Em là người làm kĩ thuật (không phải ngành môi trường) nên rất tâm đắc với những điều thực tế mà bác viết. Hôm qua nhà em vừa ngồi xem TV về tình hình lũ quét ở Yên Bái xong. Bố em nhân đó mà kể chuyện: Hồi trẻ lên công tác ở Tây Bắc. Lúc vừa thấy có lũ thì nước ở cửa nhà ngập đến mắt cá chân. Vừa vào nhà gói gém đồ đạc rồi định đi chạy lũ, ra đến cửa thì nước đã dâng lên đến thắt lưng. Nước lên nhanh như vậy thì đê nào chống nổi? Hôm qua trên TV cũng có quay một bà kể chuyện: vừa mới dọn hàng ra xong thì thấy lũ đến, phải bỏ cả hàng để chạy lấy người. Điều đó chứng tỏ người dân sống ở vùng có lũ rất có kinh nghiệm về chuyện này.
    Nhân đây, em cũng nói qua về vấn đề thuỷ lợi với nhà nông. Khi trồng lúa, ai cũng biết tới câu "nhất nước nhì phân, tam cần tứ giống". Nên vấn đề làm thuỷ lợi để cung cấp đủ nước cho đồng ruộng, chống hạn chống úng, là quan trọng nhất. Ở vùng cao, người ta không thể bơm nước vào đồng ruộng được nên phải trồng lúa cạn (lúa nương) theo kiểu chọc lỗ bỏ hạt, năng suất cực thấp. Ở miền Trung cũng vậy, nông nghiệp kém phát triển là do không thể dẫn thuỷ nhập điền. Miền Bắc thì may mắn có hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải nổi tiếng để cung cấp nước cho bà con nông dân. Tiếc rằng công trình này đã được xây dựng từ mấy chục năm, nay đã xuống cấp nhiều, không hiểu nhà nước có đầu tư cải tạo mới hay không?
    Ở miền Nam, em chưa đến tận nơi xem bao giờ, nghe nói người ta không làm đê bao, cũng chẳng có công trình thuỷ nông khổng lồ như miền Bắc. Bà con ở đó đúng là "sống chung với lũ". Đến mùa nước lên thì cứ mặc cho nước lên, coi như một cái máy bơm trời phú để dẫn nước vào đồng ruộng rồi. Đến khi nước rút thì sẽ để lại một lớp đất màu mỡ, rất thích hợp cho việc trồng lúa. Vì vậy, năng suất lúa ở đây rất cao, đúng với tên gọi "vựa lúa của cả nước" !
    Vấn đề này vốn không phải là chuyên ngành của em, có gì sai sót, xin nhờ các bác sửa giùm. Em xin cảm ơn trước.
    NVL
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 08:46 ngày 29/09/2005
  5. Need_a_Place

    Need_a_Place Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Thôi các bác à, đúng như nvl nói đấy, "một điều nhịn là chín điều nhục", có tranh luận tí ti mới giải quyết được vấn đề chứ.
    Theo như tôi thấy, ý kiến làm đê kè để chống lũ quét hay đấy chứ, chắc bác làm đảm bảo được đưa ngay vào Viện hàn lâm hay viện nghiên cứu hoặc viện bảo tàng nào đấy.
    Thật ra, trên một địa hình bằng phẳng thì không có chuyện xảy ra lũ quét đâu. Lũ quét xảy ra ở vùng núi với địa thế tương đối dốc. Khi mưa lớn trên diện rộng, nước chỉ có một vài đường thoát (điển hình là các suối nhỏ vùng núi) sẽ chảy với lưu lượng và tốc độ lớn, dẫn đến xói mòn, cuốn theo đất đá, cây cối thậm chí làm sụt cả quả đồi lớn.... như ở Văn Chấn - Yên Bái vừa rồi. Việc 1 vùng thấp không bị mưa nhưng vẫn bị lũ quét là rất bình thường vì có mưa lớn trên thượng nguồn. Và với địa hình như thế thì đừng nghĩ gì đến chuyện đê với kè.
    Vùng Ninh Thuận, Bình Thuận nếu được đầu tư xây dựng hệ thống trữ nước để sử dụng trong mùa khô là hợp lý rồi. Em tán thành ý kiến này lắm lắm....
    Uống bia đi
  6. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Vậy ra đê kè được dùng thích hợp hay không phụ thuộc vào địa hình từng vùng, như Sông Hồng ngoài HN có đê nhưng Sông Cửu Long miền Nam lại không có. Tớ hỏi cho rõ hơn ý là vì muốn bắt bẻ bác @raklei nói rằng lũ mỗi năm có 1 lần mà lại làm đê kè, thấy chưa đươc thuyết phục lắm.
    Thật ra, tớ vẫn không đả kích tác phẩm của bác phamhuykhanh vì dù sao đó cũng là một tác phẩm nghiên cứu của bác ấy, chẳng phải bác ấy vào đây để học hỏi, trao đổi thêm về khía cạnh môi trường để mà xi nghĩ, chỉnh sửa. Còn việc khả thi hay không của 1 tác phẩm, tớ cũng đã bàn đến rồi, nhưng tớ không đả kích cá nhân bác í. Vì khách đến nhà phải niềm nở, công sức mấy năm nay chị @nvl và anh @nta đã xây và trang trí nhà đấy
    Vả lại, đã nhiều ý tửong tuởng chừng như là khùng điên, ngu dốt mà làm nên thì sao. Việc biến nước biển thành nước ngọt sử dụng mấy mươi năm trước được bao nhiêu người ủng hộ, nay Singapore có nhà máy lớn nhất thế giới rồi đấy.
    Hìhì, nhưng thật sự những thông tin của bác raklei thật đáng quý và thực tế, tớ cũng rất ngưỡng mộ bác cơ, nhưng bác nhớ đừng nóng tính quá nhé .
    À, tớ xem qua phóng sự ở vùng Ninh Thuận cũng có nhiều hồ chứa nước, và đang ở trong tình trạng hư hỏng nặng, cũng rất nguy hiểm đến ngừơi dân. Hay bác Khanh chuyển đề tài sang thiết kế đập, hồ chứa nước, thành địa điểm du lịch đi nhỉ
  7. raklei

    raklei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng nghĩ thế, nói nặng một tý hơi khó nghe nhưng được cái sôi nổi nhiều ý kiến. Có vậy mới là trao đổi và học tập được.
    Cái việc làm đê kè ở vùng núi vào viện hàn lâm nào chưa biết nhưng chắc chắn cũng sẽ qua bệnh viện gì gì chỗ đi qua Gia Lâm :)
    Đúng là lũ hay lũ quét thì chủ yếu xẩy ra ở vùng , theo tôi là giáp ranh với rừng núi. Trước kia dân cư thưa thớt thì không ảnh hưởng nhiều nhưng giờ bà con đông quá bạ chỗ nào cũng ra ở (mà không chiếm nhanh còn chẳng còn chỗ), thành ra thiệt hại nhiều về người lẫn tài sản. Chứ tôi thấy trước kia chủ yếu những người đi rừng mới hay gặp lũ.
  8. sand_vbx

    sand_vbx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2005
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi đây ko phải là vấn đề phamhuykhanh chuyển sang nghiên cứu về đê ke hay ko, trươc khi tôi thấy sơ đồ phối canh thực sự co cảm giác rất mơ hồ về công trình này, nhưng giờ tôi vẫn thấy nó khả thi( ko xet đến vấn đề thưc hiện ở NT vi tôi cũng chưa một lần đế NT).
    xét ở đây la một mô hình sống giữa một vùng khô nóng đặc biệt. nó đã giãi quyết những hạn chế khi sống ở đó cũng như hioện nay con người đang cố gắng sữ dụng luôn cả phần diện tích dưới long đất.Đây xem như la khu chung cư vậy con người chỉ dùng để sinh hoạt.
    Vấn đề lũ nhà bình thường còn ko tránh được nữa là, nhưng vẫn phải có những biện pháp giảm tối thiểu thiệt hại thôi.
    Trợn mắt coi khinh ngàn lực sĩ
    cúi đầu làm ngựa các nhi đồng.
  9. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Vậy thì bác phamthuykhanh lại có thêm 1 ý kiến đóng góp là thay đổi địa điểm cho tác phẩm của minh
    Bác racklei này, một người anh họ tớ cũng vì đi rừng mà mất mạng ấy, nhưng không phải ở NT mà một tỉnh khác miền Trung. Bác có hay về NTh nữa không? Tổ chức một chuyến thực tế cho anh em trên này đi ?!?!?! Liệu có khả thi không bác
    Bác cứ khen cái gì của NTh cũng nhất nhất, thì mỗi vùng có dựa vào đặc điểm tự nhiên mà phải thích nghi thôi. Không lẽ vùng nhiệt đới lại cố gắng trồng thật nhiều xương rồng để tranh hạng nhất với vùng sa mạc Khi nào mà NTh cũng nhất được cái khỏan sản xuất gạo như đồng bằng Sông Cửu Long í, em mới phục bác, hihi. Còn em thì em vẫn thích sự đa dạng của từng vùng khác nhau ở mọi nơi, chứ em không đề cao hóa mỗi vùng thái quá
  10. raklei

    raklei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    0
    Đi NT thì dễ thôi mà, nếu ở HN thì đi tàu hoả xuống ga Phan Rang tháp chàm, còn nếu ăn chơi hơn thì đi máy báy đến Nha Trang sau đó đi xe open tour của Sinh Cafe đến NT. Mình ko ra NT nữa vì ít có công việc liên quan. Bác nào máu đi nên mượn lấy cái quyển sách hướng dẫn du lịch Việt nam của Lovely Planet, bọn Tây ba lô hay dùng. Cứ theo cái đó mà đi rẻ lắm.
    Ở NT có mấy chỗ hay là làng gốm Bàu Trúc, thổ cẩm Mỹ Nghiệp và bãi biển Cà Ná. Còn vào trong vùng rừng núi thì chán lắm toàn cây với củi... Nhưng nói chung đất NT không phải là nơi đi du lịch.
    Còn ở NT nhất nhất.. cái đáng tự hào là họ tìm được cách thích nghi với tự nhiên. Các bạn nhìn xem khối vùng đất ngoài Bắc này dân có biết làm gì đâu, khổ hơn NT nhiều. Còn như ở ĐB SCL thì ra khỏi cửa cũng có cái ăn thì ai chẳng làm đc.

Chia sẻ trang này