1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vẽ kiểu và làm máy ép bún

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi CoDep, 14/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Vẽ kiểu và làm máy ép bún

    Tôi nghĩ mãi không biết đăng bài ở box Tự Động, Sáng Tạo
    hay không, rồi cuối cùng đăng ở đây .

    Từ lâu, tôi muốn làm một máy làm bánh phở, nhưng bàn với
    các em còn ở VN thì chẳng đứa nào muốn làm, vì chúng không
    có óc kinh doanh . Vừa rồi, báo đăng tin đã có máy làm bánh
    phở bán ở Mỹ với giá vừa phải . Xin xem

    http://www2.thanhnien.com.vn/Kinhte/2007/6/12/196625.tno

    Bài báo không nói rõ nguyên lý làm việc của máy, nhưng có
    thể đoán ra chất lượng bánh phở chưa hơn được cách tráng
    bánh cổ truyền là bao. Máy dài 3 mét, giá 4 nghìn rưởi đôla .
    Bài báo kể lại chuyện kiện cáo bản quyền làm máy này . Nếu
    các bạn hứng thú, có thể làm máy tốt hơn, rẻ hơn để cạnh tranh,
    vì không vi phạm bản quyền của máy này (copy).

    Tôi bàn ở đây là làm máy khác . Máy ép bún . Xin kể sơ qua .

    Bún không làm thẳng từ bột gạo như phở, mà làm từ bột đã nấu
    thành cháo đặc . Bún cũng không tráng bằng bột gạo pha loãng
    trên lưới trong nồi hấp, mà luộc trong nước sôi . Vì vậy, khâu ép
    bột nhão qua nhiều lỗ nhỏ xuống nồi nước sôi là khâu cần có
    máy, và máy nhỏ hơn máy làm bánh phở nhiều.

    Theo phác thảo của tôi, máy ép bún cao dưới 2 mét (nhưng 1
    mét phía dưới thì rỗng không), dài không quá 1 mét, và rộng
    chừng nứa mét (nhưng khoảng cách nó chiếm chỗ khi chạy có
    thể hơn 1 mét). Giá bán không quá 1 nghìn đôla thì được .
    Số lượng máy không quá 100 chiếc, và có lẽ chỉ 1 tá thôi .
    Trừ vốn vật liệu, máy móc (động cơ điện, vít xoắn, nút bấm,
    ổ bi) nhân công, tiền chuyên chở, thì thu nhập sẽ chia đôi .
    Bạn được công chế tạo thử, tôi được công bán máy, còn
    công thiết kế cả 2 bên đều có phần.

    Chi tiết hơn thì sẽ có bản vẽ sau khi các bạn đã góp ý . Đây là
    ý tưởng của máy ép bún:

    1- Chân đế là một cái cột bắt 4 bù loong to xuống nền nhà .
    Cột bằng thép dày, đường kính không quá 1 gang tay (cho
    đỡ tiền thép, tiền chuyên chở).

    2- Cách mặt đất chừng 900 mm, là mặt phẳng công nhân làm
    việc, trên cột có một ổ bi, có gắn cánh tay đòn dài gần 1 mét .
    Cánh tay này phải chịu được lực 100 KG ở đầu tay đòn, nên có
    thể có một miếng tam giác hàn nơi ổ bi để tay cứng mà vẫn nhẹ.

    3- Đầu tay đòn, phía trên lắp một máy ép vít xoắn chạy điện có
    công tắc an toàn tự tắt khi những cần gạt bảo hiểm bị đụng
    chạm đến, và bình thường thì tự động chạy hết khoảng cách
    của nó . Phía dưới gắn một mâm tròn có ít nhất 3 lỗ thủng để
    lắp đầu phun bún từ trên máy ép xuống nồi nước sôi đặt sát
    dưới mâm này .

    Máy chạy như thế nào:

    Tay đòn có thể gạt sang phải sang trái khoảng nửa mét.
    Khi gạt hết sang một bên thì nó ở trên đúng tâm nồi nước
    sôi bên dưới có đường kính 1 mét .
    Khi gạt hết sang bên kia, thì nồi nước sôi hở miệng ra để
    vớt bún trong nồi ra.
    Gạt tay đòn, và vớt bún vẫn làm bằng tay, chưa thiết kế chạy
    điện, vì đây chỉ làm quy mô nhỏ, không có thị trường lớn.

    Khi mở nồi, mâm quay đi 120 độ nếu có 3 chỗ thủng, 90 độ
    nếu có 4 lỗ thủng . Không làm nhiều lỗ hơn, vì mâm không lớn .
    Một lỗ sẽ làm việc chu kỳ ép bún tới, và một lỗ vừa qua sẽ được
    lấy xy lanh rỗng hết bột ra, thay xy lanh đầy bột vào. Lỗ còn lại
    đang trong giai đoạn chờ đợi đến lượt sau nữa . Vì thế, có thể
    làm mâm 2 lỗ cũng được, nhưng người làm không được ung
    dung khi có thêm lỗ chờ đợi này. Lỗ thứ 4 thì càng ung dung
    hơn, và người làm có thể chỉ xài 2 lỗ thôi. Tâm của mâm này
    ở ngoài miệng nồi nước sôi bên dưới, và các lỗ của nó đúng
    vào tâm nồi nước sôi. Mâm có thể quay chiều nào cũng được ,
    mà quay bằng tay . Nó phải đủ cứng để chịu lực ép không quá
    100 KG.

    Người chạy máy:

    1- Đợi nồi nước bắt đầu sôi .

    2- Múc bột nhão đổ vào các xylanh đường kính không quá 1
    gang tay, cao không quá 2 gang. Đầu dưới xylanh bên ngoài
    vẫn hính trụ, nhưng bên trong là hình phễu . Đầu dưới phễu
    có lắp đầu phun, là một miếng thép tròn có xoáy ốc lắp vào
    xylanh, khoan nhiều lỗ có cùng đường kính, và cách đều nhau .
    Đầu trên sau khi đổ bột xong, là một miếng hình trụ dày làm
    việc như piston, mặt dưới phải bằng kim loại không gỉ . Xi lanh
    có thể bằng nhựa .Đầu phun có thể bằng nhựa hay kim loại .
    Các xy lanh đầy bột này được đặt vào chỗ ngay trên lỗ thủng của
    mâm .

    3- Quay mâm đến chỗ lỗ thủng vào chính giữa tay đòn, rồi gạt
    tay đòn hết sang một bên, nơi có nồi nấu bún .

    4- Bấm nút ép bún . Động cơ (không quá 1 ngựa) quay đai
    chuyền, quay ốc vít xoắn, và chốt chạy đi từ trên xuống dưới,
    chiều dài chạy không quá 2 gang . Chốt này đè lên piston
    trong xylanh bột và ép bột qua lỗ đầu phun, qua lỗ mâm thủng
    xuống nồi nước sôi bên dưới . Khi chạy xuống cuối cùng,
    chốt chạm vào mấu điện, động cơ quay ngược lại, kéo chốt
    chạy trở lại vị trí ban đầu, rồi tự động tắt điện chờ đợi. Người
    làm có thể ấn nút ngừng khẩn cấp bất cứ lúc nào .

    5- Trong khi máy ép xoắn đang từ từ đi xuống, thì người làm
    quay sang đổ bột vào xylanh trống rồi đặt hay thay vào chỗ trống
    trên mâm.

    6- Chờ đợi đến khi bún nổi lên, thì gạt tay đòn sang bên mà mở
    nồi vớt bún ra . Khi làm đều, thì thời gian này cũng rất đều đặn,
    có thể tính trước mấy chục giây hay một vài phút . Khâu thứ 5
    cũng có thể làm trong lúc chờ đợi này .

    Cứ như thế, tay đòn có mâm xoay thì trở tới trở lui, mâm có thể
    chỉ xoay một chiều . Mỗi chu kỳ vít xoắn ép bột lên xuống thì được
    một vớt bún, có thể vài kilô . Nếu xylanh nhỏ, đường kinh 100
    mm thì mỗi chu kỳ cũng vài lạng . Nồi nước to, bếp lớn, vặn hết
    cỡ ga cháy lửa, thì một giờ cũng được một hai chục mẻ, khoảng
    hai chục ký.

    Khi làm thử thì mới biết thật sự ra sao . Có lẽ thời gian đợi bún
    chín là lâu nhất . Công việc là tuần hoàn theo chu kỳ bún chín
    vớt ra .
  2. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Ôi! Bác CóDép suy tư mấy cái máy làm phở, làm bún này...dử à nghen!
    Tui thấy vầy, tại mấy bác ở Mỹ nên thấy...rắc rối vậy chứ! Ở trong nước hoàn toàn làm tốt những cái máy thủ công như vầy...chỉ sợ làm ra không ai mua, lúc đó mới chết...
    Tui có mấy ông thợ, trình học vấn lớp...3 trường làng. Vậy mà nó chế lại máy cuốn ống thép tự động (theo mẩu xem lén của người ta), chạy ra sản phẩm ào ào, chất lượng xịn...Mấy ông bạn Sing vô coi, ngạc nhiên đến độ...miệng há tròn vo
  3. tranhan

    tranhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Hi U
    Nếu bạn có ý định chế tạo máy với kết cấu hoàn toàn mới. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi - công ty TNHH Chế Tạo Máy Tín Việt (Ở Tp.HCM). Chúng tôi đã chế tạo máy ép bột, băng tải khử trùng thực phẩm bằng tia cực tím, máy sấy hạt nhựa, máy cán, máy sang sợi tự động ...
    Thân mến
    Trần M Nhân
    0983 118 525
    bamalx@yahoo.com
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn có thể giới thiệu về máy của bạn tỷ mỷ ít nhất bằng tôi
    trên kia không? Gía tiền bao nhiêu?
    Nếu tôi nhờ em trai tôi liên hệ với bạn, mà nó không tả nổi máy
    của bạn bằng tôi nói trên kia, thì tôi không mua đâu . Giữa bạn
    là người bán, và em tôi là người đại diện, ai có thể viết được
    bài quảng cáo bán máy sang Mỹ ? Hay bạn sang box Marketing
    nhờ người làm bài quảng cáo cho ? Chắc trả 10 đôla cho một
    bài như tôi viết thì không quá rẻ chứ? Bán máy hàng trăm đôla
    mà mất có 10 đô quảng cáo thì đáng chứ?
  5. dawn_of_life

    dawn_of_life Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2007
    Bài viết:
    681
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ máy làm bún của bác Codep chỉ bán ở vn chứ mỹ thì thị trường tìm đâu ra? Tiệm phở thì nhiều chứ bún thì chắc ít. Còn nếu làm để phân phối thì cũng không cần nhiều vì hiện nay cũng có những nhà cung cấp khác rồi, máy móc họ nhập ở đâu thì không biết, chắc TQ. Nói chung để kinh doanh dài hơi thì phải đa dạng sp, chứ máy làm bún không thì khó lắm.
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn nói đúng.
    1- Thị trường nhỏ, vụn vặt, xa cách nhau, chỉ ở chỗ có một số
    người Việt . Máy không cần công suất lớn, nhưng cần nhỏ gọn
    và vừa túi tiền cho một việc làm vài giờ trong một tiệm ăn nhỏ .
    2- Máy không khó, và có thể có nhiều thiết kế hoàn toàn khác
    hẳn nhau . Nguyên thuỷ máy này ở VN thì chỉ là một bao vải
    cầm trong 2 tay, bóp cho bột chảy qua mấy lỗ đục qua một
    đầu làm bằng tôn lăp ở đầu bao. Giá của nó chắc 10 đôla,
    và thường thì người làm bún tự làm lấy chứ có ai bán đâu.
    Điều bạn nói chưa đúng là các món ăn các nước khác trên
    trái đất thì không có bún . Bún là món ViệtNam . Ngay bây giờ
    trên đất Mỹ, bún khô nhập từ các nước Đông Nam Á bán đầy
    nhưng bún tươi (tức là bún thật) thì không có . Bạn nên biết
    bột trước khi vắt bún (tức là bóp túi bột để bột chảy qua các lỗ
    mà thành sợi bún) phải là bột ngâm (hơi có mùi chua, vị chua)
    và là bột luộc chính, rồi giã trộn với nhau . Bún khô đưa từ Thái
    Land, China, Singapore, HongKong sang Mỹ (không có ViệtNam)
    thì không thể ngâm chua được, nên mùi vị không phải là bún.
    Bún thật thì tỷ lệ nước trong nó hơn 66%, nhưng ở bún khô
    thì tỷ lệ nước thấp hơn nhiều mặc dù đã ngâm nước rồi luộc
    sôi lâu, nên nó không mềm như bún .
    Vì vậy, muốn ăn bún phải làm lấy, và muốn mua bún ăn, phải
    đến tiệm biết làm ra bún, chứ không đi mua bún khô về luộc
    lên mà ra được bún mềm như bún đâu. Chính vì thế, máy ép
    bún vẫn có thể bán với số lượng hàng chục, và có thể hàng trăm
    trên toàn cõi cờ sao, nếu giá mềm, dễ xài, dễ sửa chữa và thay
    phụ tùng hư mòn.
  7. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Góp ý với bác CoDep một chút:
    - Trong thiết kế máy cơ khí cần chú trọng đơn giản, dể thao tác. Càng ít khâu truyền động càng tốt.
    Như ở đây, theo tôi chỉ cần 1 chổ ép cố định. Để thay vào ống bột mới, ta làm 2-3 ống hình trụ chứa bột ng/liệu, có thể thay vào lấy ra theo hướng nằm ngang cho giản tiện.
    - Nơi vớt bún đã "chín" nên thiết kế cho gọn. Tận dụng nguyên lý: bột sống có d>1 nên chìm, nhưng khi chín nó sẻ nhẹ hơn và nổi lên...
    - Về giá trị, nếu bác làm số nhiều, đương nhiên giá sẻ thấp. Cở 1 ngàn đô/ cái quá ngon cơm. Nhưng bác đặt làm một vài cái xem, chẳng ai làm đâu...ngoại trừ giá bác cho phải...cao ngất ngưỡng.
    Trên đây chỉ là ý tưởng của em phụ với bác CóDép thôi! Chứ em hiện ôm cái côm pa ny của em ở BD muốn đứt hơi đây....
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn nói đúng mọi điều .
    Cái khó kỹ thuật ở đây là chọn trong các lựa chọn tìm ra thiết
    kế nào đơn giản, dễ chạy, và giá máy thấp .
    Bạn nói theo thiết kế của bạn thì phải đục lỗ ngang nồi để vớt
    bún ra? Và vớt thế nào cho tiện? Với suy nghĩ này, thì rất tốt với
    công suất lớn, và máy chạy liên tục
    Lối của tôi thì chạy tuần hoàn từng đợt . Lối này thì thiết kế
    và chế tạo dễ, rẻ tiền . Cái nồi là nồi thường, có thể lấy ra nấu
    nước dùng sau khi làm vài chục cân bún đủ bán trong ngày .
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Thread này đã lâu sắp lặn rồi mà chưa có kỹ sư nào muốn làm
    hay sao?
    Khó nhai quá, hay không thấy món này có thể ra tiền?
  10. dawn_of_life

    dawn_of_life Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2007
    Bài viết:
    681
    Đã được thích:
    0
    Không phải khó nhai mà không thấy tiền nên nhụt chí bác ạh

Chia sẻ trang này