1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vẽ kiểu và làm máy ép bún

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi CoDep, 14/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    Mấy bài trước của bác có đề cập tới máy làm giò, nay lại đề cập tới máy làm bún,rất hay !.
    Về máy làm bún : Hai mươi năm trước,ông già tôi về Việt nam mang qua Nga một giàn máy làm bún gồm :
    1. Máy xay bột ướt ( do ông ngoại tôi thiết kế chế tạo). Vì làm bún,bánh phở mà xay bột khô sẽ không ngon
    2. Máy đùn bún. Khi cho bột ướt vào thì máy sẽ đun chín bột và ép ra bún
    3. Băng chuyền bằng lá đồng chạy qua dây may- xo để làm bún khô
    Công suất : 4 tạ bún tươi/giờ
    Giá tiền mua lúc đó : 4 triệu = $ 600
    Sau đó,ông chuyển qua kinh doanh quần áo,giày dép nên dây chuyền này được tặng cho người khác. Người này nhờ làm bún tươi mà rất khá giả. Bún khô không cạnh tranh nổi với hàng Việt nam
    Về máy làm phở,bánh đa nem và bánh cuốn :
    -Giáo sư Mai Văn Lề, DHBK Hà nội là cha đẻ của loại máy này từ năm 1979. Năm 1984, ông đã giúp cho nhà máy xay Ninh giang khỏi đóng cửa,và sản phẩm chính của họ là bánh đa nem kính (không giống bánh tráng xuất sang Mỹ,là bánh tráng rất dày,rán lên đục,không nhìn rõ nhân bên trong). Cho đến bây giờ,bánh đa nem vuông (và cả tròn) vẫn là loại chính xuất sang Đông âu cho bà con VN. Trong nước,bây giờ loại này cải tiến nhiều và nhân ra rộng.
    Nguyên lý : dòng bột nước đổ xuống một cái băng bằng đồng,được nung nóng và sấy cho dải bột khô.Dải bột này được máy cắt tự động thành bấnh đa nem khô,chất lượng hơn hẳn loại tráng tay. Máy này cũng tự tráng bánh cuốn công suất nhỏ,vừa và lớn.
    Máy làm bánh phở,được cắt tự động.Nhiều loại.
    Nhà giáo sư Lề ở khu K ,K7 Đại học bách khoa HN
    Hôm về VN vừa qua,tôi đã đươc ăn giò đặc biệt. Hà nội bây giờ có máy giã giò loại nhỏ bằng chầy rồi.
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cám ơn bạn đã hâm nóng đề tài đã nguội lạnh này .
    Xin nói rõ, tôi không thích các loại sản phẩm khô hay đông lạnh .
    Tôi chỉ nhắm vào thức ăn tươi, vừa chín tới .
    Các món khô hay đông lạnh đã tràn ngập thị trường từ lâu .
    Chỉ có thức ăn tươi, và vừa chín tới mới đánh đổ được các
    món làm sẵn rồi mà thôi.
    Dù sao, hệ thống của bạn khá rẻ. Nếu chia lẻ ra từng máy
    riêng, có thể nâng giá bán lên, trước khi cộng tiền chuyên chở.
  3. nanotech3474

    nanotech3474 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    dây chuyền sản xuất bún máy theo tôi phải cần có những thiết bị sau:
    1:lò hơi(cỡ độ 1000L)đốt bằng than cho kinh tế.lò hơi này cung cấp nhiệt cho quá trình đùn ép bún và làm chín hoàn toàn bún sau khi đi ra khỏi thiết bị đùn ép.
    2:thiết bị đùn ép bún,sử dụng là vít vô tận :nạp liệu là bột đã qua xử lí vào trong vít vô tận sẽ đùn ép bột ra lỗ khuân tạo hình sợi bún.qua giai đoạn này sợi bún đã được tạo hình và đuợc gia nhiệt tới 80%của sự chín.nhờ luồng hơi đưa vào đầu đùn.
    3:sợi bún rời khỏi đầu đùn được đưa vào băng tải:bộ băng tải ở đây được thiết kế là thiết bị chứa một lượng nước cỡ khoảng 100L nước đưa một đầu hơi nhiệt vào gia nhiệt tới 80 đ.tại đây sợi bún chín nốt 20% còn lại và được băng tải đưa ra đầu kia là nơi thao tác làm việc của người đãi bún.chiều rộng ''''hộp băng tải là 500mm,chiều dài >=2500mm.tại đầu làm việc của người đãi thiết kế một vòi phun tia nước lạnh,bố trí một chậu đãi bún.tốc độ băng tải cỡ độ 0.3ms
    4:thiết bị xay bột,đánh bột.nói chung là các thiết bị tạo liệu.bởi quá trình làm bún phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn xử lí bột.
    truyền động cho dây chuyền trên sử dụng motor 3ph.động cơ chính cho thiết bị đùn ép cở khoảng 7.5kw qua puli và dây curoa.động cơ băng tải chọn loại 750vp cỡ nhỏ.
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Thiết kế của bạn nặng lý thuyết, mà từ lý thuyết đến đời sống thì
    còn một quảng xa . Tôi có rất nhiều thiết kế lý thuyết, có thể nói
    là không đếm xuể nữa kia. Cái tôi cần là một thiết kế đã ra được
    sản phẩm rồi kia. Nếu bạn đã từng thiết kế máy, sẽ thấy một
    máy đang chạy tốt rồi, mà dựa vào đó làm một máy đời sau của
    nó, thì nhiều khi hết cái tật này, thì sinh ra tật khác còn tệ hơn,
    và máy đời sau lại không bằng máy đời trước . Đó là một bằng
    chứng sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế . Nói đúng ra, các
    bằng thiết kế của Mỹ chỉ là các thiết kế thực tế đã chạy ra sản
    phẩm chứ không phải lý thuyết . Từ một lý thuyết, có thể ra nhiều
    bằng sáng chế chứ không phải một ý tưởng có bằng sáng chế
    rồi, thì cấm người khác không được sáng chế cũng theo ý tưởng
    đó nữa . Trong bài mở đầu thread này, tôi đã dẫn link đến bài
    báo tranh kiện bằng sáng chế theo một ý tưởng làm bánh phở
    mà cả nước mấy tỷ người đều đã biết như cháo rồi .
    Điểm thứ hai, là thiết kế của bạn không làm ra bún tươi được .
    Lý do đơn giản là nếu nó chạy được thì ế hàng, mà ế hàng thì
    bún không tươi nữa . Chúng ta nên biết cách làm bún cổ truyền
    không có máy móc gì, nhưng một gia đình làm bún chỉ có mấy
    giờ lúc chưa sáng thôi, đã đủ bán suốt ngày rồi . Nếu máy công
    suất lớn chạy không ngừng vài giờ đồng hồ, thì núi bún ấy bán
    cho ai ăn hết cho?
  5. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Nếu tôi muốn làm thì điều tiếp theo sẽ là sao đây? Nếu tôi làm ra CODEP không bán được hoặc không có ý định làm marketing ở bển nữa thì rủi ro ai chịu đây.
    Liệu có thể cụ thể hơn được không? Ví dụ CODEP ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho tôi chẳng hạn khi CODEP OK với sản phẩm đó?
    Mọi việc nghe chừng còn khơi khơi quá.
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Nói thế mới là vào việc .
    Bây giờ thì chúng ta bàn sâu hơn nữa .
    Ý tưởng hợp đồng sẽ là thế này:
    Cỗ máy đầu tiên tôi sẽ mua . Tôi sẽ gửi bạn bản vẽ kỹ thuật .
    Máy hoàn toàn chạy tay, không có engine và điện gì cả .
    Máy cũng nhỏ gọn và nhẹ, tháo lắp dễ dàng.
    Tôi cũng bỏ tiền ra đăng ký bản quyền ở Mỹ dưới tên của bạn .
    Nếu ai mua bản quyền, bạn tự ý bán, không cần bàn với tôi.
    Máy làm ra, tôi sẽ giúp bạn bán ở Mỹ, có lẽ cho các chủ tiệm
    người ViệtNam . Sau này người Mỹ cũng thích, là chuyện xa
    chưa cần nghĩ đến.
    Có lẽ nghe có vẻ too good to be true, nhưng thật ra, trong làm
    ăn, mới bắt đầu thì khó khăn, lờ lãi không mấy, mà tôi cũng đòi
    chấm mút nữa thì sập tiệm ngay . Tôi vốn túng thiếu từ xưa,
    chẳng vì kiếm mấy phần trăm của bạn mà khá giả được . Khi
    nào chúng ta kiếm được, lúc ấy mới có hợp đồng khác . Cũng
    nên biết tôi là người tính toán từng xu chứ không hào phóng đâu
    nhé . Có điều, làm ăn thì phải sòng phẳng, rõ ràng . Công trình
    này nhỏ, và không có tương lai sáng sủa thấy trước . Khi có
    khách, lúc ấy mới thấy tương lai . Chúng ta sẽ bàn sâu hơn ở
    thread Marketing hay Business, chứ không phải về kỹ thuật như
    ở đây.
    Sau khi coi bản vẽ của tôi, chúng ta mới bàn đến giá cả sau .
    Bạn có UniGraphic không? Software để vẽ kỹ thuật ấy mà.
  7. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    (Nói thầm vào tai mọi người: Chuẩn bị có làm ăn nhớn đây he he)
    CODEP: Có mấy điều tôi cần bàn với bác:
    Làm theo cách bác đề nghị là quá mạo hiểm đối với tôi. Bác nói bác bán hộ tôi. Điều đó có nghĩa nếu bác không bán được thì tôi phải chịu rủi ro. Về việc đăng ký bản quyền, tôi rất hân hạnh được bác cho đứng tên nhưng tôi xin phép được từ chối điều này. Tôi chỉ xin phép được làm gia công cho bác mà thôi. Tôi không quan tâm tới thị trường ở bên đấy vì tôi chẳng biết mô tê gì cả. Nếu tôi biết rõ nhu cầu thị trường, rằng bi giờ có thể đang lờ mờ nhưng sẽ tiêu thụ được trong tương lai thì có lẽ tôi không cần CANH - TI - DÊ với ai.
    Nếu như bác chưa tìm thấy đối tác ngoài tôi thì bác cứ gửi cho tôi bản thiết kế (đã được đăng ký bản quyền) của bác, trên cơ sở đó tôi sẽ tính toán chi phí sản xuất ra một chiếc máy cộng thêm chút lợi nhuận, lãi vay...vừa đủ và báo lại cho bác. Nếu bác thấy có ăn thì ta cùng bắt tay làm. Tuy nhiên sẽ có một chiếc máy được làm ra để bác giới thiệu sản phẩm. Sau đó ta cùng nhau góp 50/50 cũng là mỗi bên chịu một nửa rủi ro.
    Có được không ạ. (Tôi đảm bảo bản quyền của bác sẽ được tôn trọng)
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Xin nói cho rõ:
    Bản quyền bây giờ chưa có, vì chưa có một thiết kế thành công,
    tức là chạy ra sản phẩm như ý muốn, hay là đạt yêu cầu.
    Tôi chỉ có bản vẽ, nhưng bản vẽ đó có thành công hay không,
    thì cần phải có người xài thử đã. Tôi mà đặt làm các chi tiết máy,
    rồi lại chạy thử, rồi lại thuê đặt làm lại, rồi thử lại, cho đến khi
    thành công, thì đâu cần nhờ bạn nữa? Đó là công việc gọi là
    Research and Development, một công việc làm trước khi ra
    sản phẩm. Công việc này rất tốn kém, nhất là làm ở Mỹ .
    Ví dụ, sản phẩm chưa tốt vì một chi tiết hơi dài . Nếu cắt ngắn
    lại vài milimét thì có lẽ tốt hơn, nhưng phải yêu cầu trong bản vẽ
    có chữa lại chiều dài chi tiết này là bao nhiêu milimet . Sau khi
    có bản vẽ mới, chi tiết mới được làm lại, và thử lại. Làm kiểu
    Hai Lúa, thì cứ làm đi làm lại mãi cho đến khi được . Sau đó
    mới đo kích thước các chi tiết mà đưa lên bản vẽ, và đi đăng ký
    bản quyền .
    Nếu tôi đưa bản vẽ cho bạn, đương nhiên bạn tính được giá tiền
    và tôi cũng biết giá tiền làm bên Mỹ, vì tôi có thể gửi bản vẽ các
    chi tiết đi đặt hàng ở Mỹ, nhưng máy làm theo bản vẽ không thể
    chạy tốt được, vì cái chance mà thành công ngay từ bước đầu
    thật là mong manh.
    Tôi có thể biết máy tôi thiết kế có thể có những điều có thể
    không được như mong muốn ở những chỗ sau:
    1- Lực đòi hỏi hơi quá sức so với bắp thịt người làm
    2- Trong lúc làm, công việc cho bột khó, lâu, và vương vãi nhiều
    Cái khó thứ nhất có thể điều chỉnh bằng số lỗ ép sợi bún .
    Cái khó thứ hai mới rắc rối, trước hết là độ chính xác giữa Xilanh
    và Piston, sau là chiều dài đường đi của Piston, và sau cùng,
    có thể có thiết kế vận hành khác tốt hơn.
    Sau khi có máy chạy tốt, mới đến chuyện đăng ký bản quyền và
    sản xuât máy bán. Vì thế, công nghiên cứu thử nghiệm phần lớn
    là nhờ bạn . Máy sẽ làm theo đơn đặt hàng, chứ không làm sẵn
    rồi chờ khách mua . Chẳng may khách nó mới thấy máy của
    mình, rồi giỏi hơn, về làm ra máy tốt hơn, bán chạy hơn, cạnh
    tranh với mình, thì mình ế máy bán cho đồng nát sao?
  9. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Tôi là dân cơ khí nên tôi có khả năng đánh giá được cái máy của CODEP thông qua bản vẽ của bạn. Ví dụ, loại truyền động belt này có hợp lý không, hay ta thay bằng truyền động bánh răng; cái bolt này đường kính lớn quá, có thể làm nhỏ đi, cái vô lăng này cũng thế, gọt nhỏ nó đi hơn nữa. Hoặc tỷ số S/D quá lớn (Piston Stroke & Piston Diameter) làm tăng tổn hao công cơ học này kia chẳng hạn. Hoặc kích thước của máy là phù hợp cho thao tác khi đứng hay khi ngồi, nếu phải cúi lom khom mà thao tác thì không được, đúng không? Tức là làm sao bớt được các chỉnh định kiểu Hai Lúa đi, lắp ra tháo vào, gọt gọt dũa dũa mất thời gian và tiền bạc lắm. Ông Ê-Đi-Sơn là một nhà thực nghiệm đại tài ngày xưa thôi, ngày nay trong R&D người ta không phải mất nhiều công như ông bởi vì đã có rất nhiều ngành trợ giúp, người làm thực nghiệm bi giờ cũng có rất nhiều kiến thức trong đầu hơn ông để không phải làm tới vài nghìn lần thí nghiệm mới có được sợi đốt của bóng đèn bằng Vôn-phờ-ram.
    Đấy là nói chuyện về kỹ thuật thuần tuý. Nói về làm ăn thì lại là chuyện khác. Trong vụ này CODEP phải make sure rằng cái máy đấy nó có hoặc nó sẽ có thị trường. Đó mới là điều quan trọng.
    Tóm lại, CODEP gửi bản vẽ cho tôi, chí ít tôi có thể có được một số góp ý cho bạn từ con mắt của một kỹ sư cơ khí có kinh nghiệm.
    OK?
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cám ơn bạn .
    Về mặt kỹ thuật thì bạn xứng đáng nhận công bản quyền rồi .
    Bản vẽ của tôi, nếu chỉ sửa chữa chút ít mà máy chạy thử tốt
    ngay, thì tôi mới dám nhận có phần trong đó . Dù sao, bản vẽ
    của tôi không đầy đủ, như thiếu chân, thiếu bệ, thiếu khung
    chẳng hạn . Nó chỉ có các chi tiết mấu chốt nằm lửng lơ trên
    không ở chỗ của chúng mà thôi .
    Về phần thị trường của máy, nhất định nó có, nhưng lớn đến
    chừng nào, thì tôi chưa hình dung trong óc được . Có thể nói
    mỗi bang ở Mỹ ít nhất cũng bán được vài cái . Ở những bang
    và thành phố có nhiều người Việt, cũng có thể bán được vài
    cái . Như vậy chỉ tính được số trăm, mà cũng còn đợi cho tiếng
    thơm bay xa mới được . Làm ăn lớn, thì phải đợi vài năm cho
    đến khi người Mỹ không Việt cũng thích ăn bún nữa . Lúc ấy,
    có lẽ phải có thiết kế mới với công suất lớn gấp mấy lần .
    Cũng có thể lúc ấy người khác nhảy vào và có bản quyền khác .
    Xin đợi mấy hôm nữa nhé, vì tôi cũng bận . Gắng vẽ để bạn có
    cái hình dung máy ra sao.

Chia sẻ trang này