1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vẽ kiểu và làm máy ép bún

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi CoDep, 14/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    Gửi bác Codep
    1.Làm bún bằng máy
    Về máy làm bún,tôi nghĩ bác có thể sử dụng máy đang bán nhiều ở nhà,nó quá rẻ,tuy công suất của nó (ngày trước là 400 kgs/h) có lớn,song bác cho máy chạy ít phút thôi. Cái dở là,phải mất 5 kgs bún đầu tiên chưa đẹp,sau máy mới chạy trơn được.Cũng có thể,đặt người ta làm cái máy nhỏ hơn nhiều,điều này dễ lắm. Cũng như việc làm bún thủ công,bác cũng phải rửa sạch máy sau khi dùng,cũng phải mất nửa giờ.Gửi sang Mỹ bằng bưu điện cũng dễ dàng.Bác cứ cho chạy máy thử,vì giá máy cũng thấp.
    Tôi nhớ hồi cuối 80x ,trọng lượng của cái máy ép bún có 45 kgs,đường kính của ống đùn bún là 180 mm. Trọng lượng của máy xay bột nước có 7 kgs, mà xay bằng đá chứ không phải xay như máy xay bột khô . Còn cái băng chuyền là nặng nề cồng kềnh nhất. Sau đó,vì không cần làm bún khô nên cái băng chuyền để sấy này bị xếp xó,bún ra là rơi xuống thùng nước rồi
    Như thế,chỉ có mỗi hai cái máy là vẫn làm bún tươi được.
    Thế nhưng,vấn đề không phải tại máy,mà tại khâu xử lý nước thải trước khi ra cống. Bác cũng biết, nước chua của bún rất hôi thối. Ở châu Âu,người ta không chấp nhận được việc đổ hàng m3 nước như thế vào cống. Thế là các cơ sở sản xuất ở đó phải làm chui,mà bị dân địa phương mách mỏ liên tục.
    Cũng vì thế,mà ông cụ tôi không làm các loại thực phẩm,mà cho một người bạn tất cả máy móc.
    Ở thủ đô Moscow chỉ có chừng 40 ngàn người Việt và số hàng quán ăn uống,dĩ nhiên,không thể nhiều như ở Mỹ được. Thế mà làm bún rất có lãi. Năm 2000 giá thành làm bún chỉ có 5 rúp/kg=
    $ 0.25 mà họ bán buôn tới 40 rúp/kg. bánh phở cũng được bán với giá đó. Chắc nhiều bác biết vụ bắn nhau trọng thương vì làm bún do cạnh tranh không lành mạnh. Kết quả sau đó chỉ có
    hai nhà làm thôi,mà đi đâu cũng có vệ sỹ.
    Ở Mỹ tôi cũng thấy bán bún,nhưng không hiểu sao kiểm dịch ở đó cũng chấp nhận cho việc sản xuất bún,chắc họ cũng phải làm nhập nhằng.
    2. Làm bún bằng tay :
    Ở nông thôn mình,nhiều nhà họ vẫn làm bằng tay. Tuy cũng vất vả nhưng giá nhân công rẻ thì làm thế được,chứ ở Mỹ làm sao như vậy được.
    Tuy nhiên,bác muốn thiết kế máy quay bằng tay. Tôi thấy đơn giản nhất là bác thử dùng máy xay thịt cỡ hơi lớn ,thay phần đầu ra bằng miếng thép có lỗ nhỏ hơn .
    Nếu bác muốn thiết kế rồi để ở nhà chế tạo,tôi nghĩ là cho người đến đặt tại cơ sở bán máy làm bún, trưóc đây mấy nơi đó ở Cát linh,bây giờ có thể ra hỏi chỗ gần sân Hàng Đẫy thử xem. Còn bản vẽ thì bây giờ ở Hà nội nhiều nơi dùng Solid Work hay phổ biến là AutoCad ,thậm chí Catia
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cám ơn bạn .
    Thật ra tôi không có ý định thiết kế rồi làm máy bán ở Mỹ, mà
    chỉ có ý định đặt làm máy ở ViệtNam rồi bán ở Mỹ thôi.
    Tôi vẫn còn chị và anh rể ở HN . Một cháu gái và chồng nó cũng
    ở HN. Em trai nó cũng có vợ và con ở HN . Điều đáng buồn là
    chị em chúng tôi bây giờ là 2 thế giới . Những điều tôi học được
    ở đây có nói lại với chị tôi thì chị tôi cũng lần không ra. Chưa
    bao giờ Anh Chị tôi giúp được tôi cái gì . Tôi có cảm giác Anh
    Chị tôi về thời Đồ Đá hay đã lên Tiên Cảnh gì đó rồi, mặc dầu
    Anh rể tôi có bằng đại học, các con đều từ Đại học trở lên cả .
    Tôi sẽ gắng thử nhờ các cháu xem sao. Phố Cát Linh có lẽ cũng
    gần Hàng Đẫy, phải không? Ngày xưa tôi ít đi lại quanh đó nên
    không nhớ được phố ấy nữa.
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Ở đây, đổ hàng nghìn mét khối nước xuống cống cũng không
    sao, chỉ phải trả tiền nước thôi, vì trong đó tính cả tiền nước
    cống rồi, mà tiền nước cống lại nhiều hơn tiền nước sạch .
    Không phải làm chui gì đâu, nhưng không được có mùi thối .
    Để không có mùi thối, thì nước phải đổ ngay xuống cống, chứ
    không để lâu trong nhà mình. Nếu làm bún khô hàng trăm tấn
    một ngày, thì nước thải có thể là vấn đề, nhưng các tiệm ăn thì
    không cần có hệ thống xử lý nước thải bao giờ cả.
    Máy xay thịt mà đùn bột bún thì không tốt, vì nó không đột ngột
    đùn và đột ngột ngừng được ngay. Vả lại đầu ra lại nằm ngang
    chứ không thẳng đứng xuống nồi luộc bún. Cách cho bột vào
    máy xay thịt cũng không hay, tuy rằng tôi chưa nghĩ ra cách hay
    để cho bột vào máy ép bún.
    Suy đi nghĩ lại, có thể đây cũng là ý kiến hay, khi ta làm đầu ra
    cong xuống đến thẳng đứng có lẽ cũng tốt. Chuyện không đột
    ngột chạy và ngừng không biết có ảnh hưởng xấu đến sợi bún
    không, chỉ có chạy thử mới biết được .

Chia sẻ trang này