1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về Le Corbusier -Kiến trúc là môn nghệ thuật thuần tuý?

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi Egoist, 14/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    úi mấy bác làm gì hỏi nhiều thế
    tôi xin trả lời câu này trước nhá!
    tất nhiên ai cũng có mục đích cả! tôi không phê phán 3 trong bốn tứ trụ kia mà chỉ thử nghĩ lại một chút những đánh trước đây đối với họ
    hầu như tầm ảnh hưởng của 3 người kia không rộng lớn...bằng Le bởi đơn giản họ là kiến trúc sư nhưng không phải là nhà văn hoá hay theo tôi nghĩ chưa đáng được gọi như thế.
    cho nên theo tôi kiến trúc sư Việt phải bắt đầu từ sự tìm lại nền văn hoá mất bản sắc bằng cách góp phần khôi phục lại nó.
    ... Le Corbusier chả bắt đầu từ sự tìm tòi những giá trị cổ xưa của Hi-La đó sao ???
    nhưng văn hoá đây không phải là những cái gọi là kiến trúc truyền thống.
    less is more
    câu này đã nói hết ý. Liên tưởng đến câu vạn pháp quy chân của phương đông vậy! Nhưng còn lâu Mies mới biết câu này!!!
    theo tôi Mies muốn nói đến " Một quá trình". Nôn na thế này suy nghĩ nhiều hơn thì sản phẩm càng tiện lợi hơn chặt chẽ hơn. điều này là rất tốt với thời đại CMKHKT mà Mies đang sống. Nhưng đây cũng chính là điểm yếu chí mạng. Bởi vô hình trung kiến trúc của ngài Mies là thứ máy móc hoá ( công nghệ hoá). Ông ta tập trung trả lời câu hỏi tôi sẽ đi theo hướng nào chứ không phải trả lời câu hỏi rất phức tạp của kiến trúc là tôi phải giải quyết chúng trong mối quan hệ này như thế nào?
    quy trình sáng tạo của Mies về hình thức cũng tương tự người ta gói bánh chưng: chọn vật liệu nếp và nhân (liệt kê những các yếu tố cấu thành )- gói bánh bằng lá dong (sắp sếp ) - vuốt nếp cho vuông vức (nhất thể hoá)<--- tôi tạm gọi là thế
    Vậy giai đoạn nhất thể hoá là một giai đoan "khoa học" nhất của Mies. Với mục tiêu làm vuông vắn hình thù ( chứ chưa phải là đánh trộn đảo lại nếp và nhân bởi bánh đã gói còn đâu) của cái "bánh chưng kiến trúc", cho kiến trúc ông ta đã có phát kiến dư thừa trong quá trình sáng tạo để cho ra sản phẩm mà ông cho là có tổ chức và dễ hiểu
    nhưng ta cũng biết bánh chưng vốn dĩ không cần vuốt nếp nó vẫn thẳng thớm( tất nhiên không thẳng lắm!)
    vuốt bánh chưng làm gì
    nhất thể hoá làm gì!
    đó là câu hỏi mà kiến trúc hiện đại không trả lời được ! Nó làm cho kiến trúc hiện đại tự mâu thuẫn lấy mình
    về không gian thoáng rộng không ngăn chia theo quan niệm của Mies tôi không phản đối
    less is more đã hướng kiến trúc đến một cái đẹp chân thực bị dấu diếm. "Một quý bà cố che cái corset của mình" lời của Venturi chế diễu Seargram building!!!?
    viết vội nên đừng chê! hà hà
    bernard schumirz<--- nhiều thời kỳ sáng tác cũng như christian de portzamparc vậy mà! xếp gì mà chả được phải không?
    Được Egoist sửa chữa / chuyển vào 04/07/2002 ngày 08:54
    Được Egoist sửa chữa / chuyển vào 04/07/2002 ngày 09:00
  2. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Chưa
  3. ktstran

    ktstran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2002
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    hề hề...cô em nhà máy nước gì mà gay gắt thế.
    chỉ bảo thì không giám nhưng bàn luận thì có.
    cô em muốn nói chuyện về đề tài gì nào?
    tôi cũng như bao người tập toẹ lên mạng rồi vào BOX này coi thử xem tình hình KT nước ta dạo này thế nào, anh em làm ăn ra sao. như vậy có gì sai không?
    tôi dám nói: kiến thức thì không ai hơn ai cả nhưng phải có bản lĩnh đã rồi mới SỐNG TRÊN CÕI ĐỜI NÀY
    ....................................??
    TAT
  4. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    tôi đã trả lời bác rồi đó! ở trang 2 cơ mà? ( thế mà bác lại tỏ ra quan tâm!?!)
    MK! lần sau tớ đây đíu thèm nói cho rách việc
  5. ktstran

    ktstran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2002
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    [quote-Egoist viết lúc 18:35 ngày 05/07/2002:tôi đã trả lời bác rồi đó! ở trang 2 cơ mà? ( thế mà bác lại tỏ ra quan tâm!?!)
    MK! lần sau tớ đây đíu thèm nói cho rách việc
    [/QUOTE]

    gì đấy? không nên chửi bậy chứ.
    hôm qua tôi bận quá, không có thời gian ngồi viết cho chín chắn được. xin lỗi nhé. . . hề hề ..
    cậu có biết câu "cho nó nặng thì nó nặng, mà cho nó nhẹ thì nó nhẹ " không? theo tôi kiến trúc cũng như vậy thôi. có người cho là dễ dàng, nhưng có người cho là rất phức tạp. kiến trúc là thứ hiện hữu ngay trước mắt ta, rõ mồn một, ta không cần phức tạp hoá nhiều vấn đề trong một không gian nhưng cần làm rõ mục đích sử dụng và nét đẹp của không gian kiến trúc đó. nhiều công trình trình không cần nói nhiều, không cần tốn nhều giấy mực nhưng bản thân nó vẫn đẹp đấy thôi. như thế là "less is more" đó. hãy đơn giản hoá nhất mà vẫn lưu giữ được cảm xúc đó là lối sống hiện đại và công nghệ. hơn nữa con người phải sống phù hợp với thời đại mình đang sống như thế ta nên kTHĐ hay HẬU KTHĐ?
    tôi thấy cậu ví dụ hình thành 1 công trình KT như gói 1 cái bánh trưng kể cũng ngộ đấy. bất kể cái gì thì cũng thế thôi, bao giờ cũng gồm 2 thành phần chính (hình thức và nội dung) và như vậy 1 c.trình KT sẽ tạo nên bởi (sức sáng tạo KTS và công nghệ, vật liệu xd ).
    theo Egoist thì cái đẹp chân thực sẽ là gì? có phải là cái đẹp của sự đắp điếm hay nó và cái đẹp tự thân của nó.
    rất mong nhận được sự trả lời của cậu!!!
    chào, TAT
  6. khuong147

    khuong147 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2002
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Chào bác Eg! Em la kẻ sinh sau đẻ muộn, chắc thế vì nghe giong văn của bác cũng cưng cứng, thấy bác chê bai cũng tài đấy chứ. Em đã từng xem một bài báo phân hạng các KTS thế này: Chúng ta có thể chia ra ba loại: Một là những người nỗ lựclao động sáng tạo bằng tất cả tâm huyết củamình và đã thành công không ít ( theo một tiêu chí nào đó) nhưng về cuối họ chua chát nhận ra rằng tất cả chưa thấm tháp gì cả; loại thứ hai là những KTS ( gọi theo danh vị được ghi trong bằng tốt nghiệp) sống và thành danh nhờ tài vẽ bằng mồm và phê phán đả kích người khác. Họ chẳng có gì để lại cho đời ( theo quan điểm sử dụng) ngoài mấy bài viết và mấy bài diễn văn một thời vang bóng. Loại thứ ba là cái bóng của một trong hai loại kia. Em ghét nhất cái loại thứ hai kia đấy bác ạ! Không biết bác rơi vào nhóm nào nhỉ??? Làm được một công trình có ý nghĩa sẽ minh chứng cho những gì bác mong muốn. Kiến trúc không chỉ là một ngành có tính kỹ thuật mà còn có chất "nghệ" trong đó nữa chứ. Chất "nghệ" này phải thật riêng và có cá tính của người KTS thì mới thật đậm đà bác ạ! Sao chúng ta không đưa các tác phẩm của nhau ra để mổ xẻ xem có gì trong đó nhỉ? Các bậc thầy đáng kính kia cũng đáng để nể phục và bàn cãi về họ lắm nhưng có ích gì chứ khi chúng ta cứ thảo luận một cách vô bổ rằng ai hơn ai trong "top 4" đó nhỉ????
    Các bác thấy sao? Cho xin vài câu tỏ bày ý kiến cái!!
    ]red]
    khuong
    [/red]
  7. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    cái đẹp!
    trước hết là cái quan niệm!
  8. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    tôi không chê bai các bác trong tứ trụ nhá, tôi chỉ nhận thức lại vai trò của họ theo quan điểm cá nhân.
    ngành nào cũng có thể phân chia được như thế cả !
    tất nhiên tôi cũng làm được một số công trình! nhưng chả đáng nói làm chi!
    ... bởi trên tôi có chủ nhiệm đồ án, trên chủ nhiệm đồ án có viện trưởng, trên viện trưởng có bộ xây dựng và trên hết có chủ đầu tư.
    ... khi nào đó tôi có một công trình thật ưng ý! tôi sẽ post cho bác xem!
    thực ra tôi không phải kẻ nói giỏi đâu, nhảy múa cuồng loạn vậy thôi, ai chả làm được!
  9. Tadao_Ando

    Tadao_Ando Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Cãi nhau om củ tỏi
    Tadao_Ando-chi la` 1 cai nick,ta'nhien ko dam' tu so sanh min`h voi' bac vi~ nhan nhung đo' la`1 phong cach', 1 tư duy số 1
  10. chutichh2o

    chutichh2o Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    ; loại thứ hai là những KTS ( gọi theo danh vị được ghi trong bằng tốt nghiệp) sống và thành danh nhờ tài vẽ bằng mồm và phê phán đả kích người khác. Họ chẳng có gì để lại cho đời ( theo quan điểm sử dụng) ngoài mấy bài viết và mấy bài diễn văn một thời vang bóng.

    cai nay thi toi ko cung quan diem roi, chang nhe ban ko hieu ho dong mot vai tro rat quan trong hay sao? nen nho la trong kluan sau Dai hội KTS gân đây ở VN, có một thực tế là " nền phê bình lý luận KT nuớc ta quá kém" ( Tạp chí KT)
    trăn trở của sv KT , có thể là cả của KTS la : thế nào là đẹp( ít ra là tôi thấy thế) , nhìn một công trình đuợc giải Pritzker mà ko hiểu thực sự cái hay của nó, biết các truờng fái KTr, hiểu lý luận của nó thì mới dần hình thành quan điểm sáng tác và cái " tôi " trong nghề chứ? bạn bảo bạn tôn sùng chủ nghĩa công năng, hay kiến trúc phi tuyến tính, .. bạn cũng fải hiểu nó chứ, và vai trò của một nhà fê bình, tổng kết là cực kỳ quan trọng
    tôi chỉ muốn KL một điều, topic này cần đưọc duy trì con đường của nó, nếu ai muốn có cái nhìn tổng quan sơ lược về xu hướng KT thế giới thì đọc" các xu huớng kiến trúc thế kỷ XX" ai con biết sách nào hay về fê bình liệt kê ra nhé
    QUAN TRỌNG KHÔNG PHẢI LÀ ĐIỀU GÌ XẢY RA VỚI BẠN. MÀ BẠN ĐÃ LÀM GÌ SAU ĐÓ

Chia sẻ trang này