1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về một chuyện không nhỏ

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi duachuotmuoi, 04/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duachuotmuoi

    duachuotmuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Về một chuyện không nhỏ

    Người ta thường rút tít bài phỏng vấn bằng cách chọn một câu trong chính trả lời của nhân vật, đúng không?.Thế bạn đã khi nào gặp trường hợp cái tít ấy nói tóm lại chẳng có trong bài,nghĩa là không phải người đó nói ra chưa?.Thưa bạn,hơi bị nhiều đó.Nhưng nhiều hơn là câu được ?o..?để làm tít kia sai với câu thực trong bài độ một vài chữ,chỉ một vài chữ thôi,nhưng đủ để ..biến nhân vật thành thằng cha đại ngốc.Tiếp tục: Bạn có biết bao nhiêu phần trăm độc giả dừng lại sau khi đọc tít không?.Không à?.Tôi cũng không biết,nhưng không ít tý nào.
    Để ví dụ:
    Thứ ba, 4/1/2005, 10:33 GMT+7



    ''''Buôn lậu không thể chống, chỉ có thể ngăn''''

    Phó Chủ tịch UBND Lạng Sơn Dương Thời Giang.
    Đó là khẳng định của ông Dương Thời Giang, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về tình hình buôn lậu đang "sôi động" tại đây. Phóng viên VnExpress đã có cuộc phỏng vấn ông Giang ngay sau chuyến thực địa từ biên giới trở về.
    - Ông đánh giá thế nào về tình hình buôn lậu của Lạng Sơn thời gian gần đây?
    - Buôn lậu ở Lạng Sơn đã diễn ra trong một thời gian dài và đến nay vẫn chưa hẹn được thời điểm chấm dứt. Ngoài đồ điện tử và đồ dân dụng gia đình lúc nào cũng là mặt hàng "nóng", thì tháng 5-6 vừa rồi nổi lên mặt hàng đĩa compac. Sau khi công an đánh mạnh, mặt hàng này có chiều hướng giảm. Đến tháng 7-8 lại xuất hiện tình trạng gà nhập lậu. Cuối năm, tình hình gà vừa lắng xuống thì lại nổi lên vấn đề tiền giả. Đây là vấn đề rất phức tạp.
    - Vậy những khó khăn trong việc chống lậu là gì, thưa ông?
    - Do Lạng Sơn có rất nhiều đường tránh, đường mòn, nên không lực lượng nào có thể giăng cho kín, chặn cho hết mỏi nẻo chống lậu. Việc ngăn chặn cư dân biên giới vận chuyển hàng lậu là rất khó. Còn những khó khăn cụ thể trong xử lý thì rất nhiều. Tôi lấy ví dụ như việc xử lý gà lậu. Quy định thì phải cách ly 15 ngày.Gà tốt thì được bán, gà bệnh, phải tiêu huỷ. Gà ốm thì phải chăn. Nhưng thực tế, với những chuyến hàng vài tấn gà, thì không thể có năng lực để chăm, nuôi nên đành phải tiêu huỷ. Mà đã tiêu huỷ thì không có tiền trích thưởng cho anh em chống lậu. Hay như thuốc trừ sâu. Một cân thuốc trừ sâu, giá 4.000 đồng, nhưng để tiêu huỷ thì cần kinh phí 40.000 đồng, gấp 10 lần giá bán. Do vậy khi bắt được hàng này anh em không biết xử lý thế nào.
    Trong chống lậu, lâu nay chúng ta chỉ có những biện pháp như dàn quân, kiểm tra, kiểm soát tịch thu hàng? nhưng hiệu quả không cao. Giống như quả bóng đầy hơi, bóp chỗ này nó lại phình ra chỗ khác. Tôi cho rằng, khi sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp thì khó có thể triệt tiêu được tình trạng buôn lậu mà chỉ có thể ngăn chặn hạn chế. Đó chính là bài toán kinh tế mà một mình Lạng Sơn không thể giải được.
    - Như vậy có thể hiểu, buôn lậu ở Lạng Sơn là đương nhiên và sẽ không thể chấm dứt?
    - Theo tôi, hàng lậu phải chống bằng biện pháp kinh tế chứ không thể bằng xử lý hành chính. Chừng nào còn có sự chênh lệnh về giá cả các mặt hàng thì còn có hiện tượng buôn lậu. Còn ở Lạng Sơn, cho đến lúc này, chúng tôi cho là đã kiểm soát được tình hình buôn lậu. Điều này thể hiện ở chỗ sau vụ Hang Dơi đã không có những tụ điểm, các đường dây buôn lậu lớn. Hàng lậu chỉ được đưa vào ở dạng nhỏ lẻ.
    - Không có những đường dây lớn, nhưng sau vụ Hang Dơi một thời gian ngắn, hàng lậu từ Lạng Sơn chuyển về lại tràn ngập Hà Nội và các tỉnh lân cận. Phải chăng hiệu quả của công tác chống lậu chưa cao?
    - Hậu quả của vụ Hang Dơi chính là để đường dây buôn lậu này hình thành quá lâu. Nói Lạng Sơn không còn các đường dây buôn lậu là chủ quan. Thực chất các đường dây này chỉ tạm thời ẩn mình, hoặc chuyển phương thức hoạt động theo chỉ đạo từ xa. Khách quan mà nói, hàng lậu đúng là không giảm. Vì ngay cả khi làm thật chặt mà chỉ áp dụng các phương thức hiện nay thì có làm hết sức cũng không chống được hàng lậu. Như tôi đã nói, vấn đề là nội lực của cả nền kinh tế, chứ không chỉ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của một ngành hay một địa phương. Tuy nhiên, chúng tôi c ũng không thể vin vào lý do đó mà làm ngơ cho buôn lậu. Một trong những ví dụ minh chứng cho quyết tâm này là công tác cán bộ. Với những cán bộ vi phạm bị bắt quả tang thì chúng tôi xử lý ngay. Còn với những cán bộ có biểu hiện bất thường, bị dư luận phản ứng thì cũng phải cho luân chuyển. Trên mặt trận này, chúng tôi vừa phải lo chống hàng lậu vừa phải lo chống tiêu cực ngay trong đội ngũ cán bộ.
    - Có ý kiến cho rằng, Lạng Sơn "mở cửa" cho buôn lậu để tăng nguồn thu và thực tế năm nào Bộ Tài Chính cũng giao chỉ tiêu thu chống lậu cho Lạng Sơn. Ông lý giải điều này như thế nào?
    - Đúng là có ý kiến nói, Lạng Sơn tạo điều kiện cho hàng lậu vào vì theo họ, đằng nào cũng không chống được nên cứ để hàng lậu vào để còn thu thuế, coi như tạo thêm nguồn thu. Nhưng quan điểm của tỉnh không phải như vậy. Ngay chúng tôi cũng đặt vấn đề với trung ương là tại sao năm nào cũng đặt chỉ tiêu cho Lạng Sơn thu chống buôn lậu mỗi năm 20-30 tỷ. Sau này, Bộ Tài chính "uyển chuyển" hơn: giao cho Lạng Sơn ?othu từ nguồn khác? 30 tỷ.
    - Và muốn đạt chỉ tiêu "thu từ nguồn khác" thì Lạng Sơn phải cho buôn lậu vào?
    - Chúng tôi có yêu cầu Bộ Tài chính dẫn giải nguồn thu khác là nguồn thu nào, thì được trả lời là từ trước đến nay Lạng Sơn vẫn có nguồn thu từ chống buôn lậu nên phải giao thu. Mà đúng là thu được thật, chỉ có điều không gọi hẳn ra là thu chống lậu mà thôi. Nhà nước cũng biết là có nguồn thu này nên không thể bỏ đi mà vẫn phải ghi trong dự toán. Năm 2003 chúng tôi "bị" giao chỉ tiêu thu 30 tỷ, năm 2004 giảm xuống 15 tỷ nhưng chúng tôi vẫn thu được 30 tỷ. Còn năm nay, chúng tôi không giao chỉ tiêu thu cho các huyện cũng không được vì nếu không giao thì không ai kiểm soát nguồn thu này. Đương nhiên, không thể lấy việc đó mà làm ngơ để buôn lậu hoành hành được. Chúng tôi phải xử lý hài hoà vấn đề này.
    - Vậy chỉ thị tăng cường chống buôn lậu dịp cuối năm của Chính phủ sẽ được triển khai như thế nào?
    - Vừa rồi chúng tôi đã chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp, kiểm tra chặt chẽ để ngăn chặn hàng lậu trong những ngày cuối năm này. Hiện, cũng chỉ biết tăng cường kiểm tra kiểm soát vậy thôi chứ cũng không có biện pháp gì mới. Năm nay, đáng mừng là pháo, văn hoá phẩm và đồ chơi bạo lực trẻ em giảm hơn hẳn so với cùng dịp này năm ngoái. Nhưng có thể đây chỉ là trạng thái nghe ngóng chờ thái độ của các lực lượng chức năng. Do đó, chúng tôi sẽ không thể lơi là được.
    Phạm Hiếu
    Các tin khác:
  2. Bonie3

    Bonie3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2004
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    (Vỗ tay....)...
    Tớ hoàn toàn ủng hộ quan điểm của đằng ấy.
    Quả nhiên có rất nhiều bài viết được rút tít theo kiểu trích dẫn lời phỏng vấn mà thực chất câu đó khong có trong bài, hoặc nghiệp vụ phóng viên kém nên trích dẫn chẳng ăn nhập gì so với nội dung bài.
    Điều này có lẽ bắt nguồn từ cái "gốc", nghĩa là phóng viên chưa được đào tạo một cách cơ bản và sát với thực tế. Báo giấy thường ít lỗi này hơn báo điện tử. Nguyên nhân là do tính "ăn xổi" của các tờ báo điện tử và sự tắc trách của đội ngũ thư ký toà soạn.
    Gớm.... trước đây chửi VNN mãi, bây giờ cũng kha khá lên được một chút. Thế nhưng cứ khi nào tớ chui vào mục "Chính Trị", đọc bài của con bé Việt Lâm (chẳng hiểu bút danh hay tên thật), tớ lại muốn mửa vì hiểu biết kém, nhưng hay học đòi chơi chữ... he he....
  3. comnguoirangtrung

    comnguoirangtrung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2004
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    ai muốn học hỏi tham khảo về rút tít bài thì có thể mua quyển:NGÔN NGỮ BÁO CHÍ do thầy VŨ QUANG HÀO trường ĐHKHXHNV viết.thầy dạy về ngôn ngữ tiếng Việt và ngôn ngữ báo chí.tớ nhớ mãi câu nói của thầy:trước khi học làm báo,hãy học cho tốt tiếng Việt.mà khổ nỗi những đứa ngu thì lại hay chơi chữ.tít bài là hơi bị quan trọng đấy.như cái bài phỏng vấn mà duachuotmuoi đưa lên,tớ chỉ đọc mỗi...cái tít thôi.hì hì
  4. yappi

    yappi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy bài của Việt Lâm đ­u­o­c đấy chu­. Dù viết đúng là đôi khi ho­i làm to quá nh­u­ng dám nghĩ, dám viết. Phóng viên trẻ mạnh dạn nhu­ vậy bây gio­ đang cần la­m. Bạn thu phân tích xem bạn không thích Việt Lam o­ điểm nào đ­u­o­cj không ?
  5. alexanderthegreat

    alexanderthegreat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    4.053
    Đã được thích:
    0
    Mình không phải dân báo chí nhưng thỉnh thoảng đọc title báo thì cung thấy buồn cười,đặc biệt là mấy bài về phỏng vấn văn nghệ sĩ đăng trên VNexpress. Người ta cứ diễn giải lời của người được phỏng vấn, biến thành title của bài nghe như khẳng định của báo ấy.
    Tiếc là văn nghệ sĩ mình thường trình độ không cao mà lại thích nói chữ nên mấy câu nghe rất "hề" như kiểu "Xuân Lan không muốn mình là cái bánh bị thiu" (http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2004/10/3B9D79B4/) hay "Xuân Lan ''xù lông'' để đâm lại chính mình" (http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2004/09/3B9D67C5/)
    the gr8
  6. Bonie3

    Bonie3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2004
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Hề hề... chẳng biết đằng ấy có phải người nhà của VNN không, cũng chẳng sao, cứ coi như độc giả bình thường đi, chúng ta sẽ lai tranh luận về VNN nói chung và Việt Lâm "dám nghĩ, dám viết'' của đằng ấy...
    http://www.vnn.vn/chinhtri/doingoai/2005/01/361545/
    Trên đây là đường link bài viết gần đây nhất mà tớ tìm được của con bé Việt Lâm dở người. Yappi thử đọc xem rồi cho tớ nhận định nó hay hớm ở cái điểm củ chuối nào nhé.... híc híc.... lỗi sơ đẳng về nghiệp vụ báo chí thì đầy rẫy rồi đấy....
    Mong tin đằng ấy...
  7. yappi

    yappi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Tôi không phải dân VNN. Nh­u­ng đi họp báo vài lần thấy Việt Lâm hỏi sac sảo và xông xáo thì có ý muốn khuyến khích thôi. Phóng viên đối ngoại nhu­ thế không có nhiều đâu. Đa số không hỏi, hoa­c hỏi thì là nhu­ng câu lễ tân xã giao nhạt hoét. Viết bài đối ngoại thì cũng th­uong có công thúc sa­­­n.
    Ban có thể phân tích chi tiết xem bài của Việt Lâm bạn đ­ua lên có lỗi gì về nghiệp vụ để chúng tôi còn học hỏi ???
  8. duachuotmuoi

    duachuotmuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Các bác đừng lạc đề nhé.hãy phân tích cái tật rút tít này vì nó phổ biến lắm,còn về nhà báo nào hay dở bàn sau.Hôm nay tôi lại đọc ở Thể thao&Văn hoá bài PV có tít" Nhà hát truyền hình đóng cửa: Vì sao?Sau đó lời PV thì hungd hồn về chuyện "VTV khai tử NHTH".".Đọc cả bài thì ..than ôi,lại thấy nó có đóng cửa gì đâu,mà mở thêm một mục khác nữa.Còn buổi truyền trực tiếp tháng 1 bị trục trặc do ông đạo diễn Lê Chức bận,nhà hát khác thay vào cũng chỉ có thể vào sau Tết.Vậy cho nên tháng 1 nó hoãn.
  9. hungjvn

    hungjvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Vote bạn Yappi vì sự nhã nhặn. Thực tình mình rất dễ xúc động trước những người nhã nhặn. Nếu bạn ở trước mặt tôi, tôi sẽ tặng bạn một bó hoa Hàng Lược. Khổ cái, trước mặt tôi là cái máy tính, đành vote 5*.
  10. biettuot82

    biettuot82 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Em đọc qua bài báo đấy thì thấy "Không biết có phải do tác giả quá phấn khích hay không, mà lại sử dụng rất nhiều cụm từ ngữ trích dẫn trong dấu nháy(" "), hoặc là từ lóng.Cá nhân em thấy điều này hơi phản cảm vì nó cho thấy sự hạn chế trong việc truyền tải thông tin qua cách diễn đạt của nhà báo này (Em không dám chê bai! Có thể đây là khuyết điểm vô ý của tác giả bài viết).
    Câu cuối bài "Đúng như một nhà ngoại giao phương Tây từng nhận xét: năm 2004, VN là nơi "hội tụ" của thế giới."---> Cá nhân em thì không thấy lạc quan lắm qua thông tin này, nên em thấy việc khẳng định "đúng như..." hơi khuôn mẫu và cứng nhắc như "Những bài văn mẫu".Bọn Tây nó rất giỏi khen và ko bao giờ hà tiện về lời khen cả, nó khen mình, mình sướng, còn nó thì được việc, chứ có mất gì đâu.Bởi vậy, em nghĩ các nhà báo nên tỏ ra thận trọng hơn về lời khen của bọn nước ngoài.
    Vài ý kiến lủng củng ! Đầu tuần vui vẻ !

Chia sẻ trang này