1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về một số thuật ngữ văn học

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Tao_lao, 12/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Ngô Tự Lập 09.09.2002
    Vâng, đúng là tổ chức ngôn ngữ tạo nên tính thơ
    Quốc Việt đã rất đúng, và đó có lẽ là điều duy nhất thuyết phục, khi khẳng định rằng "Ngô Tự Lập đã không đánh đổ được luận điểm của tác giả Phan Ngọc". Ðúng, Ngô Tự Lập đã không đánh đổ được Phan Ngọc. Ðó là vì hai lẽ:
    Trước hết, người ta chỉ có thể đánh đổ những luận điểm đứng được, trong khi luận điểm của Phan Ngọc thì không có khả năng đó. Xin nhắc lại một nguyên tắc sơ đẳng: để phủ định một kết luận, người ta chỉ cần đưa ra một trường hợp sai. Với định nghĩa của Phan Ngọc, khi tôi đưa ra ví dụ câu đối, để bảo vệ nó, ông Quốc Việt buộc phải chứng minh rằng: (i) Câu đối không đáp ứng các điều kiện của định nghĩa (thiếu ít nhất một trong hai điều kiện quái đản, và bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và, phải suy nghĩ); hoặc (ii) Mọi câu đối đều đáp ứng các điều kiện của định nghĩa và đúng là thơ. Ðiều này Quốc Việt không hề làm và tôi tin chắc không thể làm được. (Xin nói thêm rằng nếu Quốc Việt chứng minh được rằng những ví dụ tôi đưa ra đều sai thì vẫn chưa đủ để khẳng định rằng định nghĩa của Phan Ngọc đứng được: để khẳng định một kết luận người ta phải chứng minh được rằng nó đúng với mọi trường hợp).
    Thứ hai, Quốc Việt đã (cố tình hay hữu ý ?) mô tả không đúng cái gọi là "mấu chốt" trong luận điểm của Phan Ngọc. Ông Phan Ngọc nói "Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản..." chứ không phải là "được quy định bởi" như trong cách mô tả của ông Quốc Việt. Nếu Phan Ngọc nói "Thơ được quy định bởi..." thì tôi đã không phản đối. Có điều, tôi cho rằng ngoài tổ chức ngôn ngữ, thơ còn được bị quy định bởi một loạt yếu tố khác như tu từ, ngữ nghĩa, trình độ và tâm lý người đọc...(Chính vì lẽ đó, tôi chọn câu thơ của Dương Tường "Tôi đứng về phe nước mắt". Trong trường hợp 1 và 3, nội dung văn bản tuyệt đối giống nhau, còn nếu đọc thì cả ba trường hợp 1, 2, 3 đều không có gì khác. Cái khác ở đây là văn cảnh được quy định bởi đầu đề hoặc những mô tả bên ngoài văn bản. Xin Quốc Việt nhớ lại cho rằng tôi viết "Trong trường hợp này..." chứ không phải là "Trong mọi trường hợp").
    Tôi cho rằng người ta có thể định nghĩa thơ bằng nhiều cách khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong đó có cách tiếp cận theo quan điểm cấu trúc. Trong bài viết của mình tôi phản bác định nghĩa của Phan Ngọc chứ không phản bác một định nghĩa theo quan điểm cấu trúc. Hơn nữa, ở đây Quốc Việt lại có một nhầm lẫn khác: cái "tổ chức ngôn ngữ" chỉ là một phần của cấu trúc tác phẩm mà thôi.
    Một định nghĩa thơ dù trên quan điểm nào cũng có thể và chỉ có thể chấp nhận được nếu như nó cho phép phân biệt thơ với các loại văn bản khác. Những chứng minh của tôi cho thấy rằng định nghĩa của Phan Ngọc không làm được điều đó. Nói rõ hơn, nó cho thấy rằng mọi thể loại văn học đều "là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và, phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức này." Vì thế, định nghĩa thơ dựa trên "cách tổ chức ngôn ngữ" phải chỉ ra đặc điểm về tổ chức ngôn ngữ mà thơ và chỉ thơ mới có, hay nói như Quốc Việt, phải chỉ ra "chuyện quái đản ấy là gì". Nếu không, làm sao luận điểm của Phan Ngọc có thể đứng được để có thể bị "đánh đổ"?
    Về bản chất, Quốc Việt cũng đã phủ nhận định nghĩa thơ của Phan Ngọc khi viết : "Thế thì liệu có một kết luận hợp lô gích hơn: chính các yếu tố tổ chức ngôn ngữ đã tạo nên ấn tượng thẩm mĩ và tính thơ của văn bản?1". Như vậy, trong quan niệm của Quốc Việt, các yếu tố tổ chức ngôn ngữ đã tạo nên "tính thơ" chứ không phải tự thân nó là"tính thơ", tức là cái bản chất của thơ mà Phan Ngọc và tôi đang cố gắng định nghĩa. Lời khẳng định này có lẽ còn phải bàn thêm, nhưng nó cho thấy rằng Quốc Việt đã có sự nhầm lẫn đáng tiếc. Nó tương tự như sự nhầm lẫn giữa định nghĩa "hội trường là nơi để hội họp" với việc khẳng định rằng "cấu trúc của toà nhà tạo nên tính năng của một hội trường" vậy.
    Vâng, đúng là cấu trúc toà nhà (và những yếu tố khác như vật liệu, địa điểm, màu sắc, trang thiết bị...) tạo nên tính năng của một hội trường.
    Vâng, đúng là tổ chức ngôn ngữ (và một số yếu tố khác) tạo nên tính thơ.
  2. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Quốc Việt 22.09.2002
    Trao đổi về bài "Vâng, đúng là tổ chức ngôn ngữ tạo nên tính thơ"
    Cám ơn anh Ngô Tự Lập đã có bài trao đổi với bài viết của tôi. Để đáp lại sự quan tâm của anh, tôi xin trình bày thêm một vài suy nghĩ. Tôi xin được nhắc lại là tôi không tham gia vào việc định nghĩa thơ mà chỉ trình bày một vài suy nghĩ của mình nhân đọc bài "Thơ - hay là cái chết của thời gian" của Ngô Tự Lập.
    Trước hết, tôi xin mạn phép bàn về chỉ một ý kiến trong bài gần đây nhất của anh Ngô Tự Lập:
    "Trước hết, người ta chỉ có thể đánh đổ những luận điểm đứng được, trong khi luận điểm của Phan Ngọc thì không có khả năng đó. Xin nhắc lại một nguyên tắc sơ đẳng: để phủ định một kết luận, người ta chỉ cần đưa ra một trường hợp sai."
    Tôi thì lại nghĩ đơn giản rằng, trước khi đánh đổ, làm sao người ta biết rằng chúng đứng được hay không có khả năng đó? Ít nhất, khi viết bài phản bác định nghĩa của Phan Ngọc, Ngô Tự Lập hẳn đã giả định rằng định nghĩa đó đang đứng. Hay anh Ngô Tự Lập đã phí phạm sức của mình cho một cái không gì cả để lót đường cho định nghĩa của mình?
    Khi anh Ngô Tự Lập cho rằng chỉ cần một trường hợp sai để phủ định một kết luận thì tôi e rằng quá khe khắt. Theo tôi, mỗi một định nghĩa hay thậm chí qui luật đều có một mục đích và một miền xác định nhất định. Điều quan trọng hơn việc định nghĩa đó tuyệt đối đúng hay sai có lẽ là việc chúng được dùng để làm gì và cách chúng được xây dựng ra sao. Sự hợp lí và miền xác định tương đối rộng làm nên sự đúng đắn, nhất là trong trường hợp mà một định nghĩa ngắn gọn duy nhất cho Thơ hầu như là điều không tưởng và thậm chí vô nghĩa. Có lẽ vì vậy mà tôi chờ đợi một sự phản bác lại bài "Thơ là gì" không phải ở chính định nghĩa mà là những luận điểm khai triển của nó, điều mà tôi hầu như không thấy trong bài "Thơ - hay là cái chết của thời gian".
    Trong bài viết trước, khi đưa ra các suy nghĩ của mình, tôi không hề có ý định chứng minh rằng Phan Ngọc hay Ngô Tự Lập đã sai ở đâu, hay là phủ nhận các quan điểm đã được các anh nêu ra (ngay cả khi tôi sử dụng lại các ví dụ của anh). Trên thực tế, hình dung và ý nghĩ của tôi về thơ rất gần với của Ngô Tự Lập, và nếu phải phản bác lại điều gì thì có lẽ tôi sẽ chọn bài "Thơ là gì" của Phan Ngọc. Nếu anh Ngô Tự Lập nhất quyết cho rằng tôi muốn chứng minh Phan Ngọc đã đúng và Ngô Tự Lập đã sai thì tôi đành chịu nhận là do trình độ viết của mình kém.
    Mặc dù đã được đọc bài "Thơ là gì" trên Talawas sau khi viết những ý nghĩ của mình, tôi vẫn giữ nguyên cái ấn tượng về "mấu chốt" trong quan niệm của Phan Ngọc, cho dù sau khi đọc bài đó, cái mấu chốt ấy có bị tơi tả đi ít nhiều. Trong mô tả về cái mấu chốt này, quả thực là tôi đã bỏ qua từ 'là', bởi muốn giữ nguyên ấn tượng về một quan điểm tổ chức ngôn ngữ của Phan Ngọc. Vả chăng, nói "thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản ..." chẳng có gì không hợp lí, mà chỉ không cụ thể mà thôi. Chính Phan Ngọc tự nhận "sẽ phải bỏ mất vài ngàn trang mới mong nói được một cái gì bớt hời hợt" cơ mà.
    Tôi ghi nhận nhận xét của Ngô Tự Lập về một nhầm lẫn của tôi: "tổ chức ngôn ngữ là một phần của cấu trúc tác phẩm", mặc dù chưa được thuyết phục. Trong cái văn cảnh mà tôi hiểu, tổ chức ngôn ngữ của một tác phẩm hình như, hoặc là tương đương, hoặc là bao gồm cả cấu trúc tác phẩm. Bởi tổ chức ngôn ngữ trong hình dung của tôi là tất cả sự sắp xếp ngôn từ trong một tác phẩm với các cấp độ khác nhau bao gồm cả cấu trúc đoạn của tác phẩm.
    Thêm nữa, có lẽ đúng như Ngô Tự Lập đã nói, tôi đã có một sự nhầm lẫn (không hẳn là đáng tiếc) khi không chú ý đến từ "là" trong định nghĩa thơ và vì vậy, đã xen vào một tranh luận về định nghĩa thơ với một hành trang là một hình dung sơ sài về thơ. Nhưng không đọc bài "Thơ là gì" trước, có lẽ mới là thiếu sót lớn nhất (và biết đâu lại là may mắn) của tôi.
    11-9-2002

Chia sẻ trang này