1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về nghề Luật sư.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nguyencongtu712, 21/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyencongtu712

    nguyencongtu712 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Về nghề Luật sư.

    Mình xem trên phim thì thấy ở nước ngoài, mỗi khi có người bị cảnh sát bắt thì người cảnh sát bao giờ cũng nói câu: ''Anh có quyền im lặng cho đến khi luật sư của anh tới, mọi lời nói của anh lúc này có thể làm bằng chứng chống lại anh'' và khi đến phần xét hỏi thì người bị bắt bao giờ cũng nói'' tôi muốn gặp luật sư của tôi ''. Ngay sau đó luật sư được phép tiếp cận thân chủ hỏi han tình hinh đồng thời khi cảnh sát tiến hành hỏi cung người tình nghi thì luật sư của họ được phép ngồi cạnh. Do đó không thể có chuyện đánh đập hay ép cung ...
    Nhưng ở ta thì không thấy chuyện này, người bị bắt không được tiếp xúc với luật sư. Khi hỏi cung lấy lời khai cũng không có luật sư. Chỉ khi nào ra toà thì mới được mời luật sư (lúc này thì biên bản xét hỏi đã có chữ ký của người bị hỏi cung rồi). Vậy thì luật sư ở Việt Nam làm việc gì khi mà biên bản đã có chữ ký của người bị bắt , và khi ra toà thì luật sư biện hộ cho thân chủ như thế nào.
    Mọi người có biết vì sao Việt Nam không cho phép luật sư tiếp cận thân chủ ngay khi mới bị bắt không?
  2. marlight

    marlight Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Cậu này bị nhiễm phim nặng rồi. Ở một số nước, việc sử dụng luật sư là một nhu cầu tất yếu, như La vie vậy hầu như cá nhân, gia đình hoặc tổ chức nào cũng có mối quan hệ trên cơ sở hợp đồng thường xuyên với 1 văn phòng luật sư hoặc luật sư... mọi vấn đề liên quan đến các giao dịch dân sự, kê khai thuế, hình sự....xyz phần lớn đều có sự tham gia của luật sư.
    Ở VN thì việc này chưa phổ biến vì nhiều nguyên nhân.

    Toàn bộ đoạn quote trên chắc cũng được cậu thu lượm trong quá trình xem phim? sai bét nhè hết rồi
    Nếu có thời gian cậu tìm đọc thêm bộ luật Tố tụng hình sự VN nhé, trong đó có quy định luật sư được tham gia vào những giai đoạn nào của vụ án.
  3. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    ở các nước phát triển sinh ra người ta đã thuê 1 bác sĩ cho riêng suốt đời cho mình rồi, lớn thêm 1 chút đủ 18 truổi người ta phải thuê 1 luật sư riêng cho mình suốt đời
    Điều đó cho thấy ngòai sự quan trọng về sức khoẻ, quyền lợi của chúng ta cũng vô cùng quan trọng, Việt nam chúng ta đang trên đà phát triển, chiếu theo sơ đồ nhu cầu của đồng chí maslow, thì thúng ta chỉ đang ở mức độ quan tâm đến sức khoẻ, chưa đến mức quan tâm đến quyền lợi .
    quay trở lại vần đề trên kia, Luật sư chúng ta chỉ tham gia ở một chứng mực nào đó trong vụ án, tuy nhiên hiện nay Bộ Luật Luật Sư đang dự thảo và sẽ thông qua, Luật sư sẽ tham gia ngay trong giai đoạn điều tra để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đa số hiện nay do một số cơ chế ôm đồm của BCA nên BTP bị hạn chế về khoản này, mà cụ thể là Luật Sư, tuy nhiên với tốc độc phát triển và nhu cầu của xã hội, mọi việc sẽ thay đổi, Mọi cá nhân tập thể có quyền ủy thác cho luật sư trọng mọi trường hợp liên quan đến pháp luật.
  4. nguyencongtu712

    nguyencongtu712 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Đúng là những điều đó tớ thấy được ở trên phim, cũng không rõ là có thật 100% như trên phim không. Tớ không phải là SV ngành Luật nên chỉ muốn hỏi để biết thêm thôi.
    Xem trên phim mình thấy thích nhất là khi tiến hành lấy cung thì có luật sư ngồi cạnh, nếu hôm đó tâm lý người bị hỏi cung không tốt luật sư cũng có thể yêu cầu hoãn buổi hỏi cung. Trước đó luật sư cũng được phép gặp thân chủ, hướng dẫn cách trả lời như thế nào trước cán bộ xét hỏi... Ở ta thì hình như chuyện này không có.
    Không biết là giới luật sư Việt Nam có muốn được như nước ngoài không, cũng ít thấy đề nghị trong các lần họp quốc hội. Hy vọng rằng pháp lệnh hành nghề Luật sư ở ta sớm được như nước ngoài.
  5. moc_xi_dau

    moc_xi_dau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2006
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Tớ nghĩ để giống như nước ngoài thì mình phải thay đổi nhiều thứ lắm chứ không phải chỉ riêng về vấn đề luật sư . Nhưng ở mình cũng có quy định về vấn đề hỏi cung, cũng tiến bộ lắm ... Quan trọng là những người thực hành nó thôi ...
    Luật sư hay người bào chữa cho bị can, bị cáo hay người bảo vệ lợi ích cho đương sự tham gia ngay từ giai đoạn đầu của quá trình tố tụng đấy , tức là lúc khởi tố vụ án hình sự ... Thiết nghĩ là dân mình có tư duy pháp lý cũng chưa bằng người ta nên không thuê ngay từ đầu làm nhiều lúc rắc rối quá . Có lần tớ đi ra toà nghe xử một vụ về mua bán ma tuý ấy , chẳng thấy luật sư bào chữa đâu . Hỏi người nhà thì họ ngơ ngác nói : " Nào ai biết đâu ... Thế thuê luật sư ở đâu? Có đắt lắm không ? " Nếu người dân không nhận thức được hết lợi ích của mình thì dù luật có hay đến mấy cũng thành dở mà thôi ...
  6. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0

    Nội dung trên phim không phải sai đâu bạn, Phim thể hiện cuộc sống hiện thực, những diện biến trên phim cũng phải do cố vấn pháp luật của nhà làm phim tư vấn, nên vai trò của Luật sư cũng phải thể hiện sao cho giống với thực tế phim mới ăn khách, Giống như ở VN chứng ta, một số cố vấn PL còn non kém, luật tố tụng thì không rõ, khi áp dụng lên phim thì sai bét nhè, cuối cùng bị dư luận lên tiếng. tỉ dụ phim gì đang chiếu trên tivi hôm trước có cảnh bắt tội phạm truy nã, mà anh CS không áp dụng biện pháp tố tụng bắt người, như :đọc lệnh khám nhà, đọc lệnh bắt người, v.v. tự nhiên nhảy vào nhà, túm áo người ta và còng tay CS sát tác nhiệp sai nguyên tắc tố tụng trầm trọng.
    Quay trở lại vấn đề TƯ pháp các quốc gia khác đi trước chúng ta nhiều, nên trách nhiệm và quyền lợi của CS và TP phân rõ , và đảm bảo quyền lợi cho dân. Việt Nam cũng vậy trong tương lai gần sẽ sửa đổi mang tính bảo vệ quyền lợi cho người dân nhiều hơn. bạn marlight đừng đánh giá nguyencongtu712 dưới góc độ Pháp luật Việt Nam như vậy nhé .
    Luật sư Việt Nam vẫn có thể tham gia ngay từ giai đọan điều tra, nhưng hiện nay còn tuỳ từng nơi, có nơi cho có nơi không cho, tuỳ theo khả năng và cách ứng xử khéo léo của Luật sư. Nhiều vị Luật sư cứ ra vẻ ta đây tài năng giỏi quá, nên khi tiếp cận thân chủ ngay trong quá trình điều tra sẽ làm cho cơ quan điều tra khó khăn trong việc lấy lời khai. Vì bị can, bị cáo thường ỷ lại luật sư. Như vậy án sẽ kéo dài để điều tra. biện pháp náy có thể áp dụng khi cơ quan điều tra đủ khả năng chuyên nghiệp.
    Nếu đặt trường hợp ngược lại đa số bị can Phản cung tại toà là do bị ép cung. nếu có Luật sư ngồi bên cạnh lúc cơ quan Điều tra lấy lời khai và Luật sư ký xác nhận vào thì trường hợp này sẽ không thể xảy ra. Nói chung đây là cuộc chiến đấu quyền lợi của Luật Sư và cơ quan điều tra để bảo vệ quyền lợi cho công việc của mình. Xem thử cuối cùng thế nào nhé.
  7. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Bác sĩ thì đúng, Luật sư thì chỉ một số nhỏ có kinh doanh thôi, dân thường thì rất ít trừ mấy tay triệu phú .
    Mỹ thì có 1 thảm trạng là bác sĩ và LS cấu kết với nhau để chĩa tiền bảo hiểm của thân chủ, kiếm ăn khấm khá lắm, Còn như Canada thì tùy, có tỉnh bang luật lệ rất đơn giản nên LS chỉ có thể sinh sống chung quanh các công ty và nhà giàu .
    Thí dụ như 1 vụ đụng xe ở Mỹ, bên có lỗi bị hành hạ kinh khiếp từ tiền chữa xe, tiền bác sĩ, bồi thường về thu nhập, thậm chí đòi cả tiền ăn không ngon, căng thảng thần kinh vì hậu quả ...
    Còn ở Tỉnh bang Quebec cũng đụng như thế : Xe ai bảo hiểm bên đó chữa, bên có lỗi cũng được đền nhưng phải trả 1 số tiền phí tổn nhất định ban đâu tùy hợp đồng với bảo hiểm ( thường thì là 250$ )
    Chết chóc, gãy tay chân... Nhà nước bồi thường vì ai có bằng lái xe cũng bị nhà nước tính trước 1 số tiền bảo hiểm, có bảng giá : Chân bao nhiêu, tay bao nhiêu, thời gian không đi làm được bảo hiểm công ty lo, lâu quá nhà nước lo , bệnh viện thì chảng ai phải trả $ nên không đặt thành vấn đề .
    Không có gì để mà kiện cả .
  8. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Thuê Luật sư không phải chỉ để khởi kiện, mà bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ. trong đó nếu là tai nạn đụng xe thí LS phải :
    - đấu tranh với cơ quan bảo hiểm để đòi đền bù , vì không phải đơn giản để lãnh tiền bảo hiểm ( theo như tui biết)
    - xử lý hồ sơ để đòi tiền bảo hiểm
    - Giúp thân chủ chứng minh các tổn phí về tài sản và tinh thần , hoặc là tìm mọi cách kiếm chác tiền bảo hiểm thật nhiều heheh
    - nếu bên kia có kiện ra tòa thì có luật sư bảo vệ ngay từ lúc đầu v.v.v
  9. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Tham khảo chơi các luật sư :
    Quá ít luật sư có thể "đá"? sân WTO
    dan tri-22/05/2006 (GMT+7)

    Nếu gia nhập WTO vào cuối năm nay thì cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam thế nào, họ phải đối mặt với những khó khăn gì?
    Gia nhập WTO tức là chúng ta đã chấp nhận bước vào một cuộc chơi trong lĩnh vực làm ăn kinh tế. Các DN Việt sẽ có nhiều thuận lợi cơ bản như: được bình đẳng với các nước bạn trong các quan hệ kinh tế; các khoản thuế nhẹ nhàng hơn; việc buôn bán, trao đổi thương mại giữa các thành viên đơn giản, dễ dàng hơn nhiều so với những thủ tục trước đây?
    Ví như, hàng dệt may của chúng ta từ trước tới nay đều phải xin quota (hạn ngạch) có quota thì mới xuất khẩu sang các nước được. Hay như hiện tại, xảy ra tranh chấp thương mại thì chỉ có "họ" được kiện ta, ta hầu kiện. Nếu vào WTO thì mọi việc sẽ khác. Và lợi thế trực tiếp nhất có thể thấy là chính sách ưu đãi với thành viên mới. Đó là những cơ hội không nhỏ.
    Tất nhiên, khó khăn, thách thức đối với một nền sản xuất nhỏ với trình độ, trang thiết bị lạc hậu hơn thế giới tới vài ba chục năm như chúng ta trước sức cạnh tranh của hàng hóa WTO là rất lớn. Nhiều lĩnh vực kinh tế, chúng ta có nguy cơ thua ngay trên sân nhà.
    Giới luật sư sẽ là đội ngũ tiên phong trên sân chơi WTO?
    Tôi nghĩ thế. Cuộc chơi mới này không giống với những cuộc chơi "nội bộ" của chúng ta với nhau, với luật lệ do chúng ta tự đặt ra. Vào WTO, chúng ta bình đẳng với mọi thành viên lớn nhỏ mà luật lệ phải tuân thủ các quy định chung trong khuôn khổ tổ chức này.
    Chắc chắn không phải doanh nghiệp nào cũng ngay lập tức hiểu tường tận những quy định nào của WTO điều chỉnh tới lĩnh vực hoạt động của mình để dựa vào đó mà có những kế sách trong khi đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng. Giới luật học, trong đó có luật sư là người có thể tham gia tư vấn, hỗ trợ tích cực cho các DN trong trường hợp này.
    Vậy đội ngũ luật sư của ta đã sẵn sàng để tham gia cuộc chơi mới này?
    Hiện tại, cả nước có 3.500 luật sư (trong đó đã có cả nghìn luật sư tập sự), chia thành 2 nhóm: luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng. Dĩ nhiên là chưa thấm vào đâu so với nhu cầu. Chúng ta đang phấn đấu đến năm 2010 sẽ nâng được số luật sư lên con số 10.000, nhưng tôi nghĩ rất khó đạt được.
    Ngay số lượng luật sư ít ỏi này thì đội ngũ cũng không đồng đều, số luật sư có đủ khả năng để tham gia tư vấn không nhiều. Hiện, TPHCM có khoảng vài ba chục văn phòng luật sư đang hoạt động tư vấn quốc tế. Nhưng vào WTO, thế vẫn là quá ít.
    Còn Hà Nội, số đơn vị "vào cuộc" được ngay chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Vậy thì ở các tỉnh thành khác, con số này còn ít hơn nhiều. Chúng ta phải nhìn thẳng thực trạng này. Luật sư Việt hạn chế nhiều, cả về kiến thức lẫn ngoại ngữ.
    "Luật" và "quy trình" vẫn? đá nhau
    Dưới góc độ một luật sư, theo ông, các luật sư cần thêm cơ chế, chính sách nào từ cơ quan quản lý khi "đá" trên sân WTO?
    Luật sư chúng tôi hiện tại hoạt động dưới sự điều chỉnh của pháp lệnh luật sư 2001. Và chuẩn bị tháng 6 tới Quốc hội sẽ thông qua Luật luật sư. Theo đó, chỉ những người có chứng chỉ hành nghề luật sư (do Bộ Tư pháp cấp) mới được coi là luật sư. Nếu căn cứ theo đó thì rất ít luật sư có thể tham gia vào cuộc chơi này.
    Trong một số điều luật cụ thể của dự thảo Luật luật sư cũng còn "trói chân" luật sư. Ví dụ, điều 22 quy định khá chung chung: những người tham gia tố tụng (bị can, bị cáo, các đương sự?) đều có quyền thuê luật sư. Thực tế việc thông tin, tiếp xúc với đương sự lại rất khó khăn, phụ thuộc hoàn toàn vào cơ quan điều tra thì quả là "làm khó" cho luật sư.
    Một biện pháp chống án oan sai là để cho luật sư tham gia vào vụ án càng sớm càng tốt, ngay từ giai đoạn điều tra (một chủ trương quan trọng trong cải cách tư pháp). Khi đó, chắc chắn sẽ không còn hiện tượng ra đến tòa là bị cáo đồng loạt phản cung, tố cáo bị ép cung? Đến giờ ở ta vẫn tồn tại hiện tượng "luật" và "quy trình thực tế"? đá nhau.
    Gia nhập WTO chúng ta có phải thay đổi nhiều chính sách, luật lệ cho phù hợp với tổ chức này và đó có phải là một tiêu chí được đưa ra đánh giá trong các cuộc đàm phán.
    Đúng vậy. Các đối tác tham gia đàm phán nhìn rất nhiều vào xu hướng và tốc độ thay đổi, hoàn thiện luật của chúng ta, coi đó là một yêu cầu quan trọng cần đạt được để trở thành thành viên chính thức của WTO.
    Cả hệ thống luật của chúng ta đều phải sửa đổi và đã sửa đổi được rất đáng kể. Chúng ta đã có hướng thay đổi quan trọng trong luật cư trú, luật xuất nhập cảnh, luật thuế? Tất cả đều nhằm đơn giản hóa, thuận lợi hóa các thủ tục để mời gọi đầu tư, thông thương hàng hóa, dễ dàng cho việc làm ăn kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến Việt .
    Đơn giản như trước đây, việc chuyển tiền ra nước ngoài rất khó, rất hạn chế. Vào WTO thì việc luân chuyển tiền tệ, vốn, lãi? với các nước thành viên đương nhiên rất lớn, không thể hạn chế được.
    Vừa qua, tôi thấy chủ trương, quy định cho phép tư nhân có vốn từ 70 tỷ đồng trở lên được kinh doanh hoạt động cá cược, tổ chức trò chơi có thưởng là bước thay đổi rất rõ, rất đột phá, thể hiện tư duy đổi mới của chúng ta để sẵn sàng vào WTO.

    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 10:46 ngày 23/05/2006
  10. nguyencongtu712

    nguyencongtu712 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Đang thắc mắc về chuyện Luật sư thì hôm nay đọc được bài này trên Thanh Niên:
    http://www.thanhnien.com.vn/Xahoi/2006/5/23/149441.tno
    Vì công lý, phải cho LS tham gia ngay từ đầu vụ án
    Dự thảo Luật Luật sư (LS) đang được thảo luận tại Quốc hội (QH). PV Thanh Niên đã phỏng vấn ông Nguyễn Đình Lộc nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, về một số vấn đề không nêu trong dự thảo nhưng xảy ra phổ biến trong thực tế.
    * Tại các nước khác, người bị bắt từ chối trả lời cho đến khi LS của họ có mặt. Tại VN thì người bị bắt thường phải trả lời mà không có sự bảo vệ của LS. Vì sao lại như vậy ?
    - Ông Nguyễn Đình Lộc: Ở các nước, người ta có LS gia đình, giống như bác sĩ gia đình vậy, đó là những người không thể thiếu trong đời sống. Ở ta, khi một người bị tạm giữ, bị bắt thì người bị tạm giữ, bị bắt vẫn còn loay hoay chưa biết chọn LS nào, nên trong phần lớn trường hợp, họ phải trả lời câu hỏi của cơ quan điều tra mà không có sự hiện diện của LS. Bên cạnh đó, phần lớn người dân VN không có thói quen nhờ đến LS mỗi khi gặp các vấn đề liên quan đến pháp luật mà thường tự xử lý. Ngoài ra, cũng có một lý do khác là người dân có thu nhập thấp nên cũng không thể thuê LS được.
    Tại các nước, LS được tham gia ngay từ đầu trong tất cả các vụ án từ dân sự, hình sự... Tại nước ta, khi trật tự pháp lý chặt chẽ hơn, dân trí đã phát triển hơn thì sẽ phải thừa nhận quyền tham gia của LS vào các vụ án hình sự ngay từ ban đầu.
    * Do không có LS nên có thể xảy ra trường hợp bị ép cung, mớm cung...?
    - Trước đây thì tình trạng mớm cung, ép cung xảy ra tương đối phổ biến, nhưng bây giờ đã giảm nhiều rồi. Nếu có sự tham gia trực tiếp của LS bảo vệ thì việc mớm cung, ép cung sẽ khó thể thực hiện được. Tuy nhiên, các cơ quan bảo vệ luật pháp cũng không dễ dàng chấp nhận điều này.
    * Cá nhân ông nghĩ gì về tâm lý chống lại sự tham gia ngày càng nhiều của LS trong các vụ án ?
    -Nếu tôi làm điều tra viên, làm kiểm sát thì tôi cũng không muốn ông LS tham gia vào làm gì. Khi tôi ngồi với đương sự hoặc bị cáo mà không có mặt LS thì vị thế của tôi rất khác. Đứng về mặt tâm lý con người, điều đó rất dễ hiểu nhưng đứng về mặt công lý, vì sự thật thì phải chấp nhận nhau thôi.
    * Trong không ít phiên tòa, Hội đồng xét xử đưa ra những phán quyết cuối cùng mà không cần quan tâm đến lời lẽ bào chữa của LS. Ông nghĩ gì về điều này ?
    - Tòa án khi tuyên bố phán quyết thì phải nêu rõ lý do vì sao như vậy. Tòa cũng phải nêu rõ là bác bỏ các ý kiến bào chữa của LS vì lý do gì. Không phải ngẫu nhiên mà Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08 giao cho Viện Kiểm sát và Tòa án nhân dân tối cao phải tạo điều kiện nhiều hơn cho các LS hoạt động. Nghị quyết số 08 có một điểm rất mới, đó là đề cao nguyên tắc tranh tụng, đem lại cho đương sự quyền được tự bảo vệ với sự hỗ trợ của LS. Việc soạn thảo và thông qua Luật LS trong kỳ họp QH lần này cũng góp phần vào việc đề cao nguyên tắc tranh tụng đó.
    --------------------------------------------------------------------------------------
    -Trong dự thảo lần này tại quốc hội cũng không nêu ra điều này thì không biết đến kỳ họp nào mới đưa ra.
    -Khi trật tự pháp lý chặt chẽ hơn thì sẽ áp dụng, nếu nói thế hoá ra hiện nay trật tự pháp lý ở ta vẫn chưa chặt chẽ.
    -Trước đây ép cung, mớm cung tương đối phổ biến ---> . Nếu có luật sư ngồi cạnh thì điều này khó xảy ra nhưng cơ quan bảo vệ luật pháp khó chấp nhận điều này. Đoạn này nên hiểu thế nào nhỉ, chẳng lẽ lại hiểu theo kiểu cơ quan bảo vệ luật pháo thích mớm cung và ép cung ????
    -Đọc đến cái đoạn màu đỏ kia thì thấy ông này nói rất mâu thuẫn. Kiểu này xem ra luật sư vẫn chưa thể tham gia vụ án ngay từ đầu.
    Được nguyencongtu712 sửa chữa / chuyển vào 12:34 ngày 23/05/2006

Chia sẻ trang này