1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về nghề Luật sư.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nguyencongtu712, 21/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    thấy chưa, nói rồi mà mà
  2. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Về nghề luật sư, cũng trên tờ Thanh Niên còn có title "Cần phải ngăn chặn đường dây chạy án trong giới luật sư". Quả thật câu này quá đau và cần phải suy nghĩ. Đã từng tham dự nhiều phiên tòa, quả thật nhìn giới luật sư nhiều lúc thấy còn gian hơn cả bị cáo!.
  3. marlight

    marlight Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Chuyện luật sư chạy án cũng là điều dễ lý giải. Thường thì các luật sư khi tác nghiệp đều phải thường xuyên tiếp xúc và có những mối quan hệ với những người tham gia tiến hành tố tụng tại cơ quan điều tra, VKS, TA... Như vậy chẳng ai thuận lợi hơn các luật sư khi những vị này muốn tác động theo kiểu "ngoài luồng" với mục đích chạy án.
    Hơn nữa, số đông thân chủ khi tìm đến luật sư và bỏ ra một số $ thuê luật sư nhằm mục đích là được việc của mình, nhiều thân chủ cũng chẳng quan tâm đến việc luật sư sẽ làm như thế nào để mình đạt được nguyện vọng. Với thực tế hiện nay, luật sư sẽ đứng giữa 2 sự lựa chọn:
    a. Dùng khả năng chuyên môn (theo nghĩa hẹp) để tư vấn và bảo vệ thân chủ theo đúng quy định của pháp luật, trường hợp này xác suất thành công có vẻ không cao lắm. Mà như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và cả túi $ của các luật sư nữa.
    b. Kết hợp cả chuyên môn và các mối quan hệ để được việc cho thân chủ, nói nôm na là có sự tác động đối với những người tiến hành tố tụng. Cách làm này chắc chắn sẽ hiệu quả hơn, khi thành công thì uy tín và túi $ của luật sư cũng đầy hơn, mà thân chủ dù phải chi phí thêm cũng sẽ hài lòng...
    Giả sử đặt địa vị mình là luật sư, nếu được lựa chọn, các thành viên KHPL sẽ chọn p/án nào nhỉ
  4. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Cái gì cũng có lý do của nó,
    Khi cả xã hội cùng chạy (chạy chức chạy quyền, chạy điểm chạy trường, chạy việc,...) thì luật sư chạy án là lẽ đương nhiên,
    Quan trọng nhất là cái cơ chế đã sinh ra nó, dung dưỡng cho nó phát triển, phải có một môi trường thuận lợi thì chạy án mới có đất sống được,
    Nếu trong một xã hội mà Toà án độc lập, thẩm phán xét xử chỉ tuân theo pháp luật và có một cơ chế giám sát và chịu trách nhiệm chặt chẽ, thì tôi tin là chạy án sẽ khó có đất phát triển(mặc dù ở dưới bất kỳ chế độ nào được coi là ưu tú đi chăng nữa thì vẫn có chạy án),
    Toà án ở VN hiện nay bị can thiệp quá nhiều, vị trí của luật sư không được coi trọng, dẫn đến "chạy án" quá nhiều, đến nỗi nó trở thành bình thường và không chạy mới là lạ,
  5. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Chỉ một vài ông chạy thì đừng nói là tất cả, làm đụng chạm đến tự ái các vị khác, trong xã hội này tranh đấu để thóat ra khỏi ranh giới giữa thiện và các xem ra rất khó, việc đánh giá LS qua ranh giới Chạy và Cãi xe ra 1 đánh giá ấu trĩ sai lầm.
    Trong xã hội có 4 nghề được xem là thầy :
    - Thầy Giáo
    - Thầy thuốc
    - Thầy Cãi
    - Còn 1 thầy nữa là Thầy Bói không biết có đúng không, có người gọi là thầy sư
    4 Vị thầy đó mà trong dân gian rất được người ta tôn sùng, và khi giao tiếp không bao giờ dám nói dối với họ.
    Cái mà chúng ta đang đặt cho là "chạy" Tại sao không xem lại các Thẩm Phán nhà ta, nếu trong sạch phân minh thì làm sao có người chạy ? Tôi có đọc qua quyển Lịch sử về nghề LS mới thấm thía cái nghề này ( bản thân tôi không phải là LS chắc trong này ai cũng biết)
    - Ngày xưa Luật sư đâu thể gọi là thương mại hóa như bi giờ, lịch sử LS hình như xuất nguồn từ đất nước thổ nhĩ kỳ, lúc đầu nhà vua muốn cải cách tư pháp và ông ta không cho quan xử án, mà ccho nhân dân tự xử với nhau, vua chỉ ngồi xem thôi. Dần dần có tiêu cực, tội không đáng chết, mà xử cho chết, nên Nhà vua thay đổi cách khác, là cho quan xử và cho 1 người nữa là Bảo HỘ VIên( LS bây giờ) tham gia, lúc đó người dân chỉ chọn những nông dân nào ăn nói tốt ra làm bảo hộ viên, ngày cày ruộng tối về xem sách luật ( như kevin bi giờ) và họ ra cãi giúp cho ngườ bị hại mà không lấy 1 đồng hay 1 món quà nào.
    Dần dần người ta thấy tội nghiệp ngườibảo hộ và người ta may cho ông cái áo, có cái túi phía sau lưng, mỗi khi cãi xong về ông ta đi thẳng , người nhà của bị cáo thấy vậy, mang quà bánh chạy theo bỏ vào cái túi phía sau ấy, và ông bảo hộ về nhà, treo áo lên vợ con lấy quà ấy ra ăn.
    dần dần do sự phát triển của XH nên có LS ngày nay. và TM hóa nó, nên mới sinh ra nhiều chuyện, LS theo đúng nghĩa là LS làm công không. không được lấy tiền thân chủ.
  6. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Ở Việt Nam làm gì có luật sư. Gọi là "cò" pháp lý thôi.
  7. moc_xi_dau

    moc_xi_dau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2006
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Trong luật người ta không nói là luật sư bào chữa mà nói " người bào chữa ", " người bảo vệ lợi ích " ... thế cũng đủ biết vị trí của luật sư như thế nào ... Đau lòng nhất là vị trí ngồi của Luật sư trong phòng xét xử
    Thầy tớ bảo rằng : ra trường có hai con đường cho các em chọn . Nếu làm thẩm phán, không ăn theo cơ chế , thì các em không tồn tại nổi ... nếu không leo được cao thì bâp bênh như đang treo đầu trên giá , còn hàng đống thằng đứng đằng sau ...đợi thời cơ đá cho mình hụt chân ... Nếu làm luật sư, phải rành luật đời hơn luật pháp thì mới sống nổi ... Nhưng vì thế mà cũng có thể bị tụi công an nó hốt lúc nào chẳng biết ... Đăng nào thì các em ... cũng chết !
  8. Saobang_2029

    Saobang_2029 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2006
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Vô tình xem được, thấy nhiều ý kiến của các bạn rất hay. Làm tôi cũng muốn đưa một số ý kiến trên kinh nghiệm thực tiễn, nhưng thôi, chỉ đưa thêm 1 số bình luận nhỏ nhoi nhìn theo 1 góc độ đơn giản.
    Dù làm luật sư hay nghề gì chăng nữa, nói thì bảo mang tính lý thuyết nhưng theo tôi hãy cứ làm nghề 1 cách tận tâm, chuyên nghiệp, bản lĩnh và đương nhiên trên nền tảng kiến thức. Tuy nhiên, cũng còn tùy vào thực trạng, văn hóa và sự phát triển của từng XH sẽ có những định hướng khác nhau. Và dù làm nghề nào cũng vậy, ai cũng mong kiếm được nhiều tiền, nhưng động cơ ra sao thì còn tùy nhân cách, cơ hội và bản lĩnh cá nhân.
    Bác Lộc đã nói trên Báo Thanh Niên: [yellow]"Nếu tôi làm điều tra viên, làm kiểm sát thì tôi cũng không muốn ông LS tham gia vào làm gì. Khi tôi ngồi với đương sự hoặc bị cáo mà không có mặt LS thì vị thế của tôi rất khác".[/yellow]. Điều này bác ấy nói theo thực tế cũng đâu có sai.
    Đã làm người dân, được sống dưới một chế độ pháp trị sẽ là điều may mắn vô cùng!
  9. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Hi hi ... cụ LVHà bẩu chí phải.
    Dân chúng gian một, lờ sờ phải gian ba, gia bốn, luật sư còn phải gian mười ấy chứ. Nhẩy.
    (Bác thông cảm, iem là iem luôn tôn trọng các luật sư - có nhà iem trong đó mừ, và ghét mấy tên lờ sờ vớ vẩn chỉ bít làm cò pháp lý thui).

    Bác nào bẩu luật sư gian là là chuyện cơ chế ( như là tại chỗ ngồi quá kém của luật sư trong truyền thống tư pháp theo hình thức xét hỏi nó vậy), là tại Tòa án không công bằng, là tại chuyện luật sư phải có tiền mới sống được ấy nhẩy. Bác lộn rùi, làm gì có chuyện tại cơ chế, làm gì có chuyện tại Tòa không công bằng, ... Bác ấy chả bít tí nào cả.
    Mà phải bẩu thế này mới đúng đây ạh.
    Luật sư thường nhiều việc, các công việc kiếm ra tiền chủ yếu ở ngoài công việc tranh tụng ở Tòa án, nên một phần giao việc cho các lờ sờ phụ và một phần tại lười nên mới nảy sinh chuyện tiêu cực. Mà cũng phải thôi, theo một vụ dân sự, chỉ nguyên việc giúp thân chủ tạo lập và tìm kiếm chứng cứ đã oải rồi, còn đâu thời gian làm việc khác. Cho nên, các luật sư (ít thôi) và lờ sờ lười chỉ bít ra tòa bẩu lung lung mới chọn con đường không chính thức như thế, còn lại là trong sạch và tương sáng cả.

    Thế thôi ạh.

  10. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy nghề LS sống còn là tùy thuộc vào thể chế chính trị của quốc gia đó, quyền hạn và trách nhiệm của LS cũng vậy. KHông thể mang đánh đồng cả đám người mang danh LS để chạy án, và đi làm ba việc tạp vụ. LS có bản lĩnh ở VN ta không ít , tỉ dụ như từ xa xưa sao không nhắc đến LS Phạm Văn Trung, NGười đã từng xây dựng một chương trình cứu cách cho quốc gia tại Paris, Hay LS Nguyễn HỮu Thọ đã từng giúm cho nhiều người tù chế độ chúng ta được trắng án, Ông đã từng cãi bằng tiếng pháp tại tòa v.v.v
    Còn hiện nay,trong thời buổi giao thời này, LS đang dần hình thành và hòan thiện,trách sao không tránh khỏi nạn LS chạy án. Khi cơ chế khó khăn biến LS thành con rối tại tòa như hiện nay.

Chia sẻ trang này