1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về nghề Luật sư.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nguyencongtu712, 21/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Lệ Miranda:
    Khi cảnh sát bắt người, cánh sát phải đọc lệ Miranda cho người
    bị bắt nghe . Nếu không, cảnh sát đã phạm tội hình sự. Tạm
    dịch như sau
    Ông hay bà có quyền giữ im lặng. Bất cứ điều gì ông/bà nói đều
    có thể xài để chống lại ông / bà trong toà án. Ông / bà có quyền
    nói với một luật sư và có quyền luật sư có mặt trong bất cứ cuộc
    hỏi cung nào. Nếu ông / bà không có tiền mướn luật sư, một
    luật sư sẽ được thuê mướn để giúp ông /bà bằng tiền của
    nhà nước. Đó là lệ Miranda, đặt theo tên một vụ án nổi tiếng, mà
    kẻ bị tình nghi tên là Miranda.
    Ở Mỹ, chỉ luật sư mới được cãi trước toà án, mặc dù có khi luật
    sư không giỏi bằng người bị kiện hay người kiện. Học sinh
    trường luật phải học 7-8 năm như bác sỹ, mới tốt nghiệp. Tốt
    nghiệp xong, rất khó kiếm việc, phải làm thuê cho các hãng,
    nhất là các hãng bảo hiểm . Ai xuất sắc mới được thuê làm thày
    cãi ở toà . Thày cãi xuất sắc lâu năm mới được làm chánh án .
    Các cấp chánh án được các cấp chính phủ bổ nhiệm, ví như
    chánh án toà án tối cao phải được tổng thống bổ nhiệm .
    Luật do các nhà làm luật làm ra dựa theo hiến pháp . Bao giờ
    cũng có những chỗ trống trong luật . Khi toà án xử gặp phải chỗ
    trống đó, thì chánh án tuỳ ý xử, và lần đầu tiên đó trở thành luật
    gọi là common law. Nếu bản án đó bị chống án, và bị bác bỏ,
    thì không thành common law được . Nếu sau này, qua nhiều
    bản án tương tự rồi mới bị người ta phản đối (nhất là luật sư)
    thì sẽ thành common law mới, hay là bị một luật do các nhà làm
    luật làm ra thay thế.
    Ở toà, luật sư 2 phe thay phiên nhau đưa ra các bằng chứng,
    và gọi các nhân chứng (kể cả người đi kiện, người bị kiện, cảnh
    sát, và bất cứ ai) để thuyết phục juror theo ý của phe mình. Phe
    bị cáo tuy có thể biết bị cáo có tội, nhưng không được nói cho
    phe đi kiện biết . Phe đi kiện, có thể biết bị cáo vô tội, thì cũng
    không được giúp phe bào chữa. Tuy thế, nhân chứng phải thề
    trước toà là "nói sự thực, chỉ sự thực và toàn bộ sự thực." So
    với nhân chứng, thì luật sư buộc phải nói dối, vì không nói tất
    cả sự thực mình biết. Sau khi nhiều phiên toà, đôi bên đã đưa
    hết cả bằng chứng (nhân chứng, vật chứng) thì juror sẽ vào
    phòng riêng để bàu phiếu . Đến khi tất cả các juror đều đồng
    ý (có tội hay vô tội) thì có được verdic . Bản verdic này được đọc
    lên, và bản án được thành lập theo luật pháp đã viết sẵn.
    Như vậy, bản án chỉ dựa vào kết quả cãi nhau đôi bên ảnh
    hưởng đến juror như thế nào mà thôi, chứ chẳng ai biết được
    sự thực thế nào (trừ chính kẻ có tội ra). Bên nào to mồm và cãi
    chày cãi cối thì nhiều khả năng thắng kiện . Vì thế, người có tiền
    thường thuê luật sư có tiếng để cãi cho mình . Người thường,
    thì để kệ chính phủ trả tiền mướn luật sư cho mình .
    Trong vụ dân sự, như tai nạn đụng xe, thì các công ty bảo hiểm
    thuê luật sư cãi cho người bị kiện, chứ không như bạn nói đâu.
    Tôi đã từng bị kiện vì đụng vào xe người ta, người ta đòi bồi
    thường 200 nghìn đôla, trong khi tài sản cúa tôi chỉ có 1 nghìn
    đôla, vừa từ trại tỵ nạn đến Mỹ, vừa học đại học vừa đi làm rửa
    bát cho tiệm ăn. Luật sư bảo hiểm xe của tôi (đi mượn xe của
    người khác nên xe đã có bảo hiểm sẵn rồi) dẫn tôi đi chọn juror.
    Phe kiện tôi là một học sinh đại học cùng trường, mà tôi đâm
    vào xe cô ta trước nơi đậu xe, cũng trong trường đại học. Trong
    suốt ngày chọn juror đó, cô ta đã từ chối 3 người, nên phải nhận
    những người còn lại . Phe tôi cũng từ chối 2 người, nhưng đã
    chọn đủ số juror nên không cần phải từ chối người thứ 3 nữa.
    Hôm sau tôi ra toà, tới giờ, không thấy luật sư 2 phe đâu, thì
    gọi điện cho luật sư của tôi . Anh ta cho biết phe kia thấy núng
    thế vì juror không thân thiện lắm với họ, nên đã đồng ý đàm
    phán ngoài toà án, và nhận một món tiền nhỏ. Nếu ra toà mà
    thua, có thể họ phải nhận món tiền nhỏ hơn nữa . Trong vụ này,
    tôi và nhà nước không tốn một xu trả tiền thuê luật sư . Công ty
    bảo hiểm xe đã có luật sư trong nhà đảm đương vụ này . Luật
    sư này ăn lương tháng, chứ không ăn tiền từng vụ án như luật
    sư bên ngoài .
    Những vụ án dân sự nhỏ, thì người đi kiện làm theo giấy tờ chỉ
    dẫn (small court) và được xử chóng vánh, không cần luật sư .
    Nhiều vụ dân sự, như tranh chấp chủ nhà và thuê nhà, thì chỉ
    cần thuê luật sư, giàn xếp với nhau ngoài toà án, không cần
    chánh án phân xử.
    Khác với vụ án dân sự, án hình sự thì chỉ cần có người tố ra,
    thì nhà nước phái làm cho xong vụ án . Ví dụ, có một đứa trẻ
    bị chết vì cha mẹ đánh đập và bỏ đói, thì cha mẹ bị đi tù, còn
    cô giáo và bác sỹ tố cáo những người trong hội bảo vệ bà mẹ
    và trẻ em là vô trách nhiệm tuy đã được báo nhiều lần, thì họ
    chỉ có câu "sorry" là lấp liếm được hết .
  2. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Quy định này hình như chỉ áp dụng trong khối các nước theo truyền thống Common Law (Hệ thống Anglo-Saxon) mà thôi, vì ở đó thì Toà án mới có quyền giải thích luật và làm luật (án lệ được coi là nguồn chính của luật), còn trong Hệ thống Civil Law thì không thấy được chú trọng,
    Ở VN thì tôi thấy theo thể loại Luật hỗn tạp, mỗi thứ một tý, nhưng bị Pháp đô hộ nhiều năm nên dường như hơi hướng Civil Law lấn lướt hơn (bản chất thì vẫn là T.A vẫn không có thực quyền nên theo Law nào mà chả được),
  3. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Cái quan trọng không phải là do đô hộ mà nguyên nhân là Pháp tài trợ cho chúng ta rất nhiều trong việc đào tạo học bổng, và cung cấp tài chính cho việc nghiên cứu và đào tạo tại Việt Nam.. nên trong Luật VN Civil law lấn lướt là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên trong thời kỳ đổi mới này, tôi nghĩ cái nào tốt sẽ được áp dụng. như ta thấy việc đền bù cho án oan sai cũng là 1 hình thức của common law, và trong tương lai quyền lợi cho bị can bị cáo ngay từ khi có khúc mắc cũng được xem là yếu tố để LS có thể bảo quyền và nghĩa vụ. Như vậy mới có sự công bình và sân chơi lý tưởng cho luật sư và VKS nắm quyền công tố.
    Tôi nói vậy phải không ông KOJ ?
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Luật Anh đã có trước khi nước Mỹ ra đời . Luật Anh chủ yếu là luật Chính trị, do nhà cầm quyền áp đặt lên dân chúng . Chỉ có Nhà nước và Toà án được biết Luật .
    Sau khi Mỹ thành lập, luật Mỹ có nhiều chiều hướng khoa học chứ không chỉ chính trị mà thôi . Vì thế yếu tố Common Law trong luật Mỹ được nhiều hơn luật Anh . Đó là Luật phổ biến công khai cho dân chúng, và dân chúng tham gia làm luật .
    Quốc hội Mỹ làm luật, và Toà Án chỉ giải thích luật bằng xử án và kết án, chứ không được phép làm luật. Ở Mỹ, luật đứng ngoài bộ máy hành chính nhà nước, và đại diện cho chính quyền của dân.
    Bây giờ trên làn sóng truyền hình Mỹ đang chiếu một bộ phim nhiều tập, trong đó tổng thống phạm pháp, giết người và bán vũ khí cho kẻ địch . Y định che dấu tội ác bằng cách giết người bịt miệng, trong đó có một thám tử của chính phủ . Cuối cùng, qua nhiều chiến đấu mưu trí và gian khổ, phe chính nghĩa đã thắng, và toà án Mỹ đã ra lệnh bắt tổng thống để xét xử . Đây là lần đầu tiên trong lịch sử văn hoá Mỹ người ta bàn đến chuyện tổng thống đồi bại thành tội phạm. Phim này đang chiếu lần thứ 2.
    Trong luật Mỹ, có luật Dân thường, và luật Tội phạm. Luật Dân thường giải quyết tranh chấp quyền lợi khi có người kiện . Ví dụ cha mẹ giàu có chết đi, gia tài bị một con chiếm hết, không chia cho các anh chị em mình, mà không ai đòi hỏi gì, thì không có xét xử chia gia tài gì cả . Luật Tội phạm trừng phạt kẻ phạm tội, chỈ cần thấy có tội ác, không cần có người kiện. Ví dụ, một người bị giết nằm giữa phố, mặc dù mẹ anh ta không kiện, cảnh sát vẫn lập hồ sơ để trị tội kể giết người. Nạn phá rừng, săn và buôn bán động vật cấm, đào mỏ không có giấy phép, khai lậu thuế, tham nhũng, là tội phạm, nhưng chưa được trừng phạt để ngăn chặn có hiệu quả. Điều đó cho thấy nhà nước ViệtNam còn yếu, làm ảnh hưởng đến kinh tế cả nước.
    Mỹ ngày xưa bỏ chất độc da cam xuống ViệtNam, là tội phạm chiến tranh, nhưng vì nhiều lẽ, không ai xét xử . Ngày nay, ta kiện những nhà sản xuất chất độc da cam theo luật Dân Thường để đòi đền bù. Tôi chẳng hiểu ta có thể thắng hay không, một khi kẻ trực tiếp giết người lại không bị trừng trị.
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Kevin không nên bắt đầu bằng phần tranh luận. Phần tranh luận chỉ là trao đổi quan điểm về các khía cạnh pháp luật của vụ án thôi.
    Nếu mún tập trung vào vụ án và phiên toà, để phiên tòa diễn ra theo đúng nghĩa của nó là : xem xét vụ án một cách công khai ở mọi góc độ, đánh giá chứng cứ mà các bên cung cấp, tranh luận về quan điểm áp dụng pháp luật, định lượng trách nhiệm hình sự theo hành vi và theo nhân thân bị cáo thì giai đoạn quan trọng nhất, thể hiện tập trung kỹ năng của luật sư phải là giai đoạn tham gia xét hỏi.
    Chỉ trong xét hỏi, nhiều tình tiết mới được phát hiện, những lời cung quan trọng tại phiên xử án đôi khi làm thay đổi vụ án 180 độ, và chỉ có năng lực đặt câu hỏi, kéo suy nghĩ của cử tọa và những điểm nhấn : tình tiết mới ... sẽ làm bật lên vai trò của luật sư, chứ không phải cầm tờ giấy nói lăng nhăng mấy câu về tình tiết giảm nhẹ.
    P.S : Bồi thẩm đoàn trong luật Anh - Mỹ và một số nước khác là người trực tiếp quyết định : có tội hay không có tội, chứ không phải là người thực hiện chức năng công tố như đại diện VKS ở VN.
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn kevinmitknick noi thế về phiên toà ViệtNam thôi .
    Tòa Mỹ thì thế này:
    Cầm chịch là chánh án . Nghe và định tội là Jurors .
    Tranh cãi là 2 phe luật sư . Không có xét hỏi, mà chỉ
    có luật sư đưa ra người làm chứng thôi . Người chứng
    này kể cả người bị nạn, và kẻ bị nghi là tội phạm . Các
    phiên toà là những cuộc đối chứng của 2 bên luật sư.
    Sau khi 2 bên luật sư đưa hết các lý lẽ và chứng cớ cho
    các lý lẽ, thì jurors mới vào phòng riêng để định tội . Họ
    tranh cãi nhau, nhớ lại những lý lẽ và chứng cớ họ thấy
    trên toà, để kết luận có tội hay không . Vì thế, luận tội
    cũng có thể nhiều ngày . Vì bị giam lỏng trong phòng luận
    tội, nên họ rất dễ đồng ý theo số đông mà luận tội cho chóng .
    Vì thế, ai ngoan cố nhất thường sẽ thắng, và những người
    dễ tính nghe theo.
    Vì không có xét hỏi, nên người chứng rất có thể làm chứng
    gian dối . Có điều, khi nói sai, thì thường vô lý, và bị luật sư
    vặn vẹo ngay . Luật sư còn vặn bẻ những điều có thể nghe
    như vô lý, khiến cho người làm chứng thật tình ngay lý gian .
    Ngồi juror mà nghe bọn luật sư vặn bẻ người chứng, thật
    không biết người chứng nói thậy hay không nữa . Rất nhiều
    người chứng thật thà, mà bị vặn bẻ thành gian . Về nguyên
    tắc, luật sư phải bắt bẻ người chứng, để tìm ra sự thật,
    nhưng thực tế, đôi khi lại làm che dấu sự thật . Nói cho cùng
    chúng ta ai biết sự thật ? Vì thế, tranh cãi của 2 bên luật sư
    là cần thiết, và đúng .
    Các phiên toà thường cách nhau vài tuần, nên một vụ
    án thường kéo dài vài tháng . Ấy là chưa kể mấy năm
    trước khi đưa ra xử, để các luật sư nghiên cứu vụ án, và
    chuẩn bị chứng cớ.
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Nói thế không chính xác. Án lệ của Pháp được coi là nguồn chính thống, nhưng xếp ở mức ưu tiên sau. Án lệ có vai trò bổ sung kẽ hở của Luật. Có thể hiểu là: luật quy định chung chung thì án lệ quy định các trường hợp cụ thể. Nếu Luật không quy định thì án lệ bù vào.
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Tôi chưa ra toà án Mỹ bao giờ nhưng thấy câu tô vàng mâu thuẫn .
    Đưa nhân chứng ra, đưa người bị nạn, bị đơn ra đẻ luật sư 2 bên , quan toà tán tỉnh hay sao ???
    Theo tôi thì việc đưa nhân chứng và các bên liên quan ra để luật sư hai bên đặt các câu hỏi nhằm làm sáng tỏ vấn đề, các luật sư cũng chỉ tranh cãi bằng cách làm cho rõ vấn đề ra sau khi đặt câu hỏi .
    Tại Canada, tôi quan sát các phiên toà nhiều lần, thường thì quan toà muốn các bên có luật sư để dễ nói chuyện hơn vì không có luật sư, người bình thường ít có khả năng nêu rõ vấn đề trên khía cạnh pháp lý bằng nhưng chẳng phải vụ án nào cũng đòi phải có luật sư . Tôi đã từng kiện 1 quyết định của toà án và ủy ban hành chánh thành phố và mình tôi đương đầu với nhiều luật sư, cố vấn thị trưởng và rồi tôi vẫn thắng, quan toà chẳng bắt tôi phải có luật sư bao giờ, lúc đầu chỉ khuyên thôi nhưng sau đó thì biết là tôi có thể tự tranh cãi.
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn ra toà ở nước nào thì tôi không biết .
    Luật Mỹ không cho phép một ai không phải luật sư có bằng
    hành nghề được cãi trước toà . Câu này tôi đã nói ở một post
    trên.
    Tôi cũng đã nói, nhân chứng là tất cả mọi người mà luật sư
    ít nhất của một bên nghĩ rằng người này có lợi cho mình, mà
    toà án có thể gọi được ra toà . Ví như người làm chứng là
    người nước ngoài, không dưới quyền lực của toà án, thì có
    thể người này không thích ra toà làm chứng .
    Khi nhân chứng ra toà, người đó đã bị dưới quyền lực của
    toà, và phải trả lời những câu chánh án bắt phải trả lời . Người
    đó không buộc phải trả lời mọi câu hỏi của luật sư bên nào,
    khi chánh án không bắt buộc.
    Hiến pháp, là luật gốc, cho phép người chứng không làm chứng
    chống lại mình . Vì vậy, chánh án không thể buộc kẻ tình nghi
    phải trả lời câu hỏi buộc tội chính mình, như "Anh có giết người
    này không?"
    Nếu tỏ ra làm chứng dối, người làm chứng đã phạm pháp luật,
    là nói dối trước lời thề, và có thể bị kiện, bị bắt, bị tù.
    Tuy vậy, người chứng có thể nói sai sự thật khi họ thực sự tin
    như vậy.
    Vì thế, tuy không có xét hỏi, như hỏi cung, nhưng người chứng
    thực sự bị xét hỏi trước toà, trước mặt nhiều người đến coi toà
    xử vụ án đó . Nếu người chứng vững vàng, thì những câu hỏi
    của 2 bên luật sư chẳng có gì ghê gớm, và họ có thể từ chối
    nhiều câu hỏi nếu chánh án chưa bắt họ trả lời .
    Chánh án không bao giờ hỏi người làm chứng .
    Trong toà án nhỏ (small court) thì bên kiện và bên bị kiện trực
    tiếp tranh cãi trước chánh án, và chánh án có đặt ra các câu hỏi .
    Trong small court thì không cần luật sư, và tjường là án dân sự
    giải quyết tranh chấp chứ không phải toà hình sự .
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tìm trêb Internet thì thấy
    http://www.courtinfo.ca.gov/selfhelp/smallclaims/scbasics.htm#whatis
    nói về Toàn Án Nhỏ (small claim court).
    Món tiền không quá 7 nghìn rưởi, và cụ thể trong trang này .
    Nó nói rõ, không được có luật sư, mà phải tự chính mình ra toà .

Chia sẻ trang này