1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về nghề Luật sư.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nguyencongtu712, 21/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bài viết này có nhiều phân tích rất sai lạc .
    Mong bạn dẫn chứng trước đoạn tô vàng .
    [/quote]
    Rất sai lạc ở chỗ nào ?
    Luật sư phải có bằng trên đại học . Kế toán có bằng đại học .
    Nấu ăn có bằng trung cấp . Cắt tóc có bằng mấy tháng .
    Sai ở đâu ?
    Tôi biết nhiều luật sư có phòng làm việc, trong đó có nhiều
    luật sư khác làm công trong đó . Ắt hẳn họ phải có bằng hành
    nghề rồi, nhưng phải làm thuê cho một luật sư khác làm ông
    chủ . Vậy làm ông chủ văn phòng luật sư mới khó, chứ làm
    thuê trong văn phòng đó có đâu khó ?
    Những chỗ bạn tô vàng trên có chỗ nào bạn chưa hiểu, mà
    cần dẫn chứng ? Chả lẽ tôi đi các tiệm ăn hỏi tên tuổi họ rồi
    đăng lên đây, kèm địa chỉ và số điện thoại sao ? Địa chỉ và
    số điện thoại thì công chúng đọc trên bảng hiệu rồi . Chỉ còn
    họ tên thật thì tôi chưa chắc mà thôi . Ai còn không biết chủ
    tiệm ăn thì không cần có bằng nấu ăn, và trong tiệm không cần
    có đầu bếp có bằng hành nghề ?
    Tôi nói sự thật, nhưng các bạn luật sư đừng buồn, vì luật sư
    làm thuê ở Mỹ không vất vả như thợ thuyền, mà lương vẫn
    cao hơn . Tôi chỉ nói là họ không hiển hách mấy mà thôi .
    Các bác sỹ đi làm thuê cũng vậy . Có điều khác giữa bác sỹ
    nối tiếng với luật sư nổi tiếng là, bác sỹ nổi tiếng phái đi làm
    thuê ở các nhà thương nổi tiếng, chứ bác sỹ có phòng làm việc
    riêng thì lại không nổi tiếng, còn luật sư nổi tiếng thì phải có
    văn phòng riêng . Văn phòng luật sư chỉ một trăm nghìn đôla
    là khá rồi, nhưng phòng bệnh tư của bác sỹ với giá một trăm
    nghìn thì không đủ máy móc thiết bị làm việc .
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Rất sai lạc ở chỗ nào ?
    Luật sư phải có bằng trên đại học . Kế toán có bằng đại học .
    Nấu ăn có bằng trung cấp . Cắt tóc có bằng mấy tháng .
    Sai ở đâu ?
    Tôi biết nhiều luật sư có phòng làm việc, trong đó có nhiều
    luật sư khác làm công trong đó . Ắt hẳn họ phải có bằng hành
    nghề rồi, nhưng phải làm thuê cho một luật sư khác làm ông
    chủ . Vậy làm ông chủ văn phòng luật sư mới khó, chứ làm
    thuê trong văn phòng đó có đâu khó ?
    Những chỗ bạn tô vàng trên có chỗ nào bạn chưa hiểu, mà
    cần dẫn chứng ? Chả lẽ tôi đi các tiệm ăn hỏi tên tuổi họ rồi
    đăng lên đây, kèm địa chỉ và số điện thoại sao ? Địa chỉ và
    số điện thoại thì công chúng đọc trên bảng hiệu rồi . Chỉ còn
    họ tên thật thì tôi chưa chắc mà thôi . Ai còn không biết chủ
    tiệm ăn thì không cần có bằng nấu ăn, và trong tiệm không cần
    có đầu bếp có bằng hành nghề ?
    Tôi nói sự thật, nhưng các bạn luật sư đừng buồn, vì luật sư
    làm thuê ở Mỹ không vất vả như thợ thuyền, mà lương vẫn
    cao hơn . Tôi chỉ nói là họ không hiển hách mấy mà thôi .
    Các bác sỹ đi làm thuê cũng vậy . Có điều khác giữa bác sỹ
    nối tiếng với luật sư nổi tiếng là, bác sỹ nổi tiếng phái đi làm
    thuê ở các nhà thương nổi tiếng, chứ bác sỹ có phòng làm việc
    riêng thì lại không nổi tiếng, còn luật sư nổi tiếng thì phải có
    văn phòng riêng . Văn phòng luật sư chỉ một trăm nghìn đôla
    là khá rồi, nhưng phòng bệnh tư của bác sỹ với giá một trăm
    nghìn thì không đủ máy móc thiết bị làm việc .
    [/quote]
    Bạn ở Mỹ mấy năm rồi mà cứ ăn chắc như đinh đóng cột thế ?
    Trên đời này có hai loại người cái gì cũng ăn chắc là đúng .
    1/ Rất giỏi, ăn nói, viết lách có bằng có cớ .
    2/ Ếch ngồi đáy giếng, biết một mà tưởng biết hết nên cứ gân cổ lên mà nghĩ rằng chỉ có mình đúng .
    Xin bắt đầu băng cái vụ nấu ăn, dù là tôi ở miệt Chắc cà đao cũng rõ và có thể chứng minh là bạn sai :
    Ở Mỹ hay ở bất cứ nước nào cũng có trường dạy nấu ăn cả .
    Nhưng điều kiện dể mở 1 tiệm ăn, nấu bếp cho 1 tiệm ăn có bắt buộc phải là có bằng nấu ăn với thời gian học là 2 năm hay không lại là chuyện khác đấy... Dễ chứng minh nhất là hãy đảo 1 vòng Cali, quận Cam, vào hởi mấy ông nấu phở ở những tiệm phở lớn, có giấy phép đàng hoàng xem mấy ông nấu phở có bằng nấu ăn không và học ở trường nào ?
    Chịu chưa hay còn cố cãi ? Lần này mà bạn còn cãi thì hãy cãi bằng cách chứng minh, xoè ra các điều luật, quy định cho rõ ràng nhé .
    Chỉ có một số tiệm ăn tổ chức quy mô thì họ có bắt buộc chủ của đại lý hoắc quản lý nơi ấy phải qua 1 khoá huấn luyện, một số đầu bếp chính cũng phải tốt nghiệp tại trung tâm huấn luyện của các đại công ty này để tất cả các món ăn tại bất cứ tiệm nào cũng có chất lượng y như nhau và bảo đảm an toàn cho cái tên hiệu của họ như Mc Donald, Burger King, Dunkin Donuts .... Mà cũng chả mất đến 6 tháng chứ đừng nói là 2 năm .
    Hay là lại muốn phải xoè chứng minh người thật việc thật rồi mới chịu ?
    Qua đến nghề kế toán và ngành luật :
    Kế toán loại tốt nghiệp cử nhân ở Bắc Mỹ thừa mứa, khối cậu tốt nghiệp xong chẳng tìm ra việc phải vào Bưu điện làm nghề gõ zipcode tối ngày sáng đêm riết rồi quên cả nghề, Có cậu đêm đêm xách xe đi khai thuế cho mấy tiệm lặt vặt, thuế lợi tức cá nhân cho thợ thuyền lấy 15, 20 $ ....
    Bạn có biết để lên đến Chartered Accounting ( C.A. ) mất thêm mấy năm sau cử nhân và vất vả như thế nào không ? Lúc ấy mới gọi là vinh quang đấy và xem ra họ học hành cực khổ chẳng khác bác sĩ y khoa mấy đâu ...
    Nghành nghề nào cũng có những người thành đạt vẻ vang, ngành luật hay kế toán, bác sĩ cũng thế, họ có thể do tài năng hoặc do may mắn mà ra và ở đâu cũng thế cả .
    Luật sư có ông cũng chỉ chuyên chạy ba cái vụ hiếp dâm, vi phạm giao thông ... Bác sĩ cũng khối ông chỉ chạy theo mấy ông luật sư để kiếm ăn loanh quanh đám bảo hiểm , Kế toán thì nhắm mắt ký bừa ( Ấy, cứ xem các tiệm ăn VN ở khắp nơi trên thế giới xem có tiệm nào khai thuế thật tình, không gian dối nhé )
    Và ngành luật, y khoa , kế toán cũng khối người hiển hách khi được tham gia vào những công trình trọng đại .
    Làm quan toà ở Bắc Mỹ thì được rất nhiều người nể vì và họ có những nguyên tắc đối xử, thưa gửi rất long trọng . Ngược lại, đời sống của họ cũng rất khắt khe cho chính bản thân để thăng tiến .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 06:53 ngày 21/07/2006
  3. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Bác Minh có thể nói rõ hơn về quy trình học luật tại Mẽo ko, từng bang có khác nhau nhiều lắm ko cho anh em tìm hiểu (mặc dù biết bác sinh sống ở Canada nhưng chắc về Mẽo cũng nắm đc).
    Hình như một số bang có quy định là muốn học luật phải có một bằng ĐH khác chứ không nhận thẳng từ học sinh phổ thông (hight school), ở Mẽo cũng không đào tạo Phó tiến sỹ Luật (Vice Doctor) mà chỉ đào tạo Thạc sỹ (Master of Law) và Tiến sỹ (Doctor of Law) phải không? Muốn học đến đỉnh thì như thế nào? Muốn có Chứng chỉ hành nghề luật sư toàn quốc thì phải như thế nào? Làm thế nào để có chân trong Tối cao pháp viện?
    Nếu a có tài liệu về tổ chức quyền lực và hành nghề luật tại Mỹ thì hay quá, share cho em với
  4. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Học Luật dễ mà ... Nhưng mà từ bé đến ngần này tuổi tôi chưa nghe qua cái từ : Vice doctor .
    Bên Mẽo tớ chưa bao giờ thắc mắc đến nên không tìm hiểu, cứ theo suy nghĩ và nhìn từ mấy anh bạn đang hành nghề thì có lẽ tuỳ từng tiểu bang quy định . Giá trị của các bằng cấp ở Hoa Kỳ là cái danh tiếng của các trường chứ khối ông học hàm thụ nghĩa là chỉ nằm nhà, đọc sách , làm bài thi rồi gửi đến trường chấm cũng có thể có cái bằng cử nhân luật và nhiều loại bằng cấp khác cao hơn thế .
    Riêng về luật tại Canada, được vào học cũng không khó, quy định hiện nay có thêm cái gọi là Law School Admission Test (LSAT)
    Ai muốn qua đây học thì vào đây tham khảo nhé :
    http://www.lsac.org/canadianCFC/Canadian_homepage.asp
    Cũng như mọi ngành khoa học, học sinh mới tốt nghiệp trung học ( Riêng tỉnh bang Quebec bắt buộc mọi học sinh phải tốt nghiệp Cao đẳng 2 năm rồi mới cho vào đại học đối với các học sinh học tại tỉnh này từ bậc Trung học ) có quyền ghi danh vào mọi ngành mà mình thích nhưng không phải ngành nào cũng cứ ghi danh là được nhận dù là không hề có thi vào đại học như ở VN .
    Canada cũng khác với Hoa kỳ ở điểm là : Tuy đại học tư, các trường vẫn nhận được trợ cấp từ chính phủ nên học phí rất rẻ, vì thế mà việc đào tạo được nghiên cứu rất kỹ để phù hợp với " Thị trường nhân lực "
    Trở lại với việc học luật tại Mẽo, tuy chưa bao giờ qua đấy học luật mà chỉ qua để học nghề .... nấu ăn .. hihihi như TV Codep " múa " nhưng có vài anh bạn đang hành nghề Luật thì học tuy dễ, thành danh hay giàu có lại là nhờ ở sự nhanh lẹ, bắt mối .
    Ông LS Lê Trường Xuân ở quận Cam là bạn cùng lớp ở QGHC ngày xưa, 75 ra đi, thoắt một cái là đã thành LS với hai văn phòng, chuyên trị đụng xe, hiếp dâm và ... chó cắn . Tên tuổi tràn ngập trong các quảng cáo của các tờ báo biếu ( Báo chí VN tại Cali khỏi cần mua, chỉ cần nhặt )
    Một anh bạn khác là đồng môn Vovinam, anh bạn này có văn phòng tại quận Cam thuộc loại oách, phụ trách những vụ việc ngon lành , cao cấp hơn và lại có bà vợ làm Chánh Án ở đây !!! Cho đến giờ này, tôi cũng chưa bao giờ hỏi là : Nếu Vợ là chánh án thì chồng có quyền mở văn phòng Luật không ? Nhưng mà thấy nó có vẻ không được hợp lý cho lắm vì rất dễ xảy ra ... móc nối .
    Cái cảnh Chồng LS , Vợ Chánh án nó cũng buồn cười, về nhà, ông chồng tha hồ bắt nạt vợ nếu vợ đồng ý cho bắt nạt nhưng ra chỗ công cộng thì anh chồng phải đi sau vợ 1 bước, không được song hàng, nắm tay nắm chân đâu, bà vợ đồng ý cũng không được !!! Vì thế khi vợ chồng tớ nghe anh bạn kể, bã xã tớ bảo : Thế thì em chả thèm làm ... chánh án, nắm tay anh sướng hơn .
    Nói chung là muốn học và học được thì cứ tuần tự : Cử nhân, cao học, tiến sĩ nhá ... Con chen chân vào tối cao pháp viện để làm gì đây ? uống trà đá thì OK hihihi chứ làm thẩm phán thì hãy cầu mong Trời cho cái số làm Thẩm phán TCPV đã .
  5. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Ở VN mọi chuyện còn thần thoại hơn nhiều. Một đại ca học trước H 2 khóa, 7-8 năm trước chuyên trị "con nuôi" (môi giới con nuôi cho người nước ngoài), kiếm tiền như dân chợ giời; đã từng hợp tác làm ăn với nhau vài vụ, nói chung rất chi là hồi hộp!. Vì ham mê kiếm tiền, đã có thời gian LS này bị CA sờ mông, chạy rẽ đất mới thoát được ngồi tù.
    Đoàng 1 cái, 1 ngày mở BBC Vietnamese ra thấy ảnh quen quen, chua thêm ở dưới là "Nhà dân chủ". Phát biểu toàn những lời đại ngôn yêu nước thương nòi, hoành tráng!. H mỗ đọc xong phải rụi mắt mấy lần mới tin đây là sự thật. Lạ thật chắc dạo này con nuôi và chạy giấy tờ hết cửa, đại ca chuyển qua hoạt động dân chủ!
  6. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Nghe bác mô tả thế này thì anh em đây chắc cũng biết đó là "nhà hoạt động dân chủ" nào rồi! hé, chăm viết bài cho BBC phết,
    Mà bác Hà: Em sinh sau đẻ muộn, nhưng nghe nói vụ con nuôi cách đây mấy năm là kiếm bộn tiền lắm, mà cũng chả vất vả gì cho lắm!
    Hôm trước có gặp một bà người Phú sắp nhận trẻ Việt nam làm con nuôi, bà ấy bảo để được nhận con nuôi là người Việt, ngoài chi phí đi lại ít nhất 2 lần tới VN, bà phải chi các chi phí dịch vụ khác ít nhất 7000,!
    Như thế thì mới biết dịch vụ con nuôi kiếm tiền cỡ nào, mỗi năm làm vài chục vụ là bộn rồi?
    Bác Hà cho em biết con số đó có chính xác ko
  7. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Cũng còn tuỳ. Thực ra tư vấn nhận con nuôi là 1 việc khó. Chọn 1 đứa con nít ko do mình đẻ ra, mà lại vừa ý mình để nuôi nấng chăm sóc... đó là 1 việc cực tế nhị và gian nan. Tớ đã nhìn thấy 1 bà mẹ Do thái có con chết vì bom cảm tử lăn lộn ở VN đến 6 tháng trời để tìm 1 đứa con nuôi!. Vì thế chi phí để nhận con nuôi ko thể tính đến bằng tiền, bản thân nó là 1 việc làm nhân đạo; cái tâm của LS tư vấn phải sáng!. Đã 6 năm nay tớ không còn nhận làm vụ nào nữa, vì thấy quá sượng sùng khi phải bôi trơn bộ máy bằng những đồng tiền, mà lẽ ra phải dành cho việc làm nhân đạo!
  8. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Thì rõ ràng đây là một việc làm nhân đạo mà. nhân đạo cho cả 2 phía, phía đứa trẻ bất hạnh bị bỏ rơi đã đàng, nhưng ngay cả người nhận con nuôi, nhận một đứa trẻ làm con nuôi cũng là niềm ai ủi cho họ, ví lý do nào đó mà ko thể sinh con được.
    Trong số các nước nhận trẻ Việt làm con nuôi thì Pháp hình như là nước có nhiều người nhận nhất.
    Thi thoảng ra phố gặp một cặp vợ chồng Tây đi với đứa trẻ châu á, đoán ngay trẻ VN, vì ko phải trẻ Trung quốc mắt híp.
    Mà những người Pháp nhận trẻ Việt làm con nuôi em thấy họ yêu trẻ lắm nhé, hầu như ko có sự phân biệt con nuôi hay con đẻ.
    Bà Pháp mà em đã gặp năm ngoái, ko phải là ko có con , mà con đã hơn 18 tuổi, đi học ĐH rồi, nó xa luôn bố mẹ, tây nó thế mà! Bà này và chồng muốn nhận 1 đứa trẻ Vn đẻ nuôi, xem như mình được làm mẹ lần thứ 2 vậy! mà thật thế, bà này hỏi em đủ thứ: nào là ở Vn có cửa hàng mua quần áo, mua xe đẩy và thức ăn cho trẻ ko.... Còn xin cả số đt em để có chi hỏi thăm nữa...
    Việc nhận con nuôi rõ ràng là một làm nhân đạo, điều này khỏi bàn cãi, nhưng mà xem ra thì thủ tục của nhà mình vẫn còn nặng nề lằng nhằng! Mà vì cái lằng nhằng của thủ tục này, nên mới có người có thể kiếm được tiền chứ!
    Bac MinhTrinh cho em hoi:
    Ở Mẽo để làm luật sư ngoài việc tốt nghiệp trườn luật hay có bằng về Luật ra, có cần phải qua khoá học để cấp chứng chỉ hành nghề luật sư ko? Như kiểu phải qua khoá Luật sư của trường chức danh tư Pháp ( bi giờ là học viên TP) nhà mình ấy! Bọn Pháp thì cứ làm các nghề liên quan đến luật: từ thư kí toà, lục sự, thẩm phán, luật sư, công chứng viên...đều phải qua khoá học hết!

    Được Amour_unique sửa chữa / chuyển vào 05:25 ngày 23/07/2006
    Được Amour_unique sửa chữa / chuyển vào 05:27 ngày 23/07/2006
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hihi, Tớ không phải LS nên không nắm chắc nhưng con gái anh bạn năm nay mới 21 đã là LS thứ thật nên chắc không khó dù là cũng có tí ti đòi hỏi , AU vào đây tham khảo nè ... hihi, định qua đây học thì nhớ báo tin nhá .
    http://www.usask.ca/law/information/becomingalawyer.php
  10. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Thêm tí thông tin :
    =============
    Becoming a Lawyer
    Step-By-Step Procedure
    ================
    Successfully complete law school;
    Apply to graduate from law school;
    Apply for admission to a provincial or territorial Law Society as a student-at-law;
    Article with a practicing lawyer for 12 months;
    Attend a provincial or territorial Bar Admission Course;
    Write and pass provincial or territorial Bar Examinations;
    Be approved as a lawyer by the benchers of a provincial or territorial Law Society;
    Sign the "Rolls";
    Pay the appropriate fees for a License to Practice and Insurance;
    You are now a praticing Lawyer!
    The Educational Process
    To become a practising lawyer, there are many educational and procedural steps.
    The educational part of the process involves attendance at a post-secondary educational institute to study law (please see admissions for information about applying to the University of Saskatchewan, College of Law).
    Following completion of law school in Canada, application can be made to a law society in any Canadian province or territory (with some exceptions; contact the law society in the province or territory for eligibility requirements).

Chia sẻ trang này