1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về nghề Luật sư.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nguyencongtu712, 21/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. plhtoan

    plhtoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Chào đồng chí, mình đang nghiên cứu đề luật sư cho gia đinh xem thấy có cần thiết đưa vào cuộc sống hiện thời chưa, đưa vào thì nên đưa vào khu vực nào, chỉ ở thành phố lớn hay chỉ ở một khu vực nhỏ.
    Mình đang tìm hiểu môi trường pháp lý của gia đình Việt Nam, trong đó có các nhu cầu của gia đình về luật sư tư vấn và luật sư tố tụng trong môi truờng bình thường.
    Ở VN nói đến luật sư, là vấn đề chạy cò, chạy án ... làm ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề đưa ý thức cho 1 công dân nhận biết rằng " phàn làm điều gì phải có ai đó tư vấn, nhằm an toàn cho bản thân và đúng pháp luật" nếu làm được việc đó ắc hẳn chúng ta thực hiện được 1 việc mà cả Nhà nước cũng quan tâm là : Đưa pháp luật đi vào cuộc sống thực tế!
    Mình có soạn thử 1 vài câu hỏi trong bảng đính kèm , nếu bạn nào có nhã ý xin vào và trả lời hộ mình và gủi mail lại Plhtoan@yahoo.com
    Chân Thành cảm ơn
  2. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Có một điều này cho các bác biết thêm rằng ở Mỹ (chính xác là ở tiểu bang Cali, vì mỗi tiểu bang có điều kiện lấy bằng hành nghề khác nhau) có thể thi lấy bằng hành nghề luật sư mà không cần phải tới trường luật học luật. Đây là trường hợp dành cho những người tự học, tự nghiên cứu về luật, nhưng với điều kiện là phải làm việc hoặc dưới sự giám sát của một luật sư có bằng hành nghề hoặc văn phòng làm về luật trong khoảng thời gian hình như là hai năm.
    Cũng vậy ở Mỹ (chính xác là tiểu bang Georgia, lý do như ở trên) lấy bằng hành nghề kiến trúc cũng không nhất thiết phải theo học trường kiến trúc rồi mới được thi lấy bằng, nhưng phải làm việc cho một văn phòng kiến trúc, có kinh nghiệm xây dựng ..v.v...
    Ngoài ra ở Mỹ chấp nhận việc học ở nhà. Con nít tới tuổi không cần phải tới trường học mà học ở nhà cha mẹ dạy theo đúng chương trình là đủ. Hình như nó gọi là "home schooling". Khi nào cần tới trường thì thi xếp lớp, hoặc thi lấy bằng tốt nghiệp phổ thông, đủ điểm thì đậu.
    Như vậy việc học ở Mỹ không giới hạn tới việc phải đến trường. Tới trường là một điều kiện tốt nhưng không phải là điều kiện duy nhất. Quan niệm của người Mỹ về vấn đề này chắc cũng đơn giản, họ không loại ra những người có khả năng làm việc (rồi đóng thuế) nhưng không có điều kiện tới trường học. Không có bằng cấp mà làm được việc vẫn tốt hơn là có bằng cấp mà thất nghiệp không làm được gì cả, không đóng thuế tức là không góp được gì cho xã hội.
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Câu trích trêh đây của bạn cũng đúng, nhưng chưa đầy đủ .
    Có bằng cấp tức là đã có cố gắng trau giồi mình thêm khả năng
    để làm việc tốt hơn, và có tỏ ra nhiệt tình tìm việc làm, vì đã bỏ
    ra công sức nhiều năm để học . Thất nghiệp không phải lỗi
    của những người có bằng cấp, mà là một vấn đề thiếu sót mà
    xã hội có, và cần giải quyết . Theo tôi có bằng cấp thì hơn không
    có bằng cấp. Chhuyện có việc làm là chuyện khác, không đổ lỗi
    cho người đi học lấy bằng được .
    Ngoài ra, chuyện không đóng thuế chưa hẳn là không đóng góp
    gì được cho xã hội . Ví dụ, nhiều đàn bà Mỹ không chồng mà có
    con nhỏ . Họ không thể đi làm được, vì phải trông con . Những
    đứa trẻ đó là công dân Mỹ, là tương lai của nước Mỹ . Vun bón
    mầm non của đất nước là một cống hiến rất lớn lao . Nhiều
    người giàu có, kết hôn, mà không có con, mặc dù họ đóng thuế
    nhiều . So giữa 2 loại người này, họ đều có thiếu sót, mà thiêu
    sót đối lập nhau, chứ không hẳn đóng nhiều thuế mà không có
    con là tuyệt đôi tốt cho xã hội đâu . Ví dụ nữa, những người tàng
    tật ở Mỹ không những không đóng thuế, mà còn tốn nhiều tiền
    của nhà nước bỏ ra chăm sóc cho họ nữa. Cuộc sống của họ
    bị một số người cho là ăn hại, ăn bám xã hội. Thế thì trẻ con và
    người già thì sao ? Họ cũng không đóng thuế mà tiêu tiền cúa
    nhà nước phải bao họ . Cuộc sống cúa họ đòi hỏi mọi người
    chúng ta phải sống như con người, biết yêu thương, chứ không
    phải thú hoang, không thành xã hội . Cái đóng góp của họ là
    tình yêu, một cuộc sống tinh thần, mà thuế chỉ là một mặt của
    cuộc sống vật chất mà thôi .
  4. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Bác đang nhầm lẫn giữa việc học bằng cách ăn nằm ở dề tại trường DH, hay nằm khèo ở nhà học trên internet. Tôi biết ở Mỹ bạn có thể lấy bằng DH hay JD mà không cần biết tới mặt mũi trường DH ấy như thế nào, miễn là apply, đóng tiền và thi đầy đủ qua ...internet. Cuối cùng, bạn cũng có bằng thôi, và vẫn phải "chui" vào Bar để được hành nghề; còn việc giám sát của ls thực thụ kia là đương nhiên, nó cũng giống như bất kỳ nơi nào trên thế giới này trừ Taliban ... VN cũng thế thôi.
    Ở Mỹ, vì là Viva freedom ... có đủ loại trường, đủ lọai hình hay cách thức học ... nên thiên hạ thích chọn cách học nào cũng được, miễn mình thích; cũng giống như bạn có thể ra Hànội bằng máy bay, xe hơi hay .. xe bò. Vấn đề đặt ra là liệu bạn cầm cái bằng hàm thụ từ xa mang đi xin việc mà chúng nó welcome bạn mới là chuyện to.... Cũng như thế với nghành luật, cầm cái JD học ở nhà đi xin job thì chúng cười cho thối mũi ...
    Được thuao sửa chữa / chuyển vào 11:28 ngày 02/08/2006
  5. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề không phải là thích hay không thích, nhưng ở đây người ta tiên liệu tới những trường hợp có những người không đủ điều kiện để tới trường, mà họ lại thích làm trong ngành đó, lại có kinh nghiệm làm việc dính líu tới ngành đó thì nhà nước có bổn phận tạo điều kiện cho họ lấy được cái bằng hành nghề (chứ không phải bằng cấp hàn lâm).
    Nên nhớ luật về "home schooling" đã có trước khi internet được phát minh. Và học hàm thụ (cũng phải nộp đơn vào trường) cũng như học trên internet (cũng qua trường học) khác với tự học, tự đọc sách tìm hiểu để làm giàu kiến thức mình.
    Còn chuyện các hãng xưởng, văn phòng ... nhìn bằng cấp, xuất thân từ trường nào rồi mới mướn thì là chuyện khác. Nhưng ở Mẽo việc mướn người ngoài chuyện xem bằng cấp họ còn đặt vấn đề về kinh nghiệm và có phỏng vấn nữa. Chính những cái này làm cho người không có bằng cấp vẫn có cơ hội tiến thân hoặc làm việc với ngành mình thích mà không cần bằng cấp. Ở Mẽo có quá nhiều ví dụ về những người thành công mà quá khứ là những tay "drop out" tức là bỏ học dở dang, chưa bao giờ tốt nghiệp hoặc ra trường.
    Bổ túc thêm: Ở đây ta cần phân biệt bằng hành nghề do NN cấp khác với bằng cấp hàn lâm do trường học cấp. Theo tui hiểu thì luật sư thi "Bar exam" tức là thi lấy bằng hành nghề, không pass được test này thì không ra công cộng làm việc được.
    Civil engineer tức là kỹ sư công chánh mà muốn làm việc cho chính phủ cũng phải thi lấy bằng hành nghề. Ngay cả mechanical engineer tức là kỹ sư cơ khí mà muốn mở hãng làm contract cho công cộng cũng phải thi lấy bằng, không có bằng thì khỏi mở hãng, hoặc là phải mướn bằng, mở hãng dưới tên của người có bằng.
    Theo tui hiểu ở Mẽo bất cứ công việc gì có dính tới công cộng đều phải lấy bằng hành nghề từ móng tay cho tới xây sửa nhà cửa, làm cỏ. Công việc càng dính tới sức khỏe, an sinh của công chúng thì việc lấy bằng càng khó
    Được FNguyen1 sửa chữa / chuyển vào 21:23 ngày 02/08/2006
  6. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Có thể tui nói không rõ hoặc chưa đủ, vậy thì xin thêm vào dòng chữ này: "Theo con mắt của sở thuế Mẽo IRS thì ... "
  7. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Rất trân trọng ý kiến của bác .. nhưng hình như bác giải thích hơi bị lạc đề rồi. Chủ đề ở đây bàn về luật sư và trả lời một số thắc mắc của các thành viên khác về điều kiện hành nghề luật sư tại Mỹ. Bác lại luyên thuyên giữa học hàm và học vị, giữa các loại hình đào tạo khác nhau tại Mỹ ...và ......
    Tại Mỹ, làm cái quái quỷ nào cũng license hết, vì không có nguời ta kiện cho mất mặt. Nhưng ngành luật lại là ngành học chuyên biệt, nó giống như bác sỹ ... và như thế không thể ở nhà ngồi học rồi làm luật sư; cũng như học bác sỹ trong bếp rồi xách dao đi mổ. Trường luật tại Mỹ học khác ở VN. Ở VN thuần tuý dạy cách sử dụng luật, nhưng tại Mỹ họ chuyên sâu vào case study, legal reasoning, hùng biện ......vậy thì, chỉ có sách cặp đến law shool mới mong được làm luật sư sau này. Đơn giản vì ở đó mới có bạn nhóm để tranh luận ...
    Tất nhiên, như bác đề cập, cũng có thế có vài ông lấy cái J.D từ xa ... rồi xin vào chân khai thuế hay điền đơn xin greencard hay du trú cho dân da vàng mũi tẹt .. rồi cũng hênh hoang đưa business card "attorney at law" chữ to.
  8. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    các bác mến
    hôm trước tớ đọc trong quyển rainmaker của John Grisham có nói đến anh chàng cộng sự thi mãi vẫn không qua được cái bar nên vẫn cứ phải làm tà lọt cho người khác . Ngược lại nếu thông minh xuất chúng nên không cần đến trường học mà vẫn qua được cái cửa ải bar exam như bác FNguyen1đề cập thì trong ngành luật có hay không tớ không dám chắc
    Riêng về bên ngành Kĩ sư thì tớ biết chắc có một số tay chưa từng có học hàm kĩ sư (BS in Engineering) nhưng nhờ đi làm .. tà lọt lâu năm trong ngành , có đầy đủ kinh nguyệt ... i quên kinh nghiệm vẫn được tiểu bang TX cấp bằng hành nghề kĩ sư như thường . Trong khi có nhiều tay lấy cả học vị kĩ sư tiến sĩ nhưng không qua nổi kì thi EIT nên vẫn không có bằng hành nghề trong ngành kĩ sư . hehheheeh mỗi khi cần ký giấy thông qua các dự án vẫn phải nhờ người khác (heheheh cái anh chàng không có cả cái bằng cử nhân lận lưng ) kí giùm
    MỘt số hãng đặt điều lệ rằng nếu có bằng hành nghề kĩ sư (engineering lisence) mà không có bằng cử nhân kĩ sư (dù là học vị mua từ internet) thì không được để chữ engineering trong chức vị của hãng . hehehe nhưng mấy cái này hơi lạc đề rùi nhể
    Nếu tớ nhớ không lầm thì để được gọi là "attorney at law" thì không nhất thiết phải có học vị luật hay bằng hành nghề luật . Bác nào muốn cá độ thì nhào dô . hôm trước tớ thua một lần nhưng vẫn chưa nhớ rõ lém . Các bác cá độ thì tớ mới có hứng để .... google
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Nếu em nhớ không nhầm thì một ông thầy Pháp bảo em là attorney of law được coi như avocat (e)/ notaire của Pháp.
    Em xin cá độ với bác rakhoi vụ này. Đặt cược là một chầu cà fê cho KHPL SG. Ai thắng thì khi nào bác rakhoi về SG (và cả em nữa) thì người đó phải trả. hehe, chỉ cafê, không có chi phí cho các vụ phát sinh.
    2006
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 21:27 ngày 04/08/2006
  10. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Avocat/ notaire nghĩa là sao nhỉ?
    là Avocat hay Notaire đây hả nàng?
    Notaire của Phú thì hơi khác đời rồi, Notaire giàu vật, mà học hành cũng khác, chứ mấy cu Avocat thì đi đâu cũng gặp, nói dại là nhiều như lợn con luôn?

Chia sẻ trang này