1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về nghề Luật sư.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nguyencongtu712, 21/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Các bác toàn bàn chuyện Luật sư ở đâu đâu, trong khi ở Việt Nam có rất nhiều vấn đề về Luật sư mà chưa được sự quan tâm đúng mức.
    Bài báo sau đây phản ánh một phần thực trạng Luật sư ở Việt Nam:
    Vào WTO, thiếu luật sư đồng hành với doanh nghiệp
    Trong tổng số hơn 3.900 luật sư VN hiện nay, kể cả tập sự, chỉ có khoảng 50 người hiểu biết về luật pháp quốc tế để hỗ trợ doanh nghiệp trong những giao dịch thương mại. Song thực sự chỉ chừng 10-15 "thầy cãi" là đáp ứng được các tiêu chuẩn pháp luật thế giới.
    Thông tin đã được Phó Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp, thuộc Bộ Tư pháp, Lê Hồng Sơn đưa ra trong tọa đàm về tác động của Hiệp định thương mại (BTA) Việt - Mỹ đối với hành nghề luật sư và trọng tài thương mại, diễn ra sáng qua tại TP HCM. Những tiêu chuẩn pháp luật thế giới được ông Sơn phân tích là các kiến thức pháp luật chung, uy tín, khả năng tranh tụng ở tòa nước ngoài, được khách hàng nước ngoài tin tưởng, khả năng ngoại ngữ...
    Từ lâu nhiều chuyên gia đã cảnh báo rằng VN cần phải có một đội ngũ luật sư chuyên về hội nhập kinh tế thế giới, nếu không doanh nghiệp trong nước dễ lâm vào tình trạng "kiếm củi 3 năm đốt 1 giờ". "Vấn đề ở đây là hội nhập toàn cầu, nếu doanh nghiệp không được trang bị tốt những kiến thức về luật lệ chung của thế giới, những rào cản, sân chơi riêng của từng quốc gia... thì sẽ dễ vấp những vụ tranh tụng dẫn đến thua kiện, phá sản, mất thị trường nhanh chóng", ông Sơn giải thích.
    Nhiều vụ việc tranh chấp đã xảy ra như vụ Bỉ bắt giữ Phó giám đốc Công ty Afiex Bửu Huy theo yêu cầu của Mỹ, sự cố tàu Cần Giờ bị Tanzania bắt giữ, Hàng không VN thua kiện tại Italy..., chính là hậu quả của tình trạng ngại trang bị kiến thức pháp luật quốc tế thông qua luật sư trong giới doanh nghiệp, cũng như thể hiện sự yếu và thiếu của đội ngũ luật sư trong nước.
    Đại sứ VN tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngô Quang Xuân cũng khẳng định, cần phải nhanh chóng xây dựng đội ngũ luật sư có hiểu biết về các luật lệ pháp luật của WTO, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập an toàn trong sân chơi kinh tế chung.
    Dự án Star VN do Mỹ hỗ trợ Bộ Tư pháp điều tra, khảo sát tác động của BTA Việt - Mỹ đối với hành nghề luật sư tại VN cho thấy, cả nước hiện có 819 tổ chức hành nghề luật sư, 149 chi nhánh, 653 văn phòng luật... Số lượng này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của xã hội đang ngày càng tăng. Luật sư chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Có những tỉnh như Điện Biên, Lai Châu không có đủ số người cần thiết để thành lập Đoàn luật sư.
    Kết quả khảo sát cũng cho thấy chất lượng đội ngũ luật sư hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu về cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống pháp luật không rõ ràng, đồng bộ, thiếu; cơ chế tranh tụng tại tòa khá mới mẻ so với luật sư VN; thiếu luật sư chuyên sâu về các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại như sở hữu trí tuệ, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, hàng hải, thương mại quốc tế, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế...
    Trọng tài thương mại ế ẩm
    6 tháng đầu năm nay, Trung tâm Trọng tài thương mại TP HCM chỉ giải quyết 6 hồ sơ tranh chấp của doanh nghiệp. Ít như vậy song con số này đã bằng cả năm ngoái. Trong khi đó, hàng nghìn đơn kiện đã được doanh nghiệp nhờ tòa án thụ lý hằng năm.
    Chủ tịch Trung tâm Nguyễn Văn On cho rằng trọng tài thương mại ế ẩm là vì nhiều doanh nghiệp chưa biết tới vai trò của trọng tài, chưa tin tưởng hiệu quả giải quyết của các nhà cầm còi này, mặc dù so với trình tự tố tụng tại tòa thì trọng tài thương mại giải quyết vụ tranh chấp nhanh gọn hơn.
    Theo Nghị định 116/CP, quyết định của trọng tài là chung thẩm để các bên tranh chấp phải thi hành và không được kháng cáo. Tuy nhiên nếu quyết định của trọng tài không được một bên thi hành thì bên kia có quyền yêu cầu tòa án xét xử theo thủ tục vụ án kinh tế. Doanh nghiệp vì thế ngại đến trọng tài thương mại mà đi thẳng ra tòa án để khỏi tốn thì giờ. Hiện nay Pháp lệnh trọng tài thương mại đã điều chỉnh lại quy định này, nhưng doanh nghiệp vẫn dồn qua tòa án.
    Trung bình hằng năm, Trung tâm trọng tài quốc tế VN chỉ xử lý 20-25 vụ tranh chấp. Cả nước hiện có 5 trung tâm trọng tài thương mại nhưng có đơn vị hầu như không thụ lý được vụ kiện tụng nào. Ông Lê Hồng Sơn cho rằng, ngoài lý do về quy định pháp luật chưa rõ ràng, còn có nguyên nhân là ý thức sử dụng pháp luật để tự bảo vệ trên thương trường của doanh nghiệp còn rất kém.
    Luật sư Lê Công Định thuộc Đoàn Luật sư TP HCM dự báo, làn sóng thương mại và đầu tư mới đổ vào VN trong thời gian hậu WTO sẽ gia tăng mạnh mẽ. Các tranh chấp liên quan đến thương mại và đầu tư chắc chắn ngày càng nhiều và phức tạp. Do đó để hạn chế rủi ro, ông Định khuyến cáo doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có ý thức "phòng bệnh" thông qua các luật sư, trong khi các "thầy cãi" cũng phải nâng cao năng lực bản thân. (Phan Anh-VnExpress)
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Ở Mỹ, ai cũng có thể đến thư viện tìm sách luật mà đọc, hay
    photocopy mang về nhà mình tuỳ tiện mà đọc, nếu không muốn
    bỏ tiền ra mua sách luật.
    Chẳng hay ở ViệtNam có thể mua sách luật, hay photocopy
    sách luật được chăng?
    Tuy ở Mỹ, không phải Luật Sư thì không được cãi trên toà,
    nhưng người biết Luật thì biết chọn luật sư cho mình tốt hơn .
    Ở ViệtNam, người biết luật có thể giúp luật sư của mình làm
    việc tốt hơn trước toà.
  3. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Câu trả lời là: được.
  4. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Tui không biết tui lạc đề ở chỗ nào, mong bác chỉ bảo cho. Nhưng tui thấy topic này là "Về nghề luật sư", chứ không phải là "Về việc học luật", nên tui nói về việc lấy bằng hành nghề là hình như đúng rồi còn gì nữa. Lại không thấy topic giới hạn hoặc bảo nghề luật sư ở đâu, thì tui nói qua về ở Mẽo là nơi tui đang sống, tui đâu dám nói leo qua nơi khác, phải không?
    Bác nên tìm hiểu thêm về vấn đề học và hành nghề tại Mẽo rồi ta nói chuyện, bàn thảo tiếp. Chúng ta đang nói về nghề luật sư chứ không nói về nghề bác sĩ (cái này thì bác đang lạc đề nhé! ), vì nghề bác sĩ cần phải tốn thời gian thực tập, làm intern, chứ luật sư thì hình như không cần. Nhưng tui có thể khẳng định với bác tự mình đọc sách, học luật rồi thi lấy bằng là làm "attorney at law" được (với điều kiện như tui đã đề cập ở bài trước), nhưng không thể bắt người ta gọi mình hoặc ghi trên danh thiếp hai chữ JD (Juris Doctor) vì đây là học vị.
    Tui cho bác một cái link để tham khảo thêm:
    "In 2005, seven States?"California, Maine, New York, Vermont, Virginia, Washington, and Wyoming?"accepted the study of law in a law office as qualification for taking the bar examination ..."
    Source:
    http://www.bls.gov/oco/ocos053.htm
    "Attorney at law" là nghề luật sư cãi trước tòa, đại diện thân chủ trước tòa. Theo tui nghĩ phải lấy được bằng hành nghề, tức là pass cái bar exam thì mới được gọi là "attorney at law". Còn khi học xong lấy bằng cấp ở trường thì được ghi hai chữ JD sau tên mình. Đây là học vị mà người đó đạt được. Đúng như bác rakhoi nhận xét, là có những người có học vị JD nhưng có thể không làm được "attorney at law".
    Thêm nữa, như trên tui đã nhận xét về nghề luật sư (tại Mẽo) là nói chung, áp dụng cho mọi người. Còn bác thì lại cứ thích khoanh tròn cho nó vào một giỏ "da vàng mũi tẹt".
    Quả đúng là có một số người Việt tại Mẽo nhập nhằng giữa chức danh (attorney at law) và học vị (JD). Nhưng nhập nhằng là vì có người cố tình nhập nhằng, mà cũng vì người khác không hiểu, cứ cho là họ nhập nhằng. Có ba trường hợp thường thấy xảy ra cho giới luật sư Việt tại Mẽo: 1) Có thể họ có bằng JD nhưng chưa qua nổi kỳ thi lấy bằng; 2) Cũng có thể họ chưa lấy được bằng nhưng lại đang làm việc cho một văn phòng có bằng hành nghề; 3) hoặc là họ có bằng hành nghề như khả năng cãi thắng trước tòa không cao vì trở ngại ngôn ngữ, nói tiếng bản xứ không được lưu loát nên buộc phải làm những việc vặt không cần biện hộ nhiều như khai thuế, điền đơn nhập tịch, dàn xếp các vụ đụng xe, bảo hiểm v.v... Trường hợp đầu tiên thì rõ là nhập nhằng thật, nhưng hai trường hợp sau thì không nhập nhằng chút nào.
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Đây, cô cậu nào sính bằng cấp nước ngoài đẻ thăng quan, tiến chức lại khỏi bị phát hiện thì nên liên lạc .
    Nhớ trả tớ ít tiền " còm " nhé .
    [​IMG]
  6. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Bác Cons thân ...ái
    hehehheeh tớ google để cá độ với bác nhể
    theo định nghĩa của attornew hay "attorney at law" thì thế này nhá
    http://dictionary.law.com/default2.Asp?selected=2464&bold=||||
    attorney
    n. 1) an agent or someone authorized to act for another. 2) a person who has been qualified by a state or federal court to provide legal services, including appearing in court. Each state has a bar examination which is a qualifying test to practice law. The examinations vary in difficulty, but cannot be taken until the applicant is a graduate of an accre***ed law school (with a three-year minimum course of study) or in seven states has fulfilled extensive other training. Passage of the bar examination qualifies the attorney for that state only and for the federal courts located in that state (and other federal courts upon request). Some states will accept attorneys from other states, but many will not grant this "reciprocity" and require at least a basic test for out-of-state attorneys. Attorneys from other states may practice in a limited way, but cannot appear (except on a single case with court permission) in state courts (but in federal courts). Graduation from law school does not make one an attorney. There are also patent attorneys who can practice in federal patent courts only and have both legal and engineering training. Most patent attorneys today are regular attorneys who specialize.
    Theo định nghĩa thứ nhất thì nếu bác được ai ủy quyền cho bác đại diện họ trước toà thì đều có thể vỗ ngực xưng rằng ta đây là attorney ai muốn nhập nhằng thì cứ việc .... nhập nhằng nhá
    heheheheh nhưng cá độ mà giở trò chơi chữ như thế thì bác vưỡn còn ấm ức nhể .
    Bi giờ theo cái định nghiã thứ hai thì attorney-at-law phải là những người đã được tiểu bang (state) cho phép hành nghề luật sư . Tức là những người phải có "admission to the bar" của tiểu bang đó phỏng ạ
    http://www.answers.com/topic/legal-education-in-the-united-states
    The Education of Lawyers in the United States is generally undertaken through a law school program.
    The professional degree granted by U.S. law schools is the Juris Doctor or Doctor of Jurisprudence (J.D.). Once a prospective lawyer has been awarded the J.D. (or other appropriate degree), he or she must pass a state bar examination in order to be licensed to practice as an Attorney at Law.
    The Juris Doctor (J.D.), like the Doctor of Medicine (M.D.), is a professional doctorate. The Doctor of Jurisprudence (J.S.D.), Doctor of Judicial Science (S.J.D.), and Doctor of Comparative Law (D.C.L.), are research and academic-based doctorate level degrees. In the U.S. the Legum Doctor (LL.D.) is only awarded as an honorary degree.
    Academic degrees for non-lawyers are available at the baccalaureate and master''s level. A common baccalaureate level degree is a Bachelor of Science in Legal Studies (B.S.). Academic master''s degrees in legal studies are available, such as the Master of Studies (M.S.), and the Master of Professional Studies (M.P.S.).
    Foreign lawyers seeking to practice in the U.S., who do not have a Juris Doctor (J.D.), often seek to obtain a Juris Master (J.M.), Master of Laws (LL.M.), Master of Comparative Law (M.C.L.), or a Master of Jurisprudence (M.J.).
    Admission to the Bar
    Requirements for admission to the bar vary across the United States
    Standard Requirements
    In order for a person to be admitted to the bar for the first time, all U.S. jurisdictions, except for the state of Wisconsin, require all applicants to take and pass a bar examination, which includes both a multi-state (national) portion and a portion designated for the laws of the particular state to which the applicant is applying, as well as a good character inquiry which is essentially a full background check. Two states do not administer the multi-state portion: Louisiana and Washington. In ad***ion, all but a handful of jurisdictions require that the applicant have earned a law degree from an American Bar Association-accre***ed law school.
    The state of Wisconsin grants a "diploma privilege" to students who graduate from any accre***ed law school within the state. This "diploma privilege" makes those students exempt from taking the bar exam; and, if they have earned acceptable grades in core areas of the law, they are allowed to become members of the Wisconsin Bar Association without taking either the multi-state or essay exam as all other applicants must do. Many American states also granted a similar privilege at the beginning of the 20th century, but gradually withdrew it under pressure from bar associations.

    google cái đòi hỏi để được cấp phép hành nghề luật sư tại tiểu bang Wisconsin thì nó như thế này
    http://www.courts.state.wi.us/html/rules/CHAP40.HTM
    trong đó khoản
    SCR 40.10 Waiver of requirements.
    Except for the requirements under SCR 40.03, the board may any of the requirements of this chapter in exceptional cases and for good cause if failure to waive the requirement would be unjust.

    lật ngược lại điều SCR 40.03 thì nó như thế lày
    SCR 40.03 Legal competence requirement: Diploma privilege. An applicant who has been awarded a first professional degree in law from a law school in this state that is fully, not provisionally, approved by the American bar association shall satisfy the legal competence requirement by presenting to the clerk certification of the board showing:
    (1) Satisfactory completion of legal studies leading to the first professional degree in law. The law school shall certify to the board satisfactory completion of not less than 84 semester cre***s earned by the applicant for purposes of the degree awarded.
    (2) Satisfactory completion of study in mandatory and elective subject matter areas. The law school shall certify to the board satisfactory completion of not less than 60 semester cre***s in the mandatory and elective subject matter areas as provided in (a) and (b). All semester cre***s so certified shall have been earned in regular law school courses having as their primary and direct purpose the study of rules and principles of substantive and procedural law as they may arise in the courts and administrative agencies of the United States and this state.
    (a) Elective subject matter areas; 60?'cre*** rule.
    Not less than 60 semester cre***s shall have been earned in regular law school courses in the subject matter areas generally known as: Administrative law, appellate practice and procedure, commercial transactions, conflict of laws, constitutional law, contracts, corporations, cre***ors'' rights, criminal law and procedure, damages, domestic relations, equity, evidence, future interests, insurance, jurisdiction of courts, legislation, labor law, ethics and legal responsibilities of the profession, partnership, personal property, pleading and practice, public utilities, quasi?'contracts, real property, taxation, torts, trade regulation, trusts, and wills and estates. The 60?'cre*** subject matter requirement may be satisfied by combinations of the curricular offerings in each approved law school in this state.
    (b) Mandatory subject matter areas; 30?'cre*** rule.
    Not less than 30 of the 60 semester cre***s shall have been earned in regular law school courses in each of the following subject matter areas: constitutional law, contracts, criminal law and procedure, evidence, jurisdiction of courts, ethics and legal responsibilities of the legal profession, pleading and practice, real property, torts, and wills and estates.
    (c) Law school certification of subject matter content of curricular offerings.
    Upon the request of the supreme court, the dean of each such law school shall file with the clerk a certified statement setting forth the courses taught in the law school which satisfy the requirements for a first professional degree in law, together with a statement of the percentage of time devoted in each course to the subject matter of the areas of law specified in this rule.

    Túm lại , bác muốn hành nghề luật sư (hay ngôn chính danh thuận vỗ ngực xưng rằng ta là "attorney at law" tại tiểu bang wisconsin thì chả cần phải lấy học vị luật mà cái bar exam thì cũng có thể được miễn ( waive) luôn
    heheheheh thế này có đáng được chầu cà phê không nhể
    bác nào còn ấm ức không đọc được tiếng anh thì cá luôn cái vụ ... phát sinh sau chầu cà phê nhớ
  7. philatop

    philatop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Ở một số nước Pháp Luật phát triển thì khi kiện tục bắt buộc phải mời luật sư ví dụ như Đức, Mỹ, HK... còn một số nước như Việt Nam chúng ta, hay nước láng giêng TQ thì khác, bạn có thể mời luật sư nếu bạn có tiền, và nếu điều kiện không cho phép bạn có thể tự bào chữa cho mình`, trừ một số trường hợp đặc biệt phải có luật sư bào chữa cho bạn, chẳng hạn như trường hợp bạn có thể bị phán quyết tử hình .....
  8. motoaloccoc

    motoaloccoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2007
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    ...............................
    Hỏi chút nếu k phải?
    Bác làm tại YKVN hả....

Chia sẻ trang này