1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về nghĩa của Kiều và Vang trong hai bài ca dao

Chủ đề trong 'Văn học' bởi vietngu, 16/02/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vietngu

    vietngu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2011
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Xin các pác cho ý kiến về các từ bold sau trong hai bài ca dao :
    1. Muốn sang thì bắt cầu kiều
    muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
    2. Chưa đánh được người mặt đỏ như vang
    đánh được người rồi mặt vàng như nghệ.
    Và :
    Yêu nhau cởi áo cho nhau
    về nhà dối mẹ qua cầu gió bay.
    Trước đây, trong giảng dạy, các giáo sĩ tiến sư của ta ơ high school đều giảng là cởi áo tặng nhau.
    Xin hỏi áo đó là áo gì ạh. Và cởi ra tặng nhau thì vẫn về được chớ[-X
    Tuy nhiên, ngày nay các ma, quỷ ở higschool thì hiểu là :
    Cởi giúp nhau. Tức A cởi cho B và B cởi cho A. Kiểu như :
    Kỳ lưng cho nhau, săn sóc cho nhau...mang tính tương hỗ:))
  2. vietngu

    vietngu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2011
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    xin bổ sung thêm : cầu Kiều là cầu gì
  3. nguvanbaochi

    nguvanbaochi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    2.609
    Đã được thích:
    9
    Câu 1.

    - Từ sang trong câu ca dao (theo mình) có nghĩa là "đi qua sông", "sang sông", không phải là "giàu sang"
    - Cầu kiều có những cách lý giải khác nhau. Có người cho rằng cầu Kiều là lấy từ điển tích của Trung Quốc, tích ấy như sau (cái này mình tham khảo, coppy lại cho bạn):

    Tào Tháo đời Tam Quốc (220-264) có xây một cái đài bên sông Chương Hà tỉnh Hà Nam, đặt tên là Đồng Tước, cực kỳ tráng lệ, là nơi dùng tuyển chọn tất cả mỹ nữ về ở. Đồng Tước gồm một đài chính và 2 đài phụ 2 bên gọi là Ngọc Long và Kim Phượng. Đài chính và 2 đài phụ được nối với nhau bằng 2 cây cầu như 2 cầu vồng trên lưng chừng trời.

    Tào Thực (con Tào Tháo) có bài phú nói về Đổng Tước Đài, trong đó có 2 câu như sau:
    Liênnhị kiều vu đông tây hề, Nhược trường không chi đế đống.
    Nghĩa là:
    Bắchai cầu tây đông nối lại Như cầu vồng sáng chói không gian.

    Tào Thực dùng 2 chứ "đế đống" có ý muốn so sánh Đổng Tước Đài với cung A Phòng ngày xưa. Trong A Phòng cung phú củ Đỗ Mục có câu: "Trường kiều ngọa ba, vị vân hà long? Phức đạo hành không: bất tễ hà hồng?" (Cầu dài vắt ngang sông: chưa có mây sao có rồng? Hai đường bắc trên không: không phải mưa tạnh, sao có cầu vồng?)

    Sau đó, Khổng Minh đã lợi dụng 2 câu này để khích bác Chu Du đem quân đánh Tào Tháo, bằng cách đổi 2 câu trên thành:
    Lãm nhị Kiều ư đông nam hề, Lạc triêu tịch chi dữ cộng.
    Nghĩa là:
    Tìmhai Kiều nam phương về sống, Vui cùng nhau giấc mộg hồi xuân ...
    Bản gốc là xây 2 cây cầu nhưng Khổng Minh cố tình đổi thành rước 2 nàng Kiều (Tiểu Kiều là vợ Chu Du, Đại Kiều là vợ vua Đông Ngô). Chu Du nghe vậy tức quá, liên minh với Khổng Minh dùng hỏa công đốt Tào Tháo tại Xích Bích.


    Nên có người cho rằng chữ Kiều trong câu ca dao trên là ám chỉ cầu Kiều của Tào Tháo

    Nhưng, theo ý kiến cá nhân, mình cho rằng "kiều" chỉ đơn giản là "cầu" mà thôi! (Kiều có nghĩa là cái cầu mà)

    Cũng có những ý kiến khác về câu ca dao này, mình thì ko thích cách lý giải này lắm, nhưng vẫn post ra đây để mọi ng tiện tham khảo:

    Bạn hãy để ý chữ "Sang" và "Kiều"; trong trường hợp này là sang trọng, lịch sự - mà muốn sang trọng lịch sự thì phải đi đôi với cái đẹp, cái thanh cao.Do vậy "kiều" ở đây chính là cái đẹp. Ví dụ: người con gái trông yêu kiều thướt tha....

    Nghe khiên cưỡng thế nào ấy nhỉ???


    Câu 2:

    Mình nghĩ chúng ta không nên để ý nhiều đến chữ "vang", thơ ca đừng hiểu theo nghĩa đen nhiều quá. "Mặt đỏ như vang" nghĩa là hống hách lắm, vênh vang, mặt đỏ lựng lên như vừa uống rượu, giống như Quan Công vậy. Nhưng khi đánh xong thì sợ, mặt vàng như nghệ luôn.

    Câu này nghĩa đen là chưa đánh được người thì hống hách, mặt đỏ tía tai. Đánh xong rồi mới biết hậu quả, mới thấy sợ hãi.


    Câu 3:

    "Cởi áo cho nhau" là cách nói ẩn dụ, ví von. Khi yêu nhau rồi, người ta sẵn sàng trao tặng nhau hết những gì mình có, không nghĩ cho bản thân nữa. Mình thấy câu ca dao này đáng yêu. Đáng yêu vì nó phản ánh đúng hành động và tâm trạng của người đang yêu. Nói dối áo mất vì "qua cầu gió bay" thì ai mà tin nổi hả zời? Đáng yêu thế chứ lị! [r32)]

Chia sẻ trang này