1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về nguyên tắc "quyền lực nhà nước thống nhất ..." trong dự thảo BCCT

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi littlesmile, 23/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hammer_sickle

    hammer_sickle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Tôi tự hỏi tại sao bạn không gởi những ý kiến này cho các báo. Có thể bạn đã gửi rồi nhưng tôi không biết...
    Có vài điểm tôi muốn hỏi lại bạn một chút.
    Thứ nhất là, tại sao bạn gọi là "Đổi mới II"? Tôi có thể hiểu bạn muốn nói "Đổi mới I" là đại hội Đảng 1986 chăng? Vậy cái khác biệt tạo nên một chất mới hoàn toàn giữa hai ''Đổi mới" là gì?
    Thứ hai, bạn bảo rằng "Đổi mới II phải trên cơ sở các tư tưởng pháp lý tiến bộ đã được thừa nhận chung". Trong khi đó bạn dư biết là VN đang theo thể chế chính trị nào. Nếu so về "tương quan lực lượng" thì rõ ràng thể chế mà VN đang theo là thiểu số, vậy thì tôi có thể hiểu theo ý của bạn, rõ ràng là thể chế này không phải đã "được thừa nhận chung". Đã vậy thì làm sao có thể "đổi mới" theo hướng xây dựng một cơ chế pháp lý phải được nhân loại "thừa nhận chung" được. Bởi thế mới nói, bác đề nghị như thế này chả khác nào bảo VN từ bỏ thể chế chính trị của mình. Và thế này thì không còn dừng lại chỗ "đổi mới" thôi, đúng không?
    Thứ ba, bác biết là, theo học thuyết Mác - Lênin, hệ thống tam quyền phân lập có cái ưu của nó là các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp thiết lập thành một thế chân vạc, chúng chế ngự lẫn nhau để không có cơ quan nào thật sự nắm quyền hành tuyệt đối. Sỡ dĩ Monstesquieur đề ra học thuyết này là do hoàn cảnh ra đời của CNTB. CNTB vừa chiến thắng trong cuộc chiến chống lại giai cấp phong kiến. Đặc điểm nổi bật của pháp luật chế độ PK là quyền hành tập trung quá lớn trong tay vua nên thể chế tam quyền phân lập được thiết lập vì lý do khắc phục nhược điểm đó. Tuy nhiên, cái nhược của thể chế tam quyền phân lập là, do 3 cơ quan tách biệt nhau nên hầu như quyền hành của Nghị viện (Quốc hội) bị vô hiệu hoá. Các nghị viên chỉ có quyền đề xuất nhưng không có quyền hành động để thực thi các đề xuất ấy. Vô hình chung, quyền của QH chỉ là hình thức trong khi đó QH là đại diện cho nhân dân. Vì vậy, nhân dân mặc nhiên không thể trực tiếp thực thi các quyết sách của mình.
    Quyền lực nhà nước thống nhất chính là cách mà CN Mác-Lênin đưa ra để đảm bảo quyền cho nhân dân là thế.
    Từ vấn đề thứ ba này dẫn đến vấn đề thứ tư. Bạn nói hoàn toàn đúng, "Nhân dân? không phải là một khối đồng nhất. ?oNhân dân? là những nhóm người có lợi ích, nhu cầu, ước vọng khác nhau". Và bạn cũng hoàn toàn đúng khi nói rằng "Như vậy, việc ghi nhận ?oquyền lực nhà nước thuộc về nhân dân? chỉ còn trên giấy tờ; vô nghĩa". Vâng, cái câu này, như Engels đã nói "Cần phải đứng trên cơ sở ấy [hiểu theo ý bạn là cơ sở nhân dân không là một khối đồng nhất]để đánh giá câu "Nhà nước nhân dân tự do" tức là đánh giá theo lý do cơ động tạm thời chính đáng của nó, cũng như theo tính chất không có căn cứ khoa học cuối cùng của nó; cũng phải đứng trên cơ sở ấy để đánh giá yêu sách của những kẻ gọi là những người vô chính phủ chủ nghĩa đòi ngày một ngày hai xóa bỏ ngay Nhà nước...". Vậy là đã rõ. Mỗi nhà nước đều nhằm mục đích trước tiên là bảo vệ lợi ích của một giai cấp nhất định, hay dùng từ của bạn, một nhóm người có lợi ích giống nhau nhất định mà nó là đại diện. Quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân nói chung và không bao giờ là như thế. ĐCS VN sử dụng cụm từ này thật ra là chỉ để ám chỉ rằng NN VN là của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, và vì họ chiếm đại đa số nên nói chung là nhân dân. Tất nhiên cũng là để phục vụ mục đích cổ động như Engels đã nói.
    Như vậy thì, rõ ràng về bản chất, khi VN chấp nhận lấy CN Mác-Lênin làm nên tảng lý luận, chấp nhận xây dựng đất nước theo đường lối XHCN thì tất nhiên là chấp nhận quyền lực NN thuộc về giai cấp mà nó là đại diện: giai cấp công nhân và nhân dân lao động, chứ không phải là nhân dân nói chung. Tuy nhiên, vì chỉ mới là quá độ lên CNXH nên trong chính sách kinh tế đã đưa ra những đổi mới như hiện nay.
    Còn vấn đề thứ năm, bạn nói không có nước nào hiểu được thế nào là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN khi chúng ta gia nhập WTO, vì thế chúng ta phải chú ý đến chuẩn mực quốc tế. Nhưng thực tế bạn đã thấy rồi. Trung Quốc vẫn gia nhập WTO mặc dù có thể cũng như đối với VN, chả có nước nào "hiểu" được "CNXH mang đặc sắc Trung Quốc" là gì. Chuẩn mực quốc tế mà bạn nói có vẻ đơn giản, nhẹ nhàng nhưng thật ra là cả một vấn đề cơ bản, phải không? Đó chỉ là cách nói tránh đi rằng các nước khác trên thế giới theo CNTB thì cứ theo quách đó mà làm đi, cho dễ hoà nhập. Nếu thế thì đã động đến vấn đề nguyên tắc, bản chất rồi còn gì!
    Thứ sáu, bạn cho rằng "quyền lực nhà nước xuất phát từ quyền lực nhân dân. Sẽ là rất tốt nếu thực thi quyền lực nhà nước trên một lý tưởng trong sáng. Bối cảnh VN hiện nay thì điều này không thực tế". Vậy thì bạn cho bối cảnh khi nào và ở đâu thì có thể thực hiện được điều này? Liệu các quốc gia tư bản hàng đầu ngày nay có thể thực thi được không? Không. Như bạn nói, nhân dân không là một khối thống nhất, dù là ở những quốc gia phát triển nhất hay kém phát triển nhất ngày nay. Vì thế, chỉ có thể thực thi được điều này khi nhân dân đã là một khối thống nhất. Nghĩa là khi không còn có sự phân biệt giai cấp, lợi ích giữa các nhóm người. Nhưng nếu thế thì còn cần NN làm gì nữa? Khi bạn nói "trên một lý tưởng trong sáng", tôi có thể hiểu là NN phải đứng ở vị thế trung lập, công minh, như một vị thánh hay đức chúa trời chẳng hạn. Thế thì tôi nói thẳng rằng, tôi không tin điều này có thể xảy ra và lịch sử đã chứng minh rằng nó không thể có. Không một nhà nước nào là nhà nước của nhân dân một cách chung chung.
    Cuối cùng là đề cập đến câu nói đầu tiên của bạn: DT BCCT được soạn ra bởi những cái đầu không đổi mới. Qua những gì tôi đã đọc ở những người có tư tưởng giống bạn, tôi thấy nổi lên một điều duy nhất: bạn và họ đòi hỏi phải đổi mới một cách tuyệt đối. Mà nếu thực hiện theo đó thì tất nhiên phải là thay đổi thể chế chính trị quốc gia. Và bạn biết rằng như thế thì không dừng lại ở chỗ chỉ là đổi mới, đúng không???

  2. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0

    Tôi chỉ phát biểu quan điểm của mình và không có ý định đối đáp với bạn về nguyên tắc này vì nó chỉ lãng phí thời gian.
    Nếu bạn chưa hiểu về "Đổi mới II" bạn có thể tìm đến chuyên trang "Vận hội mới, tầm nhìn mới" của VietnamNet (http://vietnamnet.vn/ )
    Các bài liên quan đến Đổi mới II:
    http://vietnamnet.vn/60nam/2006/02/545752/
    http://vietnamnet.vn/nhandinh/2006/02/545272/
    Về vấn đề ý thức hệ (CNXH và CNTB), bạn nên đọc bài của GS Tương Lai trên tạp chí Nghiên cứu Lập pháp.
    http://www.nclp.org.vn/News/nghiencuunhanuoc/2006/01/1027.aspx
    Bạn có thời gian thì hãy bình luận, đánh giá hay phê phán ở những diễn dàn báo chí chính thức như trên nhé.
  3. hammer_sickle

    hammer_sickle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn vì những link mà bạn gửi. Nhưng, bạn thật buồn cười! Chính bạn là người đưa ra vấn đề, rồi sau đó, bạn lại lắc đầu ''''không có ý định đối đáp với bạn về nguyên tắc này vì nó chỉ lãng phí thời gian", "có thời gian thì hãy bình luận, đánh giá hay phê phán ở những diễn dàn báo chí chính thức như trên nhé".
    Thứ nhất, tham gia diễn đàn nào chính thức hay không chính thức là chuyện riêng của tôi, không cần bạn phải bận tâm.
    Thứ hai, bạn không có ý kiến riêng của mình sao mà khi tranh luận với người khác bạn lại viện dẫn hàng lô báo chí. Vâng, tôi biết là bạn đọc nhiều nhưng khi bạn khởi xướng diễn đàn này, tôi cứ nghĩ là bạn có ý kiến riêng cơ!
    Được hammer_sickle sửa chữa / chuyển vào 20:01 ngày 28/03/2006
  4. hammer_sickle

    hammer_sickle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Seo một giai, một gái kô cãi nhau tiếp cho bà pon học hỏi những lý luận cao siêu về NN và pháp luật nhỉ.
    Iem Hâm mơ ơi.
    Tay lít tồ sờ mai í hắn hay thẹn thò lắm cơ, cứ cãi hăng một tí là hắn trốn mất tích, nên iem cứ nhẹ nhàng từ tốn ve vuốt hắn tí là hắn lại hì hục xông ra khí thế cho mà xem.

    Mà lít tồ cũng dở quá à ... Đã là trí thức thì phải có chính kiến chứ, sợ quá gì nhể. Ông không cãi lại iem hâm mơ thì tôi phụ cho ... không seo đâu, cần quái gì mà chỉ dừng lại việc cung cấp thông tin và dự báo viễn cảnh cho thiên hạ nhỉ.

    Nào nào, bây giờ ta lý luận tiếp nhé.

  6. lancelots

    lancelots Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Nếu quyền lực không được giám sát và người có quyền lực không phải chịu trách nhiệm chính trị trước nhân dân thì những sự việc đáng buồn như thế này có thể vẫn tiếp tục xảy ra:
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=130024&ChannelID=88
    Được lancelots sửa chữa / chuyển vào 17:01 ngày 30/03/2006
  7. tu_quocvttv

    tu_quocvttv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Than phiền

    --------------------------------------------------------------------------------
    Các bác máu chính trị quá đi mất.
    Mấy cái đề tài pháp lý "nguyên chất " thì chẳng ai thèm đếm xỉa cả. Đụng đến chế độ là um xùm cả lên...
    .................................................................................................................
    huuuu tôi rất đồng ý với ý kiến này ah!chúng nên đi vào vấn đề mang bản chất phap ly nhiều hơn>E thấy nhiều bác mang nặng tư tưởng chính trị wá.theo em, Quyèn lực ở bất kỳ nhà nước nào cũng thống nhất.Về mằt câu chữ,rất nhiều nưóc dã khẳng định là Nhà nước của dân,do dân,vì dân.khẳng định quyền lực Nhà nước là của Nhân Dân.Ở các nước Đa đảng thì sao?Họ có cương lĩnh không?
  8. washabi

    washabi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Mấy bác cứ làm như thể chính trị và pháp lý x có liên quan j` với nhau. Mấy cái báo cáo chính trị này có ảnh hưởng quyết định đến đạo luật do QH ban hành. Đảng đề ra đường lối, QH cụ thể hoá thành luật. Vậy tại sao lại ko bàn?
    Được washabi sửa chữa / chuyển vào 08:54 ngày 31/03/2006
  9. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Nói chung nguyên tắc "Quyền lực thuộc về nhân dân " là nguyên tắc cơ bản của hầu hết các chế độ cộng hoà. Nhưng nói thế chung chung lắm vì nhân dân hầu như không mấy khi thống nhất được ý kiến với nhau 100%. Vì vậy người ta phải đưa ra nguyên tắc theo đa số, đến nay vẫn chưa có nguyên tắc nào thay thế. Vậy có thể hiểu quyền lực thuộc về nhân dân có nghĩa là người hay hệ thống chính trị được đa số nhân dân đồng ý sẽ là thực thể lãnh đạo xã hội.
  10. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    1 đảng lãnh đạo thì không thể và không áp dụng phân quyền là dễ hiểu.
    Tập trung dân chủ-vấn đề tập trung quyền lực vào ai, dân chủ đến với ai.
    Quyền lực thuộc về nhân dân- vấn đề nhân dân có những quyên gì.
    Vòng vo tam quốc mấy cái lý thuyết sáo rỗng đó làm gì. Ở vN thử hỏi có ai có quyền cao hơn Tổng Bí thư.

Chia sẻ trang này