1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về những người tuổi Mậu Ngọ (1978) - Phần 10: Tháng 8 - Happy birthday to Thu vàng (5), Vânlương (7)

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi loi_hathanh, 04/06/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. algorithmvn

    algorithmvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    0
    Pù Luông - khu sinh thái vô giá
    (Nông nghiệp Việt Nam, 16/2/2004, tr. 12)
    Cách TX Thanh Hoá khoảng 130 km về phía Tây Bắc, trên địa phận của 2 huyện Quan Hoá và Bá Thước, có một địa danh còn nhiều bí ẩn mang tên Pù Luông. Thiên nhiên nơi đây là sự kết hợp tuyệt vời giữa hệ sinh thái núi đá vôi với hệ sinh thái núi đất và hệ sinh thái rừng độc đáo với nhiều loài động thực vật quý hiếm. Sự đa dạng về hệ sinh thái kéo theo sự khác nhau về thảm thực vật và động vật.
    Liên khu đá vôi Pù Luông - Cúc Phương bắt đầu từ cao nguyên Sơn La, là một điển hình quan trọng của thế giới và hệ sinh thái đá vôi. Đây cũng là khu vực rừng đá vôi đất thấp rộng lớn duy nhất còn lại ở Việt Nam. Khu hệ động vật hoang dã ở đây thuộc khu địa lý Bắc Trung Bộ và một phần khu hệ động vật Tây Bắc, với các loài đặc trưng như sóc bụng đỏ, bò tót, gà tiền mặt vàng. Đặc biệt đây là nơi sống thích hợp của các loài linh trưởng trong đó có voọc quần đùi trắng là loại quý hiếm, loại đặc trưng của Việt Nam. Những cánh rừng rộng lớn là nơi ngụ của nhiều loại thú, trong đó có nhiều loài quý hiếm như bò tót, hổ, báo gấm, báo hoa, beo, gấu, ngựa và gấu chó rồi nai, mang, tê tê, cú mèo, lợn rừng, dúi... Trong số này, có 36 loài ghi trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới, trong đó có 13 loài bị đe doạ tuyệt chủng ở mức toàn cầu. Và cũng không thể không kể đến những khu rừng nguyên sinh với nhiều loại cây gỗ quý tưởng như đã biến mất khỏi mặt đất nhưng lại được tìm thấy ở Pù Luông. Thiên nhiên nơi đây còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn trong những hang động là nơi trụ ngụ tuyệt vời của loài dơi, còn những khu rừng nguyên sinh thường xanh trên đấp thấp là môi trường sống quan trọng cho rất nhiều loài chim quý, như diệc nâu, hồng hoàng, khiếu mỏ dẹt...
    Núi rừng và muông thú quanh đây tưởng như sẽ mãi mãi như từ thủa hoang sơ, che giấu những bí ẩn tuyệt vời của thiên nhiên nếu như con ngươì không lấn sâu vào rừng và bắt đầu tàn phá thiên nhiên. Cùng với nạn săn bắn thú rừng, khai thác gỗ và lâm sản trái phép, người dân nơi đây vẫn quen canh tác với phương pháp lạc hậu từ xưa là đốt nương làm rẫy đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới rừng đầu nguồn và đe doạ những thảm thực vật quý giá và phá hoại môi trường sống của chính họ. Rừng cứ mất dần, môi trường thiên nhiên đang bị phá huỷ nghiêm trọng, nạn săn bắt thú rừng xảy ra liên miên. Những người yêu mến vùng đất này hiểu rằng nếu không hành động, Pù Luông có thể sẽ mất đi những gì quý giá nhất.
    Để bảo tồn và gìn giữ và phát triển khu rừng quý giá này, năm 1999, Nhà nước đã ra quyết định xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên tại đây. Từ đó, nơi đây trở thành Khu Bảo tồn thiên nhiên quốc gia Pù Luông với diện tích 17.662 ha. Sinh sống tại Pù Luông chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái và Mường, còn một số rất ít người Kinh, người dân ở đây đa số đều làm ruộng, làm nương rẫy và hầu hết đều sống phụ thuộc vào rừng. Trước đây, có khi một năm thì có đến vài tháng thiếu đói vì chỉ có 10% đất nông nghiệp. Một khó khăn nữa là tình trạng di dân tự do của đồng bào mường vì thiếu lương thực, cùng với tình trạng vơ vét tài nguyên rừng vẫn còn phổ biến nên rừng ngày càng cạn kiệt; nạn săn bắn thú rừng vẫn khó kiểm soát.
    Ngay từ những ngày đầu thành lập, ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhêin Pù Luông đã xác định ngay rằng, không thể bảo tồn mà không tính đến cuộc sống của người dân địa phương và muốn có hiệu quả, công tác bảo tồn phải được xây dựng và thực hiện với sự tham gia của cộng đồng. Công tác tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu rõ về mục đích của khu bảo tồn, trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc bảo vệ và phát triển rừng được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu.
    Chính quyền địa phương và Nhà nước đã hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao mức sống, góp công tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Chương trình khuyến nông, khuyến ngư bắt đầu được thực hiện. Nhiều cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế và phù hợp với điều kiện rừng như cây luồng, bò lai đã được đưa về áp dụng trong sản xuất. Hệ thống thuỷ lợi được cải tạo. Việc giao đất giao rừng cho dân được thực hiện để nhân dân tự mình quản lý chăn sóc rừng của mình. Nhân dân được hỗ trợ về tiền vốn và kỹ thuật để sản xuất, nhằm tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo.
    Việc nghiên cứu khoa học về khu bảo tồn thiên nhiên cũng được tiến hành, tập trung vào loại động vật quý hiếm như bò tót, voọc quần đùi, khiếu đầu hung mỏ dẹt và cây luồng - loại cây xoá đói giảm nghèo cho dân - vừa phủ xanh đất rrồng đồi trọc nhanh, lại có hiệu quả kinh tế rất cao.
    Điểm khó khăn trong xúc tiến du lịch sinh thái ở Pù Luông là điều kiện ăn ở vệ sinh còn yếu kém, hầu như chưa có hệ thống dịch vụ. Dự án của Tổ chức Động thực vật quốc tế (FFI) đã đề xuất việc cải tạo, xây dựng các khu vệ sinh gia đình du lịch để tạo điều kiện vệ sinh, thuận lợi cho khách du lịch. Dự án cũng đã soạn thảo cuốn cẩm nang hướng dẫn du lịch với ý tưởng cung cấp các dịch vụ làm thoả mãn khách du lịch trong đó có quảng bá cho lợi ích của ngành du lịch, phác thảo quy định áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh như nước uống, chuẩn bị đồ ăn, tình trạng sạch sẽ của khu vệ sinh, dịch vụ hỗ trợ mà người dân có thể phục vụ du khách...
    Khi du lịch Pù Luông được phát triển thì cuộc sống của người dân ở đây chắc chắn sẽ được cải thiện và nâng cao hơn. Đó cũng có nghĩa là họ có điều kiện hơn để giữ gìn và bảo vệ rừng - bảo vệ cho khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông một khu địa lâm nổi tiếng của đất nước với sinh cảnh độc đáo, có thảm thực vật và động vật vô cùng phong phú và quý hiếm.
    Hoàng Như Trang
  2. got_but_chi

    got_but_chi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2.552
    Đã được thích:
    0
    Gửi vào máy di động hả? tớ ko nhận đc. Chắc ở trên đó mất sóng
    Pù Luông ở Thanh Hóa giáp với Hòa Bình
    Chân tớ vẫn tập tễnh dưng mờ ở nhà nhiều chán, nên nịnh bợ chúng nó cho đi cùng
  3. algorithmvn

    algorithmvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    0
    Về rồi mà vẫn phê quá ,Gửi mọi người đoạn viết đầy cảm xúc về Pù Luông nhé . Tớ seach ra , không biết là của ai viết
    Đường xuyên rừng Pù Luông
    Luông là tên núi. Nủa là tên sông. Những con đường chạy ngang dọc vùng núi đá Pù Luông phần nhiều là đường mảnh, lại cheo leo. Sâu phía dưới đường 15C, thung lũng mùa lúa chín bạt ngàn một màu vàng chói chang. Chúng tôi vẫn đi, mải miết trên vùng đất của người Thái, Bá Thước - Thanh Hoá.
    Đêm tiễn đưa
    Chiều hôm chúng tôi đến, nhà trưởng bản Hà Văn Khoa làm cơm đãi khách. Bản nằm sát chân dãy Pù Luông. Khách đến đa phần là người Thái, lội bộ từ bản Kho Mường, Eo Kến, bản Son bên kia thung lũng sang. Cậu con trai cả được về thành phố học là chuyện lớn, cả khách lẫn chủ đều vui. Rượu men lá chảy suốt đêm, uống mãi không say. Bữa cơm mừng có cá suối Nủa nướng nguyên con, có măng đắng lấy trên Núi Lớn ?" núi Pù Luông. Trưởng bản Khoa bảo, núi Pù Luông có hai dải sóng đôi, uốn lượn như hai con rồng lớn đang quần nhau, quẫy đạp vần vũ suốt một vùng trời đất. Núi đá vì thế điệp điệp trùng trùng không nguôi. Người già ở Lũng Cao, Cổ Lũng kháo rằng, chỗ đôi rồng quẫy đạp ngày trước giờ thành một thung lũng rộng, phẳng lặng, trải dài ngút ngàn suốt một dải nối vùng Mai Châu (Hoà Bình) xuôi hướng Tây Nam, xuống phía dưới sông Mã đoạn qua Cành Nàng (Bá Thước, Thanh Hoá). Đất rồng phục hổ chầu, lạ kỳ là người học hành đến nơi đến chốn không nhiều.
    Thung lũng Pù Luông ngày chúng tôi tìm đến bạt ngàn lúa, lúa trải rộng, lúa mạ vàng con suối Nủa, suối Chăm. Đêm ấy là đêm đầu tiên chúng tôi ngủ lại bản Nủa. Phía đầu nguồn suối Nủa, phía núi, tiếng nước trào ra từ lòng núi đá nghe rõ lắm, hổn hển, gấp gáp?
    Thung lũng không có gió
    Pù Luông có một cái gì đó rất giống, rất gần gũi với vùng núi đá vôi Cúc Phương (Ninh Bình). Những dải núi đá vôi xám, những cánh rừng nguyên sinh còn sót lại trên chót vót núi cao, những bầy voọc quần đùi trắng thưa đàn hay ít nhất, một con đường. Chúng tôi tin, ở đâu đấy trong đất Pù Luông phải có một con đường, một con đường mảnh thôi nối vùng núi đá Bá Thước với vùng rừng núi Ninh Bình, Hoà Bình sát phía Đông Bắc. Như chân với tay, như núi liền núi, rừng sát rừng. ấy là một con đường, đường xuyên rừng Pù Luông.
    Đường 15C rẽ nhánh ngay ngã ba Co Lương, rìa thị trấn Mai Châu bên tả ngạn sông Mã. Con đường chuyển hướng tây nam, bỏ lại đường 15A, đường thượng đạo nối suốt một dải phía tây Thanh ?" Nghệ Tĩnh. Sông Mã lúc này ở xa lắm rồi, sông không chạy trong lòng Pù Luông mà vòng qua, thẳng như kẻ chỉ xuống phía nam, qua đất Hồi Xuân, Quan Hoá. Đo hết chiều dài vùng núi Bá Thước, sông chuyển dòng vắt ngang sang phía đông. Dãy Pù Luông gặp lại sông Mã ở phía nam vùng. Sông như túi nước khổng lồ, gom cạn nước vùng Pù Luông. Trong thung lũng, lúa lúc nào cũng tươi roi rói, mượt mà như nhung. Suối Chăm, hạ nguồn suối Nủa kẹt giữa hai dải núi lớn sau cùng đổ ra sông Mã phía gần thị trấn Cành Nàng. Phía trên đỉnh Pù Luông lớn, trên cao độ 1.700m nhìn xuống, suối Chăm mỏng mảnh, hờ hững như chiếc khăn choàng màu nắng cô gái Thái dệt ngày sang hè?
    Chúng tôi lầm lũi men dọc theo con suối Pưng, bên dãy Pù Luông lớn. Phía trên đầu, trên dãy Pù Luông nhỏ, đường 15C loang lổ sau trận mưa sớm. Rặt một màu đất đỏ. Rừng tre thấp xanh biếc ken dầy dưới chân núi, hoa trẩu xuyên, hoa sưa trắng muốt muộn mùa vẫn còn thưa thớt. Qua bản Hang, vượt suối sang Eo Kến, chúng tôi dò dẫm tìm đường về Kho Mường. Bản thượng nguồn suối Pưng. Trời xanh không một gợn gió, cái nóng âm ỉ, ri rỉ như vết thương chưa lành trên cây keo lá chàm. Bản Hang, bản Eo Kến và phần nhiều bản người Thái trong Pù Luông, những Pả Ban, Pà Khà, Cao Hoong, Son, Hiêu chìm lấp trong những rừng cau gầy gò nhưng cao vút, đong đưa, đong đưa. Xanh ngằn ngặt. Im ắng không một tiếng chó sủa. Dưới thung lũng vẫn bạt ngàn một màu vàng chói chang, màu vàng của lúa, của nắng tháng tư hoà lẫn những trong cơn gió quẩn nhỡ mình rơi xuống.
    Bản Kho Mường lọt thỏm trong góc khuất của dãy Pù Luông lớn. Sâu hun hút phía dưới một con dốc dài. Bản thưa người, chỉ độ mươi nóc. Trưởng bản Nếch ngồi nhìn chúng tôi ăn cơm, dường như áy náy. Bản ít khách, bữa cơm chỉ có bát canh cải thái rối. Ông bảo: ?oPù Luông như cái chai thắt cổ, đường điện cũng mới vào đến trung tâm, các anh vào đường nào ra đường ấy. Không sang được đất Ninh Bình đâu!?. Đấy là ông nói giấu, ông là trưởng bản, ông biết rõ lắm. Người Thái Pù Luông vẫn cắn răng vượt núi sang bên kia đất Hoà Bình, Ninh Bình buôn bán. Mà là đi bộ, mất cữ nửa ngày. Mua con lợn giống đi mất một ngày thì khổ quá, chẳng sung sướng gì. Thế nên ông giấu. Phía thượng nguồn suối Pưng, máy thuỷ điện nhỏ xếp thành dãy dài, bóng đèn điện chỉ đủ leo lét. Thung lũng vẫn không có một gợn gió.Đường về sông Mã Sáng hôm dời bản Nủa, Phượng, cô con gái út trưởng bản Hà Văn Khoa đứng tiễn tôi dưới gốc me già đầu bản. Sát bên con suối Nủa. Chúng tôi xuôi dòng sông Mã, xuôi xuống phía dưới đất Cẩm Lương, Cẩm Thuỷ (Thanh Hoá) rồi ngược lên phía bắc, mạn Vụ Bản về Nho Quan (Ninh Bình). Phía ấy chỉ cách Pù Luông một dải núi. Một dải núi đá mua con lợn giống mất một ngày đường. phía đầu nguồn suối Nủa, phía núi Pù Luông lớn, tiếng nước trào ra từ lòng núi đá nghe hổn hển, gấp gáp.
    Được algorithmvn sửa chữa / chuyển vào 16:35 ngày 18/06/2007
  4. hoangthuy

    hoangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2003
    Bài viết:
    3.057
    Đã được thích:
    2
    Bạn Thủy định đi Sầm Sơn à
    Tặng bạn cái đường link
    http://www9.ttvnol.com/forum/f_233/926873.ttvn
    Hehehe... chúc vui.
  5. sunflowers1007

    sunflowers1007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2003
    Bài viết:
    1.949
    Đã được thích:
    0
    Phù!!! Chúng tớ đi chơi về mệt fờ râu, sau cái chuyến 70 km đường khủng khiếp, gian khổ về thì người ngợm đau nhừ. Trèo đèo, lội suối, có những đoạn thì bùn lầy trơn tuột. Nhiều lúc tớ cứ đòi xuống đi bộ, một fần là để cho xế dễ xử lý hơn khi đi trên con đường đó, fần lớn là vì tớ chỉ sợ bị xoè thôi, mà xoè ra đấy thì khủng khiếp lắm.
    Cho cả nhà xem con đường đau khổ chúng tớ đã đi qua:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Sợ chưa? Lơ mơ cứ gọi là trôi xuống vực nhá
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Dù fải chịu nhiều gian khổ, nhưng bù lại chúng tớ được thưởng thức những cảnh quan cực kỳ đẹp.
  6. algorithmvn

    algorithmvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    0
    Sun ơi , ảnh tắm suối rất tình của mấy tiên ông đâu rồi ?
    Đường đi khó nhiều khi tự an ủi "Tuy khó nhưng vẫn có đường mà đi" nhưng cái đoạn vượt ghềnh đường chẳng ra đường thế này thì biết mần răng bây chừ ??
    [​IMG]
    Được algorithmvn sửa chữa / chuyển vào 17:15 ngày 18/06/2007
  7. leson1978

    leson1978 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Bài viết:
    1.211
    Đã được thích:
    0
    ảnh của đội phù luông nhìn hãi quá ..tớ nhát gan nhìn tý ngất
  8. algorithmvn

    algorithmvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    0
    Nhìn ghê vậy thôi, nhưng đi cũng thường vì mọi người đều chi sẻ với nhau những lúc khó khăn
    [​IMG]
  9. sunflowers1007

    sunflowers1007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2003
    Bài viết:
    1.949
    Đã được thích:
    0
    Hehe ảnh các tiên ông tắm suối đây, fải công nhận trông tình tứ quá đi
    [​IMG]
    Được sunflowers1007 sửa chữa / chuyển vào 17:24 ngày 18/06/2007
  10. Vanluong_hn

    Vanluong_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    0
    HT chỉ được cái nhanh tay nhanh chân hất nước vài người bạn bè thôi . SS thì chả có j mà đi cả. Hạ Long cũng vậy, lại cũg tệ nạn dịch vụ same same SS thoai.
    Or tớ có ý kiến là đi biển Xuân Thành - Hà Tĩnh. Rồi lúc ra tạt vào Pù Mát (Con Cuông, Nghệ An) chơi cái nhể . Cả nhà cho ý kiến nhé. Tớ thì tán thành cái nửa đầu 2 tay. Vì đi biển từ Hà Tĩnh vào mới trong, xanh chút. Chứ, SS thì..... ........ tớ ở nhà cho lành.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này