1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về Phật Giáo

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi qwertzy2, 20/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Bác Hong đã tiếp cận được điều tôi muốn nêu trong bài "Hình thức và bản chất của đạo". Nhà Phật phải qua 1 giai đoạn CƯỜI. Cười là một sự giác ngộ, chính SỰ NGHỊCH LÝ TRONG TƯ DUY ĐÃ TẠO RA CÁI CƯỜI. Theo tôi nghĩ sau cái cười là việc sắp đặt lại những suy nghĩ, những ngộ nhận trước đó (như khái niệm vô thức hay giấc ngủ của tâm lý học hiện đại). Vượt qua nghịch lý và mâu thuẫn ta sẽ chú tâm vào hành vi của chính mình, và hành vi của người giác ngộ sẽ đẩy lùi được những mâu thuẫn vốn có của mọi sự việc. Cái ấy có thể gọi là sự tịnh tiến, hay làm điều thiện cho chính bản thân mình 1 cách có ý thức nhất.
  2. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Cho đến đây, ta đã bàn nhiều về Phật giáo căn bản, với nào Tứ Diệu Đế, nào Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, Nghiệp Báo vân vân. Tôi cho rằng cho đến đây, những cái căn bản nhất của đạo Phật đã được viết ra, cho nên topic này cần được định hướng lại theo một hướng phát triển mới.
    Do đó, tôi đề nghị, chúng ta bàn về cái Phật giáo thượng thừa, cái mà trong box này từ trước đến nay chưa ai dám đá động đến. Ý tôi muốn nói là, chúng ta sẽ bàn về BỒ TÁT ĐẠO, đặt nền tảng trên KINH HOA NGHIÊM, và về khái niệm đi kèm, rất vi diệu và khó hiểu: NHẬP PHÁP GIỚI. Song, đây là một chủ đề rất khó, và tôi không dám trèo cao, và không dám lộng ngôn về lĩnh vực cốt lõi này của đạo Phật. Cho nên tôi đề nghị chúng ta sẽ viết tiếp topic này một cách hợp tác. Để khơi mào thảo luận, xin tạm đặt trước một vài câu hỏi:
    Thứ nhất, các học giả thường nói rằng, thế giới mà nền vật lý tương lai miêu tả sẽ là thế giới của Hoa Nghiêm. Vậy thì thế giới đó như thế nào ? Có đặc điểm ra sao và được miêu tả như thế nào trong kinh Hoa Nghiêm ?
    Thứ nhì, cái nhìn nào là hợp lý cho câu chuyện về Thiện Tài Đồng Tử sau khi đi học hỏi ở nhiều nơi nhập vào lỗ chân lông của ngài Phổ Hiền Bồ Tát, rồi nhập pháp giới ?
    Thứ ba, phẩm Nhập Pháp Giới có giá trị như thế nào so với toàn kinh Hoa Nghiêm, và kinh Hoa Nghiêm có giá trị như thế nào so với toàn đạo Phật ?
    Và dĩ nhiên, thứ tư, thế nào là nhập pháp giới và vai trò của nó cụ thể là gì ? Là một cứu cánh ? Mối liên hệ giữa nhập pháp giới và bồ tát đạo là gì ?
    Mời các cao thủ.
    Được qwertzy2 sửa chữa / chuyển vào 23:58 ngày 13/06/2005
  3. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Nói sai rồi.
    Cái cười trong đạo Phật không nhất thiết là một GIAI ĐOẠN của tư duy, và không nhất thiết xảy ra do mâu thuẫn trong tư duy, và cũng không nhất thiết là có tác động sắp xếp lại tư duy, giải quyết mâu thuẫn nội tại. Cái cười trong đạo Phật chủ yếu là cái cười liễu nghĩa trước một biển tâm uyên nguyên và vi diệu. Thiền sinh cười thì đã đành khi vừa giải quyết một mâu thuẫn nội tại nào đó, nhưng thiền sư cũng cười, và Phật chẳng phải đã cười hàm tiếu trước Ca Diếp đó ư ?
    Tran_Thang ăn nói hồ đồ và vô căn cứ quá. Chán thật.
    Được qwertzy2 sửa chữa / chuyển vào 01:03 ngày 14/06/2005
  4. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Khái niệm từ bi mà không có ham muốn thì tôi thấy chung chung quá. Thôi thay từ ham muốn bằng từ động lực vậy. Theo tôi đây là 2 cách gọi khác nhau còn bản chất vẫn là một. Người này gọi là từ bi, người kia gọi là bác ái.
    Tôi nghĩ tâm ban đầu của người ta ai cũng trong sáng cả. Nhân chi sơ tính bản thiện.
    2 bạn querty2 và buddha_vn có đồng ý với việc coi dục là một cái vòng tròn không?
  5. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Cái trong trắng trong tâm của một đứa trẻ khác với cái cái tĩnh lặng của người đạt được "định". một cái là không biết nên không nghĩ, không có khả năng nên không nghĩ.... còn một đằng là biết những vẫn không loạn, cảm nhận được tất cả nhưng lại không bị dẫn dắt bởi cảm giác. Hai cái này tuy cùng hiện tượng nhưng bản chất hoàn toàn khác nhau....
    Các bác nghĩ sao khi có người nói nhân chi sơ tính bản ác.
    honghoavi
  6. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Bạn voiconlontalonton giải thích quá rõ ràng rồi mà bạn vẫn còn không hiểu sao!!!!
    Không!!!!!!
    Có bài Kinh này có liên quan, Buddha__vn trích ra đây cho mọi người cùng tham khảo:
    http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-51.htm
    15.V. Bà-La-Môn (S.v,271)
    1) Như vầy tôi nghe.
    Một thời Tôn giả Ananda trú ở Kosambi, tại khu vườn Ghosita.
    2) Rồi Bà-la-môn Unnàbha đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Ananda những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Bà-la-môn Unnàbha thưa với Tôn giả Ananda:
    3) -- Do mục đích gì, thưa Tôn giả Ananda, Phạm hạnh được sống dưới Sa-môn Gotama?
    -- Với mục đích đoạn tận dục (chanda), này Bà-la-môn, Phạm hạnh được sống dưới Sa-môn Gotama.
    4) -- Có con đường gì, thưa Tôn giả Ananda, có đạo lộ gì đưa đến đoạn tận lòng dục?
    -- Có con đường này, này Bà-la-môn, có đạo lộ này đưa đến đoạn tận lòng dục.
    5) -- Con đường ấy là gì, thưa Tôn giả Ananda? Ðạo lộ ấy là gì đưa đến đoạn tận lòng dục?
    -- Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo tu tập như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành... tinh tấn định... tâm định... tu tập như ý túc câu hữu với tư duy định tinh cần hành. Ðây là con đường, này Bà-la-môn, đây là đạo lộ đưa đến đoạn tận lòng dục.
    6) -- Sự thể là vậy, thưa Tôn giả Ananda, thời một công việc liên tục (santaka), không có chấm dứt. Lấy dục mà trừ dục, sự kiện như vậy không xẩy ra.
    -- Này Bà-la-môn, về vấn đề này, tôi sẽ hỏi Ông. Nếu Ông kham nhẫn, xin hãy trả lời.
    7) Này Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Có phải trước có lòng dục (ý muốn) nơi Ông, thúc đẩy Ông: "Ta sẽ đi đến khu vườn". Sau khi Ông đến khu vườn rồi, lòng dục ấy được tịnh chỉ?
    -- Thưa vâng, Tôn giả.
    -- Có phải trước có tinh tấn nơi Ông, thúc đẩy Ông: "Ta sẽ đi đến khu vườn". Sau khi Ông đến khu vườn, tinh tấn ấy được tịnh chỉ?
    -- Thưa vâng, Tôn giả.
    -- Có phải trước có tâm nơi Ông, thúc đẩy Ông: "Ta sẽ đi đến khu vườn". Sau khi Ông đến khu vườn, tâm ấy được tịnh chỉ?
    -- Thưa vâng, Tôn giả.
    -- Có phải trước có tư duy nơi Ông, thúc đẩy Ông: "Ta sẽ đi đến khu vườn". Sau khi Ông đến khu vườn, tư duy ấy được tịnh chỉ?
    -- Thưa vâng, Tôn giả.
    8) -- Cũng vậy này Bày-la-môn, khi Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã đoạn, chánh trí, giải thoát. Lòng dục mà vị ấy có trước để chứng được A-la-hán thì khi chứng được A-la-hán rồi, lòng dục ấy được tịnh chỉ. Sự tinh tấn mà vị ấy có trước để chứng đạt A-la-hán, thì khi chứng được A-la-hán rồi, tinh tấn ấy được tịnh chỉ. Tâm mà vị ấy có trước để chứng đạt A-la-hán, thì khi chứng được A-la-hán rồi, tâm ấy được tịnh chỉ. Tư duy mà vị ấy có trước để chứng đạt A-la-hán, thì khi chứng được A-la-hán rồi, tư duy ấy được tịnh chỉ.
    9) Ông nghĩ thế nào, này Bà-la-môn, sự thể là vậy, thời một công việc có chấm dứt liên tục hay là một công việc không chấm dứt?
    -- Thực vậy, thưa Tôn giả Ananda, sự thể là vậy, một công việc có chấm dứt, không phải là một công việc không chấm dứt.
    10) Thật vi diệu thay, Tôn giả Ananda! Thật vi diệu thay, Tôn giả Ananda!... Từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
  7. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Sao tâm lúc nào cũng trong sáng vậy bác buddha_vn?
  8. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Tâm cùng khắp khôgn gian thời gian nên gọi là Như Lai , tâm có tánh giác ngộ nên gọi là Phật tính , Niết bàn , Tự tính chẳng qua là tên gọi khác của tâm mà thôi . Giống như nói mặt trời ngưng chiếu là vô lý , mặt trời lúc nào cũng chiếu , chỉ có mình ở bên tối nên không thấy thôi .
    Tâm như cái gương , chiếu soi nhưng không giữ gì cả , giữ là do bộ não phân biệt è è è Hết vốn rồi .
  9. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Thank bác dreamweaver, bác nói rõ hơn được không ạ? Sao tâm em nó cứ nhảy lung tung ấy
  10. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Các bạn hiểu sâu về phật giáo quá. Tôi còn mấy thắc mắc nữa, mong được các bạn giải thích
    1. Người ta bảo chín phương trời, mười phương phật. Vậy phật mà các bạn nói ở trên là phật cả mười phương hay phật của 1 phương thôi?
    2. Về bài kinh mà bạn buddha__vn trích dẫn thì tôi nhớ đến tác phẩm Tây du ký. Khi Tam tạng lấy kinh về và phơi sách trên một tảng đá thì khi tất cả các quyển đều mất trang cuối do bị dính với tảng đá. Các bạn nhận định về chuyện này thế nào?
    3.
    Theo tôi hiểu phật khuyên mọi người không nên nghe ai cả vì bản thân phật cũng không dám chắc 100% những điều phật nói là đúng. Như vậy phật đã giác ngộ hết chưa?

Chia sẻ trang này