1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về Phật Giáo

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi qwertzy2, 20/04/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Sau Ấn Độ rồi Trung Hoa, đạo Phật tiếp tục phát tán ra nhiều nước Á Đông khác và cuối cùng là đang trên đà xâm nhập xã hội Tây Phương ngày nay. Song tiến trình lịch sử này tôi xin tạm không nhắc đến (nhưng tôi sẽ nhắc đến sau), và tôi xin phép bắt đầu đề cập đến vấn đề trung tâm nhất của topic này: đó là giáo lý của đạo Phật.
    Nghiệp và luân hồi
    Một cách thô sơ, có thể nói nghiệp (mà tiếng Phạn gọi là karma) là định luật ăn và trả trên phương diện đạo đức. Nghiệp và luân hồi là hai khái niệm luôn đi kèm với nhau và là hai khái niệm nền tảng nhất của Phật pháp.
    Thật ra hai hái niệm này đã tồn tại ở Ấn Độ khá lâu trước khi đạo Phật ra đời, và đồng tồn tại ở nhiều nơi, nhiều nền văn minh trên thế giới: không riêng gì Ấn Độ, mà các nhà hiền triết Hy Lạp (như Plato) cũng đã đề cập đến luân hồi. Tuy nhiên khác với những người này, đức Phật là vị thầy đầu tiên có công giảng giải và khai triển lý thuyết nghiệp-luân hồi một cách thật cụ thể và chi tiết.
    Mọi thứ bắt đầu bằng một nhận xét rất tầm thường, mà bất cứ con người nào với khả năng nhận thức thông thường đều có thể tự tìm ra: hoàn cảnh giữa những người sinh ra trên mặt đất là KHÁC NHAU. Có người giàu, người nghèo, người khôn, người dốt ... vân vân và vân vân. Từ đó nảy sinh ra câu hỏi: nguồn gốc của sự khác nhau này là gì ? Liệu đó là kết quả hoàn toàn ngẫu nhiên của số mệnh, hay là hệ quả lôgíc của một vài tác nhân nào đó ? Chúng ta phải công nhận rằng, không có một người nào có chút lý trí lại đi cho rằng sự khác biệt này có nguồn gốc ngẫu nhiên ! Dưới góc nhìn khoa học thuần túy, chúng ta đặt nguồn gốc của sự khác biệt hoàn cảnh này tại: môi trường và di truyền của mỗi cá nhân.
    Tuy nhiên, nếu môi trường và bộ máy di truyền là hai tác nhân không thể bác bỏ được trong tiến trình tạo nên con người, thì chúng không thể được xem là những tác nhân duy nhất. Tôi lấy một ví dụ cụ thể: tại sao có những cặp song sinh, tuy có cùng hệ thống di truyền và trưởng thành trong cùng hoàn cảnh, lại phát triển những tính cách, hoặc tâm lý, hoặc mức độ thông minh, rất khác nhau ? Nếu như tính cách, bộ máy tâm thần hoặc mức độ thông minh một phần được môi trường và yếu tố di truyền tạo nên, thì môi trường và di truyền rõ ràng là không phải những "diễn viên" duy nhất trong tiến trình này. Cái chúng ta gọi là con người phức hợp hơn rất nhiều so với cái mà phát triển tự nhiên từ một tinh trùng và một trứng !!!!
    Đạo Phật tặng cho yếu tố siêu hình này cái tên: NGHIỆP, một biến số dựa vào những hành động quá khứ hay hiện tại của một con người. Với nghiệp, con người trở thành tác giả duy nhất của hạnh phúc hay đau khổ của chính họ, của thiên đường và địa ngục của chính họ.
    (còn tiếp)
  2. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Nghiệp (tiếp theo)
    Nhiều người lý luận rằng, nếu như cuộc sống hiện tại của ta hoàn toàn bị chi phối bởi những việc làm trong quá khứ thì NGHIỆP chẳng qua là một biến thể của thuyết định mệnh hay thuyết tiền định bởi vì chúng ta không còn một tự do nào để thay đổi cuộc sống hiện tại hay tương lai của ta. Theo họ, khái niệm nghiệp đã giết chết chủ trương tự do ý chí, và cuộc sống trở nên máy móc thuần túy. Nói một cách khác, một cuộc sống bị chi phối bởi nghiệp cũng giống như một cuộc sống mà trong đó mỗi hành động của ta đều được quyết đoán bởi một Thượng Đế toàn quyền ! Sự khác biệt duy nhất giữa nghiệp và Thượng Đế có lẽ chỉ là một trò chơi chữ ?
    Nhưng đức Phật chưa bao giờ rao giảng một chủ trương mang màu sắc tiền định đến thế. Chúng ta thử nghiên cứu cụ thể hơn là theo đạo Phật, Nghiệp tác động đến cuộc sống NHƯ THẾ NÀO ? Trong quyển Abhidhammatavara, đức Phật quy ra 5 tiến trình, hay năm định luật (cũng gọi niyama) để sắp xếp mọi lý thuyết, mọi hiện tượng mà con người có thể quan sát được, và nghiệp chỉ là một trong 5 loại này:
    (1) Utu niyama là định luật áp dụng cho những vật vô cơ, như những hiện tượng mùa màng, thời tiết. Sự luân phiên các mùa, các hiện tượng khí tượng, thiên nhiên, nhiệt độ vân vân và vân vân là một số trong những hiện tượng là đối tượng của Uta niyama.
    (2) Bija niyama là định luật áp dụng cho những sinh vật (hữu cơ), như cây cối, sinh vật vân vân. Hạt cơm từ cây lúa cho ra, hay là vị ngọt từ cây mía là những đối tượng của định luật này. Nếu đưa vào khoa học ngày nay, ta thấy mô hình tế bào hay lý thuyết di truyền có thể được xếp vào thể loại này, sự giống nhau của anh em sinh đôi cũng thế.
    (3) Kamma niyama - là định luật nhân quả, hay nghiệp, mà chúng ta đang bàn.
    (4) Dhamma Niyama là định luật của vạn pháp, chẳng hạn nói về những hiện tượng xảy ra khi một bồ tát đản sanh trong kiếp cuối cùng. Khoa học ngày nay có thể mang định luật trọng trường, hay bất kỳ định luật khoa học nào khác, hay lý do để một người nên ăn ở tốt lành, vào loại này.
    (5) Citta Niyama là định luật tâm lý và tâm thần, bàn về những tiến trình tâm lý, sự xuất hiện hay mất đi của ý thức... Nói chung là tất cả những hiện tượng tâm lý đều được đưa vào đây, kể cả những hiện tượng mà khoa học còn chưa hiểu rõ như thần giao cách cảm...vân vân.
    Năm định luật này phần lớn hoạt động trên cơ sở máy móc, nhưng con người - sinh vật CÓ Ý THỨC - trong một tầm giới hạn nào đó có thể kiểm soát và làm thay đổi những định luật nói trên.
    (còn tiếp)
  3. iU

    iU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2004
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn qwertzy2.
    Xin có lời ngợi khen : bạn thông suốt kinh điển và giảng Pháp hay vô cùng .
    Thân mến,
    iU
  4. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Xin cảm ơn sự ủng hộ và lời khen (hơi quá ) của bạn. Mời bạn một ly nhé !!!
    Nghiệp (tiếp theo)
    Một lần nữa, đức Phật không hề rao giảng những điều lố bịch như: Bạn sinh ra đã nghèo là vì nghiệp của bạn xấu, còn ông X bà Y sinh ra giàu có bởi nghiệp tốt của họ, cho nên bạn hãy tự hài lòng với quả báo của mình, và hãy cố gắng làm việc tốt để được giàu có trong đời sống sau. Thật vậy, khái niệm NGHIỆP không phải để bảo vệ người giàu có và để an ủi người nghèo bằng cách hứa với anh ta một cuộc sống vương giả ảo tưởng trong kiếp sau. Đức Phật không rao giảng rằng con người là nô lệ của nghiệp.
    Nãy giờ ta nói về nghiệp đã nhiều, nhưng một vấn đề cơ bản mà chúng ta có thể đặt ra trong đầu cho đến giờ vẫn chưa được giải đáp thoả đáng. Vấn đề đó là: nói cho cùng thì AI mới là người tạo tác nghiệp ? Nghiệp của ai ? Và AI, chủ thể nào, phải hứng chịu lấy hậu quả của nghiệp ? Cao tăng và nhà bình luận Phật học nổi tiếng Phật Âm (Buddhaghosa) đã viết, trong tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Vissudi Magga) của ông như sau:
    Có khổ đau hiện hữu,
    Nhưng không người chịu khổ.
    Có hành vi thiện ác,
    Nhưng không kẻ tạo ra.
    Niết bàn là sự thật,
    Nhưng không kẻ đi vào.
    Đường đạo rộng thênh thang,
    Nhưng không thấy được hành giả.

    Nói cách khác, tánh KHÔNG trong đạo Phật dường như mâu thuẫn với thuyết nghiệp báo. Người tin và hiểu Phật đúng đắn không thể mường tượng ra một bản thể, một sinh vật, hay bất cứ cái gì có thể thường trụ, có thể có một hình thức, một bản chất cố định và không chịu sự chi phối của vô thường. Đạo Phật nói rằng, tất cả hình thức, tất cả dạng, tính chất đều là những biểu hiện khác nhau từ những lực chi phối của nghiệp báo. Nói thẳng ra là: không có người nhận thức sau sự nhận thức, không có người ý thức sau ý thức, và cũng không có ai đằng sau hành động !
    Nếu đã nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn như thế, câu trả lời không còn khó tìm nữa. Chủ thể tạo tác nghiệp và hứng chịu nghiệp báo không gì khác hơn là Ý LỰC, mà đạo Phật gọi là cetana. Ý lực, hay nói nôm na hơn là ý muốn, hoặc tác ý, chính là chủ thể hành động, và cũng là chủ thể nhận thức . Ngoài tác ý ra, không có vật gì hay người nào gieo mầm nghiệp và hái quả nghiệp nữa cả. Phật đã bảo rất rõ ràng:
    Tác ý tức là nghiệp.
    Triết học phương Tây cũng có ý tưởng tương tự nhưng diễn đạt bằng những từ ngữ khác: Bản thân tư duy là người tư duy.
    Được qwertzy2 sửa chữa / chuyển vào 01:13 ngày 18/05/2005
  5. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Tôi đọc một bài viết có đoạn như thế này. Tự nhiên thấy thắc mắc, bạn nào giải thích được không
    "...Hai bên chánh điện của các chùa Phật Giáo thường có thờ ông Thiện và ông Ác. Ông Thiện là ngài Hộ Pháp và Ông Ác là ngài Tiêu Diện Đại Sỹ. Những ngày thơ ấu, khi còn ở chùa Viên Giác, những đêm nóng nực tôi thường ôm chiếu ra ngoài hiên chùa nằm ngủ. Có khi ngủ dưới chân ngài Hộ Pháp nhưng cũng có khi nằm dưới chân ngài Tiêu Diện. Nhiều đêm bị đánh thức bởi tiếng lá đa xào xạc, tôi ngước nhìn lên bàn thờ và bắt gặp đôi mắt của ngài Tiêu Diện Đại Sỹ đang trừng trừng nhìn xuống. Dù chẳng can tội gì, tay chân cũng cảm thấy run run. Khuôn mặt của ngài hung dữ quá, nhất là hai hàng lông mày xếch đến tận mang tai và chiếc lưỡi như có thể giãn dài tới tận chỗ tôi nằm.
    Mỗi khi nhìn tượng ngài Tiêu Diện, tôi tự hỏi tại sao nơi cửa thiền từ bi thanh tịnh lại thờ một vị có khuôn mặc hung dữ lúc nào cũng sẵn sàng gây hấn như thế. Tôi đem thắc mắc bạch với thầy trụ trì. Thầy bảo Phật Giáo Bắc Tông ngoài Phật Thích Ca Mâu Ni, còn thờ rất nhiều hình tượng của chư Phật và Bồ Tát. Mỗi vị tùy theo hạnh nguyện cứu người và cũng phát xuất từ căn cơ và hoàn cảnh của chúng sinh mà hóa thân trong một ngoại hình thích hợp. Ngài Tiêu Diện hàng phục ma vương, ác quỷ và hướng dẫn chúng đến nghe pháp mỗi ngày, trong lúc ngài hộ pháp lãnh đạo những người lương thiện. Và cũng để tôi khỏi bị chấp vào hình tướng khi hành xử ngoài xã hội, thầy dặn dò, Phật tính có trong mọi người, dù người thiện hay người ác. "
    Trích Ông Thiện, ông Ác.
    Tôi thắc mắc là phật đã phải cảnh giới cao nhất chưa? Vì tôi thấy phật vẫn chưa hết diệt dục, còn ham muốn xuống trần cứu khổ cứu nạn. Việc đấy sao không để cho bồ tát làm. Nhờ bạn nào giải thích luôn khái niệm phật tổ. Cám ơn trước.
  6. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn,
    Về thắc mắc của bạn, tôi xin chia làm ba phần và giải đáp (theo thiển ý của tôi) từng phần một. Các vị cao thủ có gì bỏ qua cho ạ.
    Thứ nhất: Phật đã đạt đến cảnh giới cao nhất chưa ?
    Xin thưa là danh từ CẢNH GIỚI được áp dụng cho CHÚNG SANH, chứ không thể đem ra áp dụng cho Phật. Đối với người đã giác ngộ thì pháp giới nhập lại làm một, hay nói đúng hơn là chính họ là pháp giới. Từ đó mới nói, đối với Phật không còn cảnh giới, cõi giới, thế giới vân vân gì gì nữa cả (tâm không còn nhị nguyên). Về vấn đề này, bạn có thể tìm hiểu thêm bằng cách tìm đọc cuốn Nhập Pháp Giới, của Nghiêm Xuân Hồng.
    Thứ nhì: Tại sao Phật vẫn còn dục, cho nên mới xuống trần cứu khổ cứu nạn ?
    Thứ nhất, ở đây có sự nhầm lẫn lớn giữa hai khái niệm căn bản: DỤC và TỪ BI. Việc cứu khổ cứu nạn đặt nền tảng trên lòng từ bi, chứ không phải tham dục. Thứ nhì, nên biết rằng, nói cho cùng thì cũng không có đấng thiêng liêng nào cứu khổ cứu nạn cả - cái này hoàn toàn đi ngược với đạo Phật - mà chỉ có cái TÂM của ta mới cứu ta thôi.
    Khi lên chùa lạy Phật, chính là bạn lạy cái TÂM, cái phật tánh trong người bạn. Khi niệm Phật, chính là bạn niệm cái tâm của mình.
    Thứ ba: Tại sao không để Bồ Tát xuống trần cứu khổ cứu nạn, mà Phật phải xuống làm gì ?
    Bạn cứ giữ trong đầu cái ý tưởng sau đây: Phật, Bồ Tát chính là pháp giới, bạn ạ. Cứu khổ cứu nạn là một hình ảnh ẩn dụ để cụ thể hoá, nhân cách hoá những đấng giác ngộ. Một lần nữa, không có người xuống trần cứu khổ cứu nạn, mà chỉ có chính ta mới cứu ta. Khi đã hiểu điều này thì bạn đã hiểu câu nói nổi tiếng sau đây của đức Phật:
    Thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn !
    (Trên trời dưới đất, chỉ có cái TA mới đáng được tôn kính. Nói cách khác: đừng thờ thần thánh chi hết, mà hãy thờ cúng cái tâm của chính mình). Hy vọng tôi giải thích không quá khó hiểu ?
    Được qwertzy2 sửa chữa / chuyển vào 18:05 ngày 18/05/2005
  7. chung_trinhquang

    chung_trinhquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của hạn hay vô cùng.
    Tôi rất khâm phục và cảm ơn bạn đã có những lời giải đáp cực hay cho mọi người.
    Xin vote cho bài viết 5 sao
  8. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn qwertzy2. (Tên bạn khó viết quá)
    Tôi còn một ít thắc mắc nữa. Nhờ bạn giải thích luôn. Tôi không biết mấy về từ chuyên ngành của đạo phật, nếu dùng sai thì bạn chỉnh sửa hộ luôn nhé.
    - Phật tổ và phật thường khác gì nhau? Có bao nhiều phật tất cả?
    - Có bao nhiêu cảnh giới (cấp bậc) của chúng sinh? Bao nhiêu cánh giới (cấp bậc) dưới chúng sinh và trên chúng sinh? Tôi muốn hỏi từ người lên bồ tát và phật thì phải qua bao nhiêu nấc?
    - Bạn giải thích phật cứu khổ cứu nạn là do lòng từ bi. Bồ tát cũng cứu khổ cứu nạn bằng lòng từ bi. Vậy chỉ cần bồ tát là đủ. Sao lại có phật nữa? Từ bi của phật và của bồ tát khác nhau thế nào?
  9. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Tôi giải thích luôn nhé:
    Phật là một danh từ chung, với nghĩa là: đấng đã giác ngộ.
    Phật Tổ là danh từ riêng, dùng để chỉ Phật Thích Ca Mâu Ni - tức là người đã thành đạo cách đây hơn hai ngàn năm ở Ấn Độ. Cách gọi Phật Tổ tuy dễ hiểu đối với người bình dân (bởi vì ngoài phật Thích Ca ra, lịch sử loài người không có ghi nhận một trường hợp giác ngộ nào khác), nhưng nó dễ gây nhầm lẫn bởi nó làm người không rành Phật tưởng phật Thích Ca là vị Phật ĐẦU TIÊN.
    Chuyển qua câu hỏi thứ 2 của bạn: đã có vô số vị Phật tự cổ chí kim. Trước Phật Tổ Thích Ca có vô số Phật đã thành đạo, và sau Phật Thích Ca cũng sẽ có vô số chúng sanh thành đạo:
    Ta là Phật đã thành. Chúng sanh là Phật sẽ thành.
    Nhưng đó là nói theo nghĩa thô thiển. Vì thực chất Phật chính là cái TÂM chứ không phải là một con người theo nghĩa vật chất mà ta thường dùng. Như vậy thì chỉ có một phật mà thôi, bởi vì cũng chẳng có hai tâm !
    Thật ra thì câu hỏi của bạn không có nghĩa lắm...
    Thứ nhất, Phật và Bồ Tát cùng cứu khổ thì có lẽ cũng không đâm ra thừa. Thứ nhì, và như đã nói ở trên, chỉ có một thế lực có tác dụng cứu độ duy nhất: cái TÂM. Phật hay Bồ Tát gì đi nữa thì cũng rốt cuộc được quy về cái Tâm mà thôi.
    Tôi đề nghị bạn thử đọc kinh Địa Tạng, chẳng hạn, dưới góc nhìn ẩn dụ, sẽ thấy rất thú vị. Bồ Tất Địa Tạng, cầm phương trượng gõ cửa từng tầng địa ngục để giải cứu chúng sanh, không ai khác hơn là cái Tâm của chúng sanh !
  10. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn boxwehn!
    Vấn đề này bạn qwertzy2 đã trả lời rồi và Buddha__vn nhất trí với ý kiến đó!!!
    Bồ tát cũng là một chúng sinh và ông ta cũng là người, vậy không có vấn đề từ người lên bồ tát.
    Còn nói về cảnh giới của bồ tát thì theo như trong Kinh Đại thừa thì có 50 nấc là: thập tín, thập hạnh, thập trụ, thập hồi hướng, và thập địa.
    Nói về bồ tát là theo kinh điển đại thừa, còn theo Phật giáo nguyên thuỷ thì chia chúng sanh ra hai loại Thánh_Phàm. Trong đó có bốn bậc thánh, gồm ba bậc hữu học là: Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, và một bậc Vô học là A La Hán số còn lại ngoài bốn quả vị Thánh nói trên gọi là Phàm.
    Phật cứu khổ cứu nạn nhưng không có tâm cứu khổ cứu nạn , giống nư mặt trời chiếu sáng nhưng không có tâm chiếu sáng, còn bồ tát thì vẫn có tâm. Phật cứu khổ cứu nạn nhưng không thấy mình là người cứu khổ cứu nạn, còn bồ tát cứu khổ cứu nạn và vẫn còn thấy mình là người cứu khổ cứu nạn. Đó là sự khác nhau giữa hai bên.

Chia sẻ trang này